Câu hỏi tự luận tiếng việt 4 kết nối tri thức Bài 14: Viết - Lập dàn ý cho bài văn kể lại một câu chuyện

Bộ câu hỏi tự luận tiếng việt 4 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 14 - Viết - Lập dàn ý cho bài văn kể lại một câu chuyện. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học tiếng việt 4 Kết nối tri thức

CHỦ ĐỀ: TRẢI NGHIỆM VÀ KHÁM PHÁ

BÀI 14: CHÂN TRỜI CUỐI PHỐ

VIẾT: LẬP DÀN Ý CHO BÀI VĂN KỂ LẠI MỘT CÂU CHUYỆN

I. NHẬN BIẾT

Câu 1: Trước khi lập dàn ý cho bài văn kể lại một câu chuyện em cần có bước chuẩn bị gì?

Trả lời:

Trước khi lập dàn ý em cần có bước chuẩn bị về câu chuyện muốn kể.

Câu 2: Phần mở bài em cần xác định mở bài như thế nào?

Trả lời:

Mở bài cần giới thiệu câu chuyện theo cách mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp.

Câu 3: Em sẽ chuẩn bị những gì về câu chuyện muốn kể để lập dàn ý?

Trả lời:

Chuẩn bị:

 + Tên câu chuyện muốn kể

 + Lí do chọn câu chuyện

 + Trình tự các sự việc diễn ra các sự việc.

Câu 4: Kể chuyện là gì?

Trả lời:

Kể chuyện là kể lại một chuỗi sự việc có đầu có cuối, liên quan một hay một số nhân vật. Mỗi câu chuyện cần nói lên được một điều có ý nghĩa.

Câu 5: Khi viết bài văn kể chuyện cần phải xác định câu chuyện như thế nào?

Trả lời:

Khi viết bài văn kể chuyện, ta phải xác định được cốt truyện, xem chúng gồm những sự việc gì, diễn biến và kết thúc ra sao. Các nhân vật trong chuyện có hành động, lời nói, ý nghĩ, tình cảm như thế nào,…

II. THÔNG HIỂU

Câu 1: Tiêu chí của một bài văn kể chuyện hay là gì?

Trả lời:

Một bài văn kể chuyện hay phải bộc lộ được một cách rõ ràng chủ ý của người kể, có cốt truyện rõ ràng, có nhân vật xác định với những đặc điểm tính cách rõ nét, lời kể sinh động, có cảm xúc.

Câu 2: Thân bài của bài văn kể lại một câu chuyện chúng ta cần làm gì?

Trả lời:

Thân bài kể câu chuyện theo trình tự các sự việc, chú ý kể đủ các nhân vật, tình huống chính…của câu chuyện.

Câu 3: Khi viết xong bài văn kể lại một câu chuyện cần phải đọc soát lại điều gì?

Trả lời:

Khi viết xong bài văn kể lại một câu chuyện cần chú ý đọc soát lại:

 - Trình tự sắp xếp các việc.

 - Dùng từ, đặt câu.

 - Chính tả, chữ viết.

Câu 5: Phần kết bài của bài văn kể lại một câu chuyện kết bài như thế nào?

Trả lời:

Phần kết bài nêu suy nghĩ, cảm xúc…và những liên tưởng, suy luận về câu chuyện (theo cách kết bài mở rộng) hoặc chỉ nêu suy nghĩ, cảm xúc của câu chuyện (theo cách kết bài không mở rộng)

III. VẬN DỤNG

Câu 1: Lập dàn ý kể lại một câu chuyện cổ tích mà em yêu thích?

Trả lời:

1. Mở bài: Giới thiệu về câu chuyện cổ tích mà em muốn kể: Câu chuyện Cây khế.

2. Thân bài: Kể lại nội dung câu chuyện Cây khế theo trình tự thời gian

 - Một gia đình nọ có hai người con trai, người anh tham lam, lười biếng, còn người em chăm chỉ, tốt bụng

 - Khi cha qua đời, người anh lấy hết gia sản, chỉ chia cho em trai một cây khế già và một túp lều tranh cạnh cây khế

 - Người em trai không nản lòng, vẫn tiếp tục chăm chỉ làm lụng, giúp đỡ bà con và chăm sóc cây khế già

 - Mùa quả năm đó, cây khế rất sai trái, nên thu hút một con chim thần đến ăn mỗi ngày

 - Thấy chim ăn nhiều quả, người em trai bèn ra than thở với chim, mong chim đừng ăn quả nữa

 - Chim thần dặn dò người em may túi ba gang để đưa anh đi lấy vàng, trả công cho số khế đã ăn, nhờ vậy người em trở nên giàu có

 - Người anh thấy em giàu có hơn, lân la sang hỏi chuyện

 - Khi biết chuyện, người anh đổi cả gia tài lấy cây khế của em trai, rồi ngày ngày chờ chim thần đến

 - Khi chim thần đến, người anh trai bắt chước em ra than thở, được chim hứa hẹn dẫn ra đảo lấy vàng

 - Vì tham lam, người anh may túi 12 gang, nên khi lấy vàng đầy túi, sức nặng khiến chim không bay nổi

 - Khi bay qua biển lớn, bất ngờ có bão, vì chở quá nặng nên chim rớt xuống biển. Chim thần dùng sức bay khỏi mặt biển, còn người anh trai vì buộc túi vàng lên người nặng quá nên nhanh chóng chìm sâu.

3. Kết bài: Suy nghĩ của em về ý nghĩa của câu chuyện cổ tích “Cây khế”.

Câu 2: Để có một dàn bài linh hoạt hợp lí chúng ta cần thực hiện những gì?

Trả lời:

Để có một dàn bài linh linh hoạt chúng ta cần thực hiện xây dựng nhân vật, chọn lọc các chi tiết có ý nghĩa nhất, sắp xếp các sự việc một cách tự nhiên…

Câu 3: Phương pháp làm bài văn kể lại một câu chuyện là gì?

Trả lời:

 - Bước 1: Đọc (tái hiện) lại nội dung câu chuyện cần kể. Chú ý nhớ kĩ những sự việc chính, những chi tiết quan trọng để có thể kể lại đúng và đủ theo thứ tự nội dung cốt truyện.

 - Bước 2: Tóm tắt nội dung chuyện theo ý lớn của từng đoạn (trong 5-7 câu).

 - Bước 3: Ghi vào vở nháp dàn ý vắn tắt của chuyện (các nhân vật chính, các tình tiết chính trong phần mở đầu, diễn biến và kết thúc câu chuyện).

 - Bước 4: Dựa vào dàn ý vắn tắt, dùng lời văn của mình kể lại từ đầu đến cuối câu chuyện một cách rõ ràng, rành mạch và đầy đủ.

IV. VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Cần lưu ý đến câu từ như thế nào khi lập dàn ý?

Trả lời:

Cần chọn từ, đặt câu, chọn chi tiết,…và có thể sử dụng cả văn đối thoại để làm câu chuyện thêm phần sinh động.

Câu 2: Thế nào là một bài văn kể chuyện hay?

Trả lời:

Một bài văn kể chuyện hay phải bộc lộ được một cách rõ ràng chủ ý của người kể, có cốt truyện rõ ràng, có nhân vật xác định với những đặc điểm tính cách rõ nét, lời kể sinh động, có cảm xúc

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận tiếng việt 4 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay