Câu hỏi tự luận Ngữ văn 9 chân trời Bài 10: Sông Đáy

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 10: Sông Đáy. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 9 CTST.

Xem: => Giáo án ngữ văn 9 chân trời sáng tạo

BÀI 10: TIẾNG VỌNG NHỮNG NGÀY QUA

VĂN BẢN: SÔNG ĐÁY 
(15 câu)

1. NHẬN BIẾT (5 câu)

Câu 1: Trình bày hiểu biết của em về nhà thơ Nguyễn Quang Thiều

Trả lời:

- Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều sinh năm 1957 quê ở Hà Tây (nay là Hà Nội) 

- Ông là một nhà thơ hiện đại tiêu biểu của văn học Việt Nam, tham gia nhiều lĩnh vực như viết văn, viết báo, tiểu thuyết và khá thành công 

- Ông có phong cách thơ nổi bật chủ yếu về các đề tài gần gũi bên ngoài đời thực, thơ mang nét hồn nhiên và đẹp đẽ.

Câu 2: Bài thơ được viết theo thể loại nào? Nêu bố cục bài thơ

Trả lời: 

Thể loại: thơ tự do 

Bố cục chia 3 phần: 

- Phần 1 (Từ đầu đến “một mảnh sông đêm”: Sông Đáy trong miền kí ức thưở ấu thơ. 

- Phần 2 (Từ “Năm tháng sống xa quê” đến “giàn dụa nước mưa sông”): Niềm nhớ thương quê nhà da diết trong những năm tháng xa quê. 

- Phần 3 (Phần còn lại): Sông Đáy và nỗi xúc động nghẹn ngào ngày trở về quê hương.

Câu 3: Nêu xuất xứ và phương thức biểu đạt của bài thơ

Trả lời:

Câu 4: Nội dung chính của bài thơ là gì?

Trả lời:

Câu 5: Trình bày đặc điểm của nghệ thuật của bài thơ

Trả lời:

2. THÔNG HIỂU (5 câu)

Câu 1: Xác định chủ đề của văn bản và nêu một số căn cứ để xác định chủ đề.

Trả lời:

- Chủ đề: Quê hương 

- Căn cứ: 

+ Nhan đề: dòng sông quê hương 

+ Miêu tả về mẹ xuất hiện xuyên suốt từ đầu tới cuối bài thơ như một điệp khúc lặp đi lặp lại trong tâm trí của đứa con xa quê, làm sống dậy những kí ức về mẹ của nhân vật trữ tình. 

+ Ký ức tuổi thơ ở quê hương một phần của tuổi trẻ, phần kí ức ngọt ngào đẹp đẽ chẳng thể quên, là hình ảnh gắn kết tác giả với con sông Đáy quê hương

 

Câu 2: Hình ảnh sông Đáy hiện lên qua những mốc thời gian nào trong cuộc đời của nhân vật trữ tình? Các mốc thời gian được sắp xếp theo trình tự nào? Ý nghĩa của trình tự này là gì?

Trả lời:

- Hình ảnh sông Đáy hiện lên qua những mốc thời gian trong cuộc đời của nhân vật trữ tình: từ kí ức đến hiện tại, từ khi nhân vật trữ tình còn nhỏ, đến lúc lớn lên đi xa quê hương và cuối cùng là ngày trở về. 

- Ý nghĩa của trình tự thời gian: giúp mạch cảm xúc của tác giả được thể hiện rõ nét và chi tiết hơn, nhấn mạnh mối quan hệ mật thiết giữa sông Đáy với tác giả.

Câu 3: Hình tượng “em” mang lại những cảm xúc gì về sông Đáy trong tâm hồn của nhân vật trữ tình? Vì sao?

Trả lời:

Câu 4: Nêu một số đặc điểm hình thức của bài thơ (thể thơ, từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ, vần, nhịp,...) và cho biết tác dụng của hình thức ấy trong việc biểu đạt nội dung.

Trả lời:

Câu 5: Phân tích tình cảm, cảm xúc của người viết khi viết về Sông Đáy. Bài thơ cho thấy mối liên hệ nào giữa Sông Đáy với mẹ và kí ức của người viết?

Trả lời:

3. VẬN DỤNG (3 câu)

Câu 1: Lập dàn ý bài văn phân tích bài thơ Sông Đáy của Nguyễn Quang Thiều.

Trả lời:

1. Mở bài 

- Giới thiệu tác giả Nguyễn Quang Thiều và bài thơ Sông Đáy. 

- Nêu khái quát về nội dung và nghệ thuật của bài thơ. 

2. Thân bài 

a) Vẻ đẹp của con sông Đáy 

- Dòng sông Đáy chảy qua những địa danh quen thuộc, gắn liền với tuổi thơ tác giả, là quê hương, nơi nhà thơ sinh ra và lớn lên.

- Vẻ đẹp hiền hòa, thơ mộng của dòng sông: "bãi bờ xanh biếc", "lúa bờ dâu", "con thuyền nhỏ", "bóng trăng". - Sông Đáy là biểu tượng cho quê hương, cho ký ức tuổi thơ. 

- Sông Đáy như người mẹ hiền hòa cung cấp nước, phù sa nuôi sống cả một vùng thiên nhiên, con người. Cũng giống như người mẹ tần tảo làm lụng nuôi con. 

b) Tình cảm của tác giả đối với con sông Đáy - Yêu thương, gắn bó, trân trọng.

 - Nhớ nhung khi xa quê. 

- Tiếc nuối, day dứt khi chẳng thể níu ký ức trong tay, sông Đáy giờ một nơi, còn ta thì một nơi... 

- Ngày trở về gặp lại Sông Đáy, “tôi” đã khóc 

→ giọt nước mắt của sự thương xót cũng là giọt nước mắt của hạnh phúc. 

- Biết ơn con sông đã nuôi dưỡng tâm hồn mình. 

c) Yếu tố tượng trưng: con sông Đáy 

- Sông Đáy là quê hương, là tình mẫu tử, là tình yêu, và đôi lúc nó lại là một người bạn vô hình ở bên tác giả. 

+ Biểu tượng cho quê hương: Sông Đáy là một phần không thể thiếu của quê hương, chứng kiến những đổi thay của quê hương và là nơi lưu giữ những ký ức đẹp đẽ về quê hương.

+ Biểu tượng cho cuộc đời: chảy mãi không ngừng như dòng chảy của cuộc đời, có những lúc êm đềm, có những lúc dữ dội, là nơi gửi gắm những tâm tư, tình cảm của con người. 

d) Đặc sắc nghệ thuật 

- Thể thơ tự do. 

- Ngôn ngữ thơ giàu nhạc điệu và tinh tế. 

- Ngòi bút uyên bác và tạo được cái riêng. 

- Sử dụng nhiều hình ảnh thơ giàu sức gợi cảm. 

- Giọng thơ chân thành, tha thiết, thể hiện tình cảm sâu nặng của tác giả với quê hương. 

3. Kết bài 

- Khẳng định lại giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ. 

- Nêu cảm nghĩ của bản thân về bài thơ..

Câu 2: Viết bài văn phân tích bài thơ Sông Đáy của Nguyễn Quang Thiều.

Trả lời:

Câu 3: Từ nội dung bài thơ và những hiểu biết về văn hoá dân tộc, hãy lí giải vì sao tình cảm gắn bó, yêu thương với quê hương của người Việt đặc biệt sâu nặng. Tình cảm này liệu có thay đổi trong đời sống hiện nay?

Trả lời:

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Từ sự gợi nhắc của hình ảnh Sông Đáy qua văn bản, hãy chia sẻ về hình ảnh một con sông (trong thực tế hoặc trong văn học) đã để lại cho em những ấn tượng khó quên.

Trả lời:

Sông Hương là một con sông nổi tiếng tại miền Trung Việt Nam, chảy qua thành phố Huế. Hình ảnh của sông Hương với dòng nước êm đềm, những bờ cát trắng và những hàng cây xanh mát đã để lại trong em những ấn tượng tuyệt vời về vẻ đẹp tự nhiên của quê hương. Sông Hương cũng là biểu tượng văn hóa và lịch sử của Huế, với những cây cầu cổ kính và các công trình kiến trúc độc đáo nằm dọc theo bờ sông. Sông Hương mang đến cho em cảm giác yên bình và thanh thản, và là một nơi lý tưởng để thư giãn và tận hưởng vẻ đẹp thiên nhiên.

--------------------------------------

--------------------- Còn tiếp ----------------------

=> Giáo án Ngữ văn 9 Chân trời bài 10: Sông Đáy (Nguyễn Quang Thiều)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay