Câu hỏi tự luận tiếng việt 4 kết nối tri thức Bài 13: Viết - Luyện viết mở bài, kết bài cho bài văn kể lại một câu chuyện

Bộ câu hỏi tự luận tiếng việt 4 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 13: Viết - Luyện viết mở bài, kết bài cho bài văn kể lại một câu chuyện. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học tiếng việt 4 Kết nối tri thức

CHỦ ĐỀ: TRẢI NGHIỆM VÀ KHÁM PHÁ

BÀI 13: CON VẸT XANH

VIẾT: LUYỆN VIẾT MỞ BÀI, KẾT BÀI CHO

BÀI VĂN KỂ LẠI MỘT CÂU CHUYỆN

I. NHẬN BIẾT

Câu 1: Một bài văn thông thường có mấy cách mở bài?

Trả lời:

Một bài văn thông thường có hai cách mở bài:

 - Cách mở bài trực tiếp

 - Cách mở bài gián tiếp.

 

Câu 2: Thế nào là mở bài trực tiếp?

Trả lời:

Mở bài trực tiếp là cách mở bài giới thiệu ngay vào câu chuyện

 

Câu 3: Mở bài gián tiếp là mở bài như thế nào?

Trả lời:

Mở bài gián tiếp là giới thiệu câu chuyện kết hợp nêu bối cảnh được nghe, đọc, hoặc nêu cảm nghĩ, kỉ niệm gắn với câu chuyện.

Câu 4: Ưu điểm của cách mở bài trực tiếp?

Trả lời:

Ưu điểm của cách mở bài trực tiếp: ngắn gọn, dễ tiếp nhận, dễ viết và thường được sử dụng nhiều đảm bảo không bị lạc đề.

 

Câu 5: Nêu nhược điểm của cách mở bài trực tiếp? Cho ví dụ về cách mở bài trực tiếp.

Trả lời:

- - Nhược điểm của cách mở bài trực tiếp: đi thẳng vào vấn đề cho nên không tạo được điểmn nhấn và hứng thú chi người đọc.

 - Ví dụ về cách mở bài trực tiếp:

Đề bài: “Giới thiệu về một người mà em quý nhất” thì cách viết mở bài trực tiếp “Người mà em quý nhất là bố của em….”

 

II. THÔNG HIỂU

Câu 1: Ưu điểm của mở bài gián tiếp?

Trả lời:

Ưu điểm của mở bài gián tiếp: được đánh giá cao, thu hút bởi vì yêu cầu của mở bài này đòi hỏi phải sử dụng ngôn ngữ tốt, khéo léo để dẫn vào bài.

 

Câu 2: Nêu nhược điểm của mở bài gián tiếp? Cho ví dụ về cách mở bài gián tiếp?

Trả lời:

 - Nhược điểm của mở bài gián tiếp: dễ lan man, lạc đề

 - Ví dụ về cách mở bài gián tiếp:

Đề bài: “Giới thiệu về một loài hoa mà em yêu thích” thì cách viết mỏ bài gián tiếp cho đề bài như sau:

  Chưa có mùa xuân nào vườn hoa nhà em lại nở nhiều bông như năm nay. Chúng như đang đua nhau khoe sắc, tỏa hương trong vườn. Nào hồng, nào huệ, nào cúc, rồi lay ơn, thược được… cây hoa nào cũng đẹp cũng thơm. Nhưng em thích nhất vẫn là cây hoa hồng do chính tay ông nội trồng cách nay mười năm, nó cũng gắn liền với tuổi thơ em vây.

 

Câu 3: Cho hai mở bài sau:

1. Cô bé Lọ Lem là câu chuyện cổ tích nổi tiếng mà trẻ em trên khắp thế giới đều từng được nghe kể.

2. Em được mẹ tặng cuốn sách có nhan đề 108 truyện cổ tích hay nhất thế giới. Đọc cuốn sách em thấy thú vị nhất là câu chuyện “Cô bé Lọ Lem”.

Em hãy sắp xếp vào nhóm mở bài thích hợp?

Trả lời:

1. Cô bé Lọ Lem là câu chuyện cổ tích nổi tiếng mà trẻ em trên khắp thế giới đều từng được nghe kể.

ð Mở bài trực tiếp.

2. Em được mẹ tặng cuốn sách có nhan đề 108 truyện cổ tích hay nhất thế giới. Đọc cuốn sách em thấy thú vị nhất là câu chuyện “Cô bé Lọ Lem”.

ð Mở bài gián tiếp.

 

Câu 4: Viết mở bài gián tiếp cho bài văn kể lại câu chuyện mà em yêu thích?

Trả lời:

 - Viết mở bài gián tiếp cho bài văn kể lại câu chuyện “Tấm cám”:

   Trong kí ức tuổi thơ của mỗi người, ai mà chưa từng một lần được chìm đắm trong thế giới của truyện cổ tích do bà, do mẹ kể lại. Và trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, không thể không nhắc đến Tấm Cám - một câu chuyện quá quen thuộc.

 

Câu 5: Có mấy cách viết kết bài cho bài văn kể lại một câu chuyện?

Trả lời:

Có hai cách viết kết bài cho bài văn kể lại một câu chuyện:

 - Kết bài mở rộng

 - Kết bài không mở rộng

 

III. VẬN DỤNG

Câu 1: Thế nào là cách kết bài mở rộng? Cho ví dụ về cách kết bài mở rộng.

Trả lời:

 - Kết bài mở rộng là nêu suy nghĩ, cảm xúc,…và những liên tưởng, suy luận được gợi ra từ câu chuyện.

 - Ví dụ về cách kết bài mở rộng:

  Câu chuyện “Cô bé lọ lem” mặc dù đã kết thúc nhưng thế giới của những hoàng tử, công chúa, những bà tiên với phép màu kì diệu vẫn khiến em thao thức mãi. Ước gì trong giấc mơ, em được bước vào thế giới thần tiên ấy.

 

Câu 2: Kết bài không mở rộng là gì?

Trả lời:

Kết bài không mở rộng là nêu suy nghĩ và cảm xúc về câu chuyện.

 

Câu 3: Đọc và xác định cách kết bài của mỗi đoạn dưới đây?

1. Em rất thích câu chuyện “Sọ dừa”.

2. Qua nhân vật “Sọ Dừa” nhân dân ta khi xưa muốn ngợi ca tình yêu một tình yêu trong sáng, không hám danh lợi, tình yêu chung thủy, không vì cái ngoại hình bên ngoài mà chia rẽ được tình cảm lứa đôi. Vì tình yêu con người ta có thể vượt qua được tất cả những khó khăn, thử thách. Đó chính là ước muốn, thông điệp của nhân dân qua hình ảnh nhân vật “Sọ Dừa”.

Trả lời:

 - Xác định cách kết bài:

1. Kết bài không mở rộng

2. Kết bài mở rộng

 

IV. VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Viết kết bài mở rộng cho bài văn kể lại câu chuyện mà em yêu thích?

Trả lời:

 - Viết kết bài mở rộng cho bài văn kể lại câu chuyện “Tấm cám”:

  Cô Tấm xinh đẹp, dịu hiền lại chịu thương chịu khó. Cô Tấm đẹp người đẹp nết ấy là biểu tượng của nhân dân Việt Nam. Qua truyện cổ tích Tấm Cám em càng hiểu hơn câu nói của dân gian “Ở hiền thì lại gặp hiền- Người ngay thì được Phật, Tiên độ trì”

 

Câu 2: Qua bài học chúng ta cần ghi nhớ điều gì?

Trả lời:

 - Có hai cách viết mở bài và hai cách viết kết bài cho bài văn kể lại một câu chuyện:

 + Mở bài trực tiếp: giới thiệu ngay vào câu chuyện. Mở bài gián tiếp: nói chuyện khác để dẫn vào câu chuyện

 + Kết bài mở rộng: nêu suy nghĩ, cảm xúc…và những liên tưởng, suy luận được gợi ra từ câu chuyện. Kết bài không mở rộng: nêu suy nghĩ và cảm xúc về câu chuyện.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận tiếng việt 4 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay