Câu hỏi tự luận Sinh học 7 kết nối tri thức Bài 42: Cơ thể sinh vật là một thể thống nhất

Bộ câu hỏi tự luận Sinh học 7 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 42: Cơ thể sinh vật là một thể thống nhất. Cấu trúc tuần tự trong thuật toán. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Sinh học 7 kết nối tri thức.

CHƯƠNG X: SINH SẢN Ở SINH VẬT

BÀI 42 - CƠ THỂ SINH VẬT LÀ MỘT THỂ THỐNG NHẤT

I. NHẬN BIẾT (4 câu)

Câu 1: Trình bày mối quan hệ giữa tế bào và cơ thể.

Trả lời:

  • Về cấu trúc: Tế bào là đơn vị cấu trúc của cơ thể vì mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ tế bào. Trong đó, cơ thể đơn bào được cấu tạo từ 1 tế bào; còn cơ thể gồm nhiều tế bào phân hóa thành mô, cơ quan, hệ cơ quan khác nhau cùng phối hợp thực hiện các hoạt động sống của cơ thể.
  • Về chức năng: Các hoạt động sống ở cấp độ tế bào là cơ sở cho các hoạt động sống ở cấp độ cơ thể. Ngược lại, các hoạt động sống ở cấp độ cơ thể điều khiển các hoạt động sống ở cấp độ tế bào, đảm bảo cơ thể là một thể thống nhất.

Câu 2: Trình bày mối quan hệ giữa tế bào, cơ thể sinh vật và môi trường.

Trả lời:  

Mối quan hệ giữa tế bào, cơ thể sinh vật và môi trường: Nhờ cơ thể lấy chất dinh dưỡng, nước, chất khoáng và O2 từ môi trường mà tế bào thực hiện được quá trình trao đổi chất để lớn lên, sinh sản và cảm ứng, từ đó giúp cơ thể thực hiện được các hoạt động sống.

 

Câu 3: Cơ thể có những hoạt động sống nào?

Trả lời:

Cơ thể có các hoạt động sống là: trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng, sinh trưởng và phát triển, cảm ứng, sinh sản.

 

Câu 4: Trình bày mối quan hệ giữa các hoạt động sống.

Trả lời:

Mối quan hệ giữa các hoạt động sống: Các hoạt động sống trong cơ thể có mối quan hệ qua lại chặt chẽ với nhau.

  • Quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng cung cấp vật chất và năng lượng đảm bảo cho cơ thể sinh trưởng và phát triển, sinh sản và cảm ứng.
  • Ngược lại, các quá trình sinh trưởng, phát triển, sinh sản và cảm ứng có tác động trở lại đối với quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong cơ thể sinh vật.

 

II. THÔNG HIỂU (4 câu)

Câu 1: Lấy ví dụ về mối quan hệ giữa tế bào và cơ thể.

Trả lời:

Ví dụ: Cơ thể trẻ em lúc sinh ra chỉ nặng 3 kg, nhờ sự phân chia tế bào mà cơ thể lớn lên trở thành người trưởng thành nặng 50 kg.

Câu 2: Lấy ví dụ về mối quan hệ giữa tế bào, cơ thể sinh vật và môi trường.

Trả lời:

Ví dụ: Lá lấy nguyên liệu từ môi trường để thực hiện quang hợp, tạo ra các chất hữu cơ cung cấp cho các tế bào và cơ thể để thực hiện các hoạt động sống, các chất thải từ thực vật cũng điều tiết các yếu tố môi trường (độ ẩm, nhiệt độ,…).

Câu 3: Lấy ví dụ về một số hoạt động sống của cơ thể.

Trả lời:

Ví dụ: khi chạy, hệ vận động làm việc với cường độ lớn. Lúc đó, các hệ cơ quan khác cũng tăng cường hoạt động, tim đập nhanh và mạnh hơn, mạch máu dãn (hệ tuần hoàn), thở nhanh và sâu (hệ hô hấp), mồ hôi tiết nhiều (hệ bài tiết),...

 

Câu 4: Lấy ví dụ về mối quan hệ giữa các hoạt động sống.

Trả lời:

Ví dụ: Ở thực vật, sự trao đổi chất giữa thực vật với môi trường (hút nước và khoáng, trao đổi khí) giúp thực vật có nguyên liệu thực hiện quá trình quang hợp. Nhờ có quá trình quang hợp, thực vật có nguồn chất hữu cơ để tạo ra vật chất và năng lượng cho các hoạt động sống như sinh trưởng, phát triển, cảm ứng, sinh sản..

III. VẬN DỤNG (4 câu)

Câu 1: Khi chúng ta vận động mạnh, cơ thể sẽ nóng lên và tiết mồ hôi nhiều. Sự tiết mồ hôi có ý nghĩa gì?

Trả lời:

Ý nghĩa: Giúp cơ thể tỏa nhiệt, duy trì nhiệt độ cơ thể ở mức bình thường, các quá trình sống trong cơ thể diễn ra bình thường. Nếu thân nhiệt quá cao thì hệ thần kinh và các cơ quan khác có thể bị ảnh hưởng.

 

Câu 2: Em hãy nêu một ví dụ thể hiện mối quan hệ giữa hoạt động của các hệ cơ quan trong cơ thể.

Trả lời:

Ví dụ: Hệ tuần hoàn hoạt động ® đảm bảo lưu lượng máu đến hệ hô hấp ® hệ hô hấp sẽ lấy đủ oxygen và thải carbon dioxide hiệu quả.

Câu 3: Vì sao nói “cơ thể người là một hệ thống mở”?

Trả lời:

Vì giữa cơ thể người luôn trao đổi, tác động qua lại với môi trường thông qua quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng.

Câu 4: Vì sao động vật thường tích lũy mỡ dưới da dày hơn vào mùa đông?

Trả lời:

Đây là cơ chế tự điều chỉnh của động vật. Lớp mỡ dày dưới da có tác dụng cách nhiệt giúp tránh mất nhiệt và giữ ấm cho cơ thể đồng thời dự trữ năng lượng.

IV. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Lấy ví dụ để chứng minh cơ thể sinh vật là hệ thống mở và tự điều chỉnh.

Trả lời:

Ví dụ: Ở người, khi nhiệt độ môi trường cao hoặc vận động mạnh làm cơ thể nóng lên, hệ mạch dưới da giãn ra, lỗ chân lông mở ra,… mồ hôi tiết ra làm mát cơ thể; khi cơ thể ở môi trường có nhiệt độ thấp, các mạch máu dưới da co lại để tránh mất nhiệt qua lỗ chân lông và có hiện tượng run để làm ấm cơ thể.

Câu 2: Vì sao kiến thức về cơ thể sinh vật là một thể thống nhất quan trọng trong nghiên cứu về di truyền học và sự tiến hóa?

Trả lời:

Kiến thức về cơ thể sinh vật là một thể thống nhất đóng vai trò vô cùng quan trọng trong nghiên cứu về di truyền học và sự tiến hóa vì những lý do sau đây:

  • Di truyền học:
  • Sự thống nhất của cơ thể sinh vật là cơ sở cho quá trình di truyền, nơi mà thông tin di truyền được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
  • Hiểu biết về cơ thể sinh vật là một thể thống nhất giúp xác định cơ sở di truyền của các đặc điểm hình thái, cấu trúc và chức năng của sinh vật.
  • Sự thống nhất trong cơ thể sinh vật tạo điều kiện cho việc nghiên cứu về cơ chế di truyền và biểu hiện gen liên quan đến khía cạnh khác nhau của sinh vật.
  • Sự tiến hóa:
  • Cơ thể sinh vật là một thể thống nhất cung cấp dữ liệu vô cùng quan trọng để nghiên cứu về sự phát triển và thích nghi của các loài sinh vật trong môi trường sống.
  • Sự thống nhất trong cấu trúc cơ thể giúp hiểu rõ hơn về các biến đổi trong gen và di truyền qua các thế hệ, từ đó phân tích sự thích nghi và tiến hóa của loài.
  • Nghiên cứu sự thống nhất của cơ thể sinh vật có thể giúp tiến hóa học giải thích cách mà các tính chất và đặc điểm của sinh vật đã phát triển theo thời gian và qua nhiều thế hệ khác nhau.

 

Câu 3: Vì sao sau khi ăn no nên nghỉ ngơi và tránh vận động mạnh?

Trả lời:

Vì quá trình tiêu hóa thức ăn cần điều động năng lượng và một lượng máu lớn giúp tiêu hóa, hấp thụ các chất dinh dưỡng hiệu quả; nếu hoạt động ngay sau khi ăn, lưu lượng máu sẽ cần cung cấp nhiều cho cơ bắp hoặc não bộ, giảm lưu lượng máu đến hệ tiêu hóa, làm giảm hiệu suất quá trình tiêu hóa.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Sinh học 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay