Câu hỏi tự luận tiếng việt 4 kết nối tri thức Bài 19: Đọc - Thanh âm của núi

Bộ câu hỏi tự luận tiếng việt 4 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 19: Đọc - Thanh âm của núi. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học tiếng việt 4 Kết nối tri thức

CHỦ ĐỀ: NIỀM VUI SÁNG TẠO

BÀI 19: THANH ÂM CỦA NÚI

ĐỌC: THANH ÂM CỦA NÚI

 

I. NHẬN BIẾT

Câu 1: Tây Bắc là vùng nào của nước ta?

Trả lời:

Tây bắc là vùng núi phía Tây ở miền Bắc nước ta.

 

Câu 2: Lên Tây Bắc sẽ nghe được thanh âm gì của núi?

Trả lời:

Lên Tây Bắc sẽ nghe được thanh âm của núi là tiếng khèn của người Mông.

 

II. THÔNG HIỂU

Câu 1: Tiếng khèn của người Mông đã để lại ấn tượng gì cho du khách?

Trả lời:

Tiếng khèn của người Mông đã để lại ấn tượng sẽ thấy nhớ, thấy thương, thấy vương vấn trong lòng...Âm thanh tiếng khèn của người Mông có thể làm say cả những du khách khó tính nhất.

 

Câu 2: Theo em, cảm xúc vấn vương của du khách là cảm xúc như thế nào?

Trả lời:

Cảm xúc vấn vương của du khách là thường nghĩ đến, nhớ đến, không dứt ra được.

 

Câu 3: Khèn của người Mông được chế tác như thế nào? Những liên tưởng gợi ra từ hình dáng cây khèn?

Trả lời:

Khèn của người Mông chúng tôi được chế tác bằng gỗ cùng sáu ống trúc lớn, nhỏ, dài, ngắn khác nhau. Sáu ống trúc tượng trưng cho tình anh em tụ hợp. Chúng được xếp khéo léo, song song trên thân khèn. Nhìn và tưởng tượng thêm một chút thấy chúng như dòng nước đang trôi. Dòng nước đó chở thứ âm thanh huyền diệu, chảy mãi từ nguồn lịch sử cho đến tận bến bờ hiện tại.

Câu 4: Theo em hiểu huyền diệu có nghĩa là gì?

Trả lời:

Huyền diệu là rất kì lạ, không thể hiểu hết được.

 

Câu 5: Tại sao tiếng khèn trở thành báu vật của người Mông?

Trả lời:

Tiếng khèn trở thành báu vật của người Mông vì:

 - Tiếng khèn gắn bó với người Mông mỗi khi lên nương, xuống chợ. 

 - Tiếng khèn hoà với tiếng cười reo vang náo nức khắp làng bản mỗi độ xuân về. 

III. VẬN DỤNG

Câu 1: Nội dung của bài đọc là gì?

Trả lời:

 - Nội dung của bài đọc: tiếng khèn của người Mông là nét văn hóa quý báu, cần được lưu giữ bảo tồn.

 

Câu 2: Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong bài đọc?

Trả lời:

 - Biện pháp so sánh: Nhìn và tưởng tượng thêm một chút chúng như dòng nước đang trôi.

 - Biện pháp nhân hóa: Dòng nước đó đó thứ âm thanh huyền diệu, chảy mãi từ nguồn lịch sử cho đến tận bến bờ hiện tại.

 

Câu 3: Qua bài đọc em hiểu gì về vùng núi Tây Bắc?

Trả lời:

Qua bài đọc em hiểu về vùng núi Tây Bắc có những thanh âm đặc trưng của miền núi tiêu biểu là tiếng khèn của người Mông là một báu vật gần gũi gắn bó với cuộc sống và truyền lại cho thế hệ sau này.

 

IV. VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Đoạn cuối của bài đọc muốn nói đều gì về tiếng khèn và người thổi khèn?

Trả lời:

Đoạn cuối bài đọc muốn nói những nghệ nhân thổi kèn vẫn đang miệt mài lưu giữ bản sắc văn hóa. Họ thuộc về tuyệt tác của thiên nhiên và tiếng khèn của họ sẽ sống mãi với mảnh đất nơi đây để lan tỏa vẻ đẹp này không chỉ ngày hôm nay mà còn mãi về sau.

 

Câu 2: Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì?

Trả lời: 

Câu chuyện muốn nói với chúng ta thanh âm miền núi là những nét đjep giá trị tinh thần quý báu của dân tộc ta cần lưu giữ và giữ gìn.

 

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận tiếng việt 4 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay