Câu hỏi tự luận tiếng việt 4 kết nối tri thức Bài Ôn tập và đánh giá giữa học kì I

Bộ câu hỏi tự luận tiếng việt 4 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài Ôn tập và đánh giá giữa học kì I. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học tiếng việt 4 Kết nối tri thức

CHỦ ĐỀ: ÔN TẬP VÀ ĐÁNH GIÁ GIỮA HỌC KÌ I

PHẦN I: ÔN TẬP

TIẾT 1 – 2

Câu 1: Dựa vào nội dung đã học, em hãy cho biết những chủ đề đã học ở giữa kì I?

Trả lời:

 Những chủ đề đã học ở giữa kì I bao gồm hai chủ đề:

 - Chủ đề 1: Mỗi người một vẻ

 - Chủ đề 2: Trải nghiệm và khám phá.

 

Câu 2: Dưới những đoạn trích dưới đây, hãy nói tên bài đọc?

STTĐoạn tríchTên bài đọc
1Cậu hiểu ra: Cậu vẫn là cậu, anh Khánh vẫn là anh Khánh hai anh em chỉ giống nhau bề ngoài thôi. 
2Thằn lằn xanh trở về với của mình và thích thú đi kiếm ăn vào ban ngày. Tắc kè quay trở lại bức tường thân yêu và vui vẻ đi tìm thức ăn vào buổi tối.  
3Cuối cùng cô cũng hiểu ra: Khi giữa tách trà và đĩa có một chút nước thì tách trà sẽ đứng yên 
4

Cái chữ rơi xuống nương

Mùa cho bông trĩu hạt

Cái chữ bay lên ngàn

Rừng ríu ran chim hát

 

Trả lời:

STTĐoạn tríchTên bài đọc
1Cậu hiểu ra: Cậu vẫn là cậu, anh Khánh vẫn là anh Khánh hai anh em chỉ giống nhau bề ngoài thôi.Anh em sinh đôi
2Thằn lằn xanh trở về với của mình và thích thú đi kiếm ăn vào ban ngày. Tắc kè quay trở lại bức tường thân yêu và vui vẻ đi tìm thức ăn vào buổi tối. Thằn lằn xanh và tắc kè
3Cuối cùng cô cũng hiểu ra: Khi giữa tách trà và đĩa có một chút nước thì tách trà sẽ đứng yênNhà phát minh 6 tuổi
4

Cái chữ rơi xuống nương

Mùa cho bông trĩu hạt

Cái chữ bay lên ngàn

Rừng ríu ran chim hát

Gặt chữ trên non

 

Câu 3: Nội dung của bài “Tập làm văn” là gì?

Trả lời:

Nội dung của bài “Tập làm văn”: Kể về quá trình quan sát cây hoa hồng để hoàn thành bài tập làm văn của cậu bé.

 

Câu 4: Hãy nêu nội dung của một trong số những bài đọc mà em nhớ nhất?

Trả lời:

Em nhớ nhất là nội dung của bài 7 “Những bức chân dung”: câu chuyện muốn nói rằng mỗi người đều có một vẻ đẹp riêng, không ai giống ai.

 

Câu 5: Hãy cho biết danh từ có những loại cụ thể nào? Từ những câu dao trên hãy xác định các loại danh từ?

1. Thấy dừa thì nhớ Bến Tre

Thấy bông sen nhớ đồng quê Tháp Mười

2. Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa

Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh

3. Mây kéo xuống biển thì nắng chang chang

Mây kéo lên ngàn thì mưa như trút.

Trả lời:

 - Danh từ có hai loại chính: danh từ chung và danh từ riêng trong đó bao gồm

 + Danh từ chung: chỉ người, chỉ sự vật, chỉ hiện tượng tự nhiên.

 + Danh từ riêng: chỉ tên người, chỉ tên địa lí.

 Danh từ chung Danh từ riêng 
Chỉ ngườiChỉ vậtChỉ hiện tượng tự nhiênTên ngườiTên địa lí
nàngChùa, dừa, bông sen, đồng quê, phốMây, biển, nắng, mưaTô ThịBến Tre, Tháp Mười, Dồng Đăng, Kỳ Lừa

TIẾT 3 – 4

Câu 1: Nêu tên các bài thơ đã học ở giữa kì I?

Trả lời:

 - Các bài thơ đã học ở giữa kì I:

 + Gặt chữ trên non

 + Bầu trời trong quả trứng

Câu 2: Tìm động từ trong đoạn văn sau?

Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn.

Trả lời:

Động từ trong đoạn văn: tử, co cẳng, đạp, lia, vũ, đi, soi gương.

Câu 3: Cho các từ sau:

Ghi chép, chạy nhảy, lượn lách, giặt giũ

Các từ trên thuộc nhóm từ loại nào? Tìm thêm ba thuộc nhóm từ loại đó?

Trả lời:

 - Các từ trên thuộc nhóm từ loai: động từ

 - Ba từ thuộc nhóm động từ: huýt sáo, đu đưa, đánh võng

 

Câu 4: Em hãy tìm câu chủ đề cho đoạn văn sau:

Bài ca có thể là lời của cô gái. Nhân buổi sáng đi thăm đồng, lòng phơi phới ngắm nhìn cảnh đồng quê tràn đầy sức sống, cô thấy chính cô cũng tươi trẻ, tràn đầy sức sống như những “chẽn lúa đòng đòng”, “phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai” kia. Phải chăng, đó là một lời tự khen thầm kín và hồn nhiên?

(Bùi Mạnh Nhị, Về bài ca dao “Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng... ")

Trả lời:

Câu chủ đề của đoạn văn: Bài ca có thể là lời của cô gái.

 

Câu 5: Viết một đoạn văn ngắn (từ 5-6 câu) chủ đề tự chọn trong đó có sử dụng động từ? Gạch chân dưới động từ đó.

Trả lời:

-  - Gợi ý: (Chủ đề: tả về mùa xuân)

Trong một năm, em thích nhất là mùa xuân. Mùa xuân bắt đầu từ tháng 1 cho đến hết tháng 3. Khi mùa xuân về, thời tiết trở nên dễ chịu hơn, vẫn còn chút se lạnh nhưng đã có nắng ấm. Đặc biệt, mùa xuân có các ngày Tết Nguyên Đán vô cùng vui vẻ và tưng bừng. Vì vậy nên, lúc nào em cũng ngóng đợi mùa xuân về.

TIẾT 5

Câu 1: Cho mẩu truyện sau:

Cậu bé nọ học việc trong một tiệm sửa xe đạp. Một ngày, có người khách đem đến một chiếc xe đạp hư. Cậu không những sửa lại cho thật tốt, mà còn lau chùi cho chiếc xe cho sạch đẹp. Những người học việc khác cười nhạo cậu bé dại dột, đã chẳng được thêm chút tiền công nào lại còn tốn sức. Hai ngày sau, người khách trở lại, thấy chiếc xe đạp vừa tốt vừa đẹp như mới mua, liền đưa cậu bé về hãng của ông ta để làm việc với mức lương cao.

Từ mẩu truyện trên em hãy cho biết ý nghĩa của câu chuyện trên là gì?

Trả lời:

Ý nghĩa của câu chuyện: có những hành động không vụ lợi mang cái tâm trong sáng đôi khi sẽ mang lại niềm vui trong cuộc sống.

Câu 2: Viết một đoạn văn ngắn kể lại một câu chuyện xảy ra trong cuộc sống đời thường của em?

Trả lời:

Sáng chủ nhật tuần qua, tại địa phương em, các chú các bác trong tổ dân phố đã góp sức lợp lại mái nhà cho ông Thương, một thương binh nặng bị cụt cả hai chân trong kháng chiến chống Mỹ. Chi phí đều do mọi người quyên góp. Chỉ sau một ngày, mái đã lợp xong nhờ sự nhiệt tình của thanh niên trong làng. Chú và gia đình cảm ơn mọi người và từ nay không phải lo dột mỗi khi trời mưa.

Câu 3: Đọc truyện sau:

Rùa và thỏ

Trời mùa thu mát mẻ. Trên bờ sông, một con rùa đang cố sức tập chạy. Một con thỏ thấy thế liền mỉa mai:

- Đã gọi là chậm như rùa mà cũng đòi tập chạy. - Đã gọi là chậm như rùa mà cũng đòi tập chạy.

Rùa đáp:

- Anh đừng giễu tôi! Anh với tôi thử chạy thi coi ai hơn! - Anh đừng giễu tôi! Anh với tôi thử chạy thi coi ai hơn!

Thỏ ngạc nhiên:

- Rùa mà dám chạy thi với thỏ sao? Ta chấp chú em một nửa đường đó. Rùa không nói gì. Biết mình chậm chạp, nó dốc sức chạy thật nhanh. Thỏ nhìn theo, mỉm cười. Nó nghĩ: “Chả việc gì mà vội, rùa gần tới đích, mình phóng cũng thừa sức thắng cuộc.” Vì vậy, nó cứ nhởn nho nhìn trời, mây, cây cỏ. - Rùa mà dám chạy thi với thỏ sao? Ta chấp chú em một nửa đường đó. Rùa không nói gì. Biết mình chậm chạp, nó dốc sức chạy thật nhanh. Thỏ nhìn theo, mỉm cười. Nó nghĩ: “Chả việc gì mà vội, rùa gần tới đích, mình phóng cũng thừa sức thắng cuộc.” Vì vậy, nó cứ nhởn nho nhìn trời, mây, cây cỏ.

Lúc sực nhớ đến cuộc thi, ngẩng đầu lên, nó thấy rùa đã gần tới đích, bèn vắt chân lên cổ mà chạy. Nhưng muộn mất rồi. Rùa đã tới đích trước nó.

Tìm mở bài trong truyện trên?

Trả lời:

Đoạn mở bài trong truyện là: “Trời vào thu mát mẻ. Trên bờ sông, một con rùa đang cố sức tập chạy”.

 

Câu 4: Viết mở bài gián tiếp cho câu chuyện “Rùa và thỏ” ở câu 3?

Trả lời:

Trong muôn loài, rùa vốn nổi tiếng là chậm chạp, còn thỏ thì chạy nhanh như bay. Thế mà có một con rùa dám chạy thi với thỏ và thắng cả thỏ. Vì sao có chuyện ngược đời như vậy? Sau đây, em xin kể đầu đuôi câu chuyện ấy.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận tiếng việt 4 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay