Câu hỏi tự luận Tin học 8 chân trời sáng tạo bài 1: Lịch sử phát triển máy tính

Bộ câu hỏi tự luận Tin học 8 Chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 1: Lịch sử phát triển máy tính. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Chân trời sáng tạo.

Xem: => Giáo án tin học 8 chân trời sáng tạo

CHỦ ĐỀ 1: MÁY TÍNH VÀ CỘNG ĐỒNG

BÀI 1: LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN MÁY TÍNH

(20 câu)

1. NHẬN BIẾT (6 câu)

Câu 1: Trình bày sơ lược lịch sử phát triển máy tính.

Trả lời

- Máy tính điện tử ra đời vào những năm 1940.

- Năm thế hệ máy tính gắn liền với các tiến bộ công nghệ: đèn điện tử chân không, bóng bán dẫn, mạch tích hợp, vi xử lí, vi xử lí mật độ tích hợp siêu cao.

Câu 2: Máy phân tích (Analytical Engine) được đề xuất bởi nhà toán học Charles Babbage vào năm 1837 có những đặc điểm gì?

Trả lời

- Là mô hình máy tính chạy bằng hơi nước

- Trong mô hình này, thể đục lỗ tương ứng với bộ nhớ, bộ phận xử lí để đưa ra kết quả tương ứng với bộ xử lí trung tâm của máy tính ngày nay.

Câu 3: Dựa trên những tiến bộ về công nghệ, máy tính điện tử có thể được phân chia thành mấy thế hệ? Công nghệ của từng thế hệ máy tính là gì?

Trả lời

Máy tính điện tử có thể được phân chia thành năm thế hệ:

Máy tính điện tử

Công nghệ

Thế hệ thứ nhất

Đèn điện tử chân không

Thế hệ thứ hai

Bóng bán dẫn

Thế hệ thứ ba

Mạch tích hợp

Thế hệ thứ tư

Bộ vi xử lí

Thế hệ thứ năm

Mạch tích hợp mật độ siêu cao

Câu 4: Trình bày đặc điểm của máy tính thế hệ thứ hai và thế hệ thứ ba.

Trả lời

* Đặc điểm của máy tính thế hệ thứ hai:

- Sử dụng bóng bán dẫn (transistor).

- Tốc độ khoảng vài chục nghìn phép tính mỗi giây.

- Lõi từ được sử dụng làm bộ nhớ trong với dung lượng khoảng vài chục nghìn bit.

- So với thế hệ thứ nhất, các máy tính này có độ tin cậy cao hơn, chi phí sản xuất thấp hơn, tiêu thụ ít điện năng hơn, kích thước và trọng lượng nhỏ hơn và sử dụng bộ nhớ lõi từ

* Đặc điểm của máy tính thế hệ thứ ba:

- Sử dụng công nghệ mạch tích hợp.

- Các máy tính thế hệ này có tốc độ hàng triệu phép tính mỗi giây.

- Công nghệ bán dẫn được sử dụng để chế tạo bộ nhớ trong RAM (bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên) với dung lượng lên đến hàng MB.

- So với thế hệ trước, các máy tính thuộc thế hệ thứ ba nhỏ hơn, tiêu thụ ít điện năng hơn, nhanh gơn, rẻ hơn và sử dụng bộ nhớ bán dẫn.

Câu 5: Trình bày đặc điểm của máy tính thế hệ thứ tư và thế hệ thứ năm.

Trả lời

* Đặc điểm của máy tính thế hệ thứ tư:

- Sử dụng công nghệ tích hợp mật độ rất cao để tạo ra những bộ vi xử lí nhỉ gọn, chưa hàng nghìn linh kiện điện tử.

- Có tốc độ lên đến hàng tỉ phép tính mỗi giây, dung lượng bộ nhớ hàng GB.

- Với ưu điểm gọn, nhẹ, tốc độ, độ tin cậy cao, dễ sử dụng, giá cả hợp lí, dung lượng bộ nhớ lớn, máy vi tính được thiết kế cho đối tượng người dùng là cá nhân và nhanh chóng trở nên phổ dụng

* Đặc điểm của máy tính thế hệ thứ năm:

- Sử dụng công nghệ tích hợp mật độ siêu cao cho phép chế tạo những bộ vi xử lí chứa hàng triệu linh kiện điện tử

- Có tốc độ hàng triệu tỉ phép tính mỗi giây, dung lượng bộ nhớ hàng TB.

- Các máy tính thế hệ này trở nên thông minh hơn nhờ vào sự phát triển của trí tuệ nhân tạo như máy tính có thể học để tự thay đổi, thích ứng với môi trường xung quanh.

Câu 6: Hãy gọi tên các loại linh kiện điện tử và cho biết nó là thành phần điện tử chính trong máy tính thế hệ thứ mấy?

                            

                            Hình 1                                                            Hình 2

                                

                               Hình 3                                                         Hình 4

Trả lời

- Hình 1: Mạch tích hợp cỡ rất lớn (VLSI) còn được gọi là bộ vi xử lí là thành phần điện tử chính trong máy tính điện tử thế hệ thứ tư.

- Hình 2: Mạch tích hợp (IC) là thành phần điện tử chính trong máy tính điện tử thế hệ thứ ba.

- Hình 3: Bóng bán dẫn là thành phần điện tử chính trong máy tính điện tử thế hệ thứ hai.

- Hình 4: Đèn điện tử chân không là thành phần điện tử chính trong máy tính điện tử thế hệ đầu tiên.

 

2. THÔNG HIỂU (6 câu)

Câu 1: Theo em, tại sao Z2 được gọi là máy tính điện cơ?

Trả lời

Z2 được gọi là máy tính điện cơ vì nó có bộ nhớ cơ học và sử dụng rơ le điện cho bộ xử lí số học và logic.

Câu 2: Trình bày nhược điểm của thế hệ máy tính đầu tiên.

Trả lời

Nhược điểm của máy tính thế hệ đầu tiên là:

- Máy tính rất lớn.

- Máy tính đắt tiền.

- Chúng tạo ra rất nhiều điện, nhiệt.

- Thường gặp trục trặc.

Câu 3: Em hãy so sánh đặc điểm thế hệ máy tính thứ nhất với thế hệ máy tính thứ hai.

Trả lời

 

Thế hệ thứ nhất

Thế hệ thứ hai

Thời gian

1945 - 1955

1955 - 1965

Thành phần điện tử chính

Đèn điện tử chân không

Bóng bán dẫn

Bộ nhớ

Trống từ

Lõi từ, băng từ

Tốc độ

5000 phép tính mỗi giây

Khoảng vài chục nghìn phép tính mỗi giây

Thiết bị vào - ra

Sử dụng thẻ đục lỗ để lưu trữ

Máy đọc và in băng đục lỗ, máy đọc và in băng từ.

So với thế hệ thứ nhất, các máy tính thế hệ thứ hai có độ tin cậy cao hơn, chi phí sản xuất thấp hơn, tiêu thụ ít điện năng hơn, kích thước, trọng lượng nhỏ hơn và sử dụng bộ nhớ lõi từ.

Câu 4: Trình bày vai trò của máy tính trong việc hình thành, phát triển xã hội thông tin, nông nghiệp, công nghiệp thông minh. Lấy ví dụ minh họa.

Trả lời

* Xã hội thông tin:

- Sự phát triển máy tính, Internet, các dịch vụ trên mạng (công cụ tìm kiếm, mạng xã hội, thư điện tử, …) giúp con người dễ dàng, nhanh chóng tiếp cận, chia sẻ thông tin trên mọi lĩnh vực.

- Máy tính làm thay đổi cách thức con người thu thập, lưu trữ, xử lí, chia sẻ thông tin; cung cấp nền tảng, phương tiện kết nối, khai thác thông tin.

- Ví dụ: sử dụng máy tính, điện thoại thông minh để xem tin tức trên báo điện tử; chia sẻ, giao lưu trên mạng xã hội; trò chuyện trực tuyến, gọi điện, gửi, nhận thư điện tử,…

* Nông nghiệp, công nghiệp thông minh:

- Ứng dụng công nghệ cao trong hoạt động sản xuất: Các thiết bị thông minh phối hợp với nhau tạo thành hệ thống thông minh có thể tự thu thập, truyền, xử lí thông tin và tự ra quyết định hành động.

- Ví dụ:

+ Trong nông nghiệp: Trang trại thông minh sử dụng máy tính kết nối với các cảm biến nhiệt độ, độ ẩm, mực nước, ánh sáng, âm thanh,… cho phép tự động thực hiện việc tưới tiêu, cung cấp thức ăn cho vật nuôi, dưỡng chất cho cây trồng, điều chỉnh ánh sáng phù hợp với từng thời kì phát triển của cây trồng, vật nuôi.

+ Trong công nghiệp: Xuất hiện những nhà máy thông minh được tự động hóa hoàn toàn, không có công nhân làm việc. Hệ thống thông minh thực hiện bởi kết nối, xử lí thông tin ở các công đoạn như nguyên liệu đầu vào, quá trình sản xuất, kết quả kinh doanh, phản hồi từ người dùng để tự điều chỉnh, tối ưu hóa hoạt động sản xuất.

- Ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp giúp nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả lao động, từ đó nâng cao chất  lượng đời sống của con người.

Câu 5: Em hãy phân biệt máy vi tính với máy tính cá nhân.

Trả lời

- Máy vi tính là máy tính điện tử, trong đó bộ xử lí trung tâm là một mạch tích hợp cỡ lớn, chứa hàng chục triệu linh kiện bán dẫn trở lên, còn được gọi là bộ vi xử lí.

- Máy tính cá nhân là cách gọi máy vi tính được cải tiến theo hướng giảm kích thước và giá thành sản xuất để có thể được sở hữu bởi mỗi cá nhân.

Câu 7: Theo em, điều gì giúp máy tính trở nên gọn nhẹ hơn, nhanh hơn và thông minh hơn?

Trả lời

Máy tính trở nên gọn nhẹ hơn, nhanh hơn và thông minh hơn là nhờ sự phát triển của công nghệ (đèn điện tử chân không, bóng bán dẫn, mạch tích hợp VLSI, ULSI) và sự phát triển thiết bị phần cứng tạo điều kiện để phát triển trí tuệ nhân tạo, từ đó giúp máy tính trở nên thông minh hơn.

 

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Em hãy nêu một ví dụ cho thấy sự khác nhau rõ ràng trong hoạt động học tập khi chưa có và khi có các thiết bị công nghệ số hiện nay.

Trả lời

So với khi chưa có máy tính, trong điều kiện có các thiết bị công nghệ số hiện nay, hoạt động học tập có những thay đổi sau:

+ Nguồn thông tin dồi dào hơn.

+ Nguồn thông tin được chia sẻ rộng rãi nhờ Internet.

+ Nguồn thông tin dễ tiếp cận hơn.

+ Nguồn thông tin có chất lượng cao hơn.

+ Dạy và học trực tuyến, từ xa.

+ Thảo luận nhóm và trao đổi bài tập trực tuyến.

Câu 2: Em hãy nêu ví dụ về máy tính làm thay đổi các lĩnh vực khác nhau: văn hóa, giáo dục, y tế, giao thông, thương mại, du lịch, giải trí,…

Trả lời

- Văn hóa: nhờ có máy tính mà chúng ta có thể tìm hiểu văn hóa các nước mọi lúc, mọi nơi miễn là có kết nối Internet.

- Giáo dục: Thay đổi phương thức dạy học (học trực tuyến), người học có thể tự học tại nhà mà không cần đến trường.

- Y tế: Có nhiều thiết bị thông minh hỗ trợ theo dõi sức khỏe.

- Giao thông: Hình thành giao thông thông minh.

Câu 3: Em hãy nêu ví dụ cho thấy những thay đổi lớn lao mà máy tính mang đến cho xã hội loài người.

Trả lời

* Sự phát triển của máy tính là nền tảng của sự ra đời, phát triển của Tin học. Kể từ khi ra đời, Tin học đã nhanh chóng được ứng dụng vào mọi lĩnh vực, hoạt động của đời sống và tác động mạnh mẽ, rộng khắp đến xã hội loài người. Từ đó làm nâng cao chất lượng đời sống của con người:

- Lĩnh vực kinh tế:

+ Các giao dịch tăng nhanh chóng.

+ Nền kinh tế trở nên năng động hơn, phát triển hơn.

- Lĩnh vực quốc phòng:

+ Thiết bị bay quan sát vùng biển, vùng trời, lãnh thổ.

+ Những khí tài có tính tự động cao giúp bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn an ninh quốc phòng

- Lĩnh vực an toàn xã hội:

+ Camera an ninh: phát hiện hành vi vi phạm để các cơ quan chức năng kịp thời xử lí, giữ trật tự xã hội, cuộc sống bình yên.

Câu 4: Hãy nêu những thay đổi mà máy tính mang lại cho bản thân em, gia đình em.

Trả lời

* Nhờ có máy tính mà cuộc sống của bản thân em, gia đình em đã có nhiều thay đổi như:

- Dễ dàng chia sẻ, giao lưu với mọi người mọi lúc, mọi nơi dù ở khoảng cách xa.

- Việc xem tin tức trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Chúng ta có thể xem tin tức trên các trang báo điện tử.

- Việc học tập, làm việc trở nên dễ dàng, thuận tiện và nhanh chóng hơn nhờ sự giúp đỡ của máy tính và các phần mềm hỗ trợ.

Câu 5: Điện thoại thông minh iPhone là thương hiệu của hãng nào? Lần đầu được bán tại nước nào và vào năm bao nhiêu?

Trả lời

- Điện thoại thông minh iPhone là thương hiệu của hãng Apple.

- iPhone đầu tiên của Apple ra đời năm 2007, được bán lần đầu tại Mĩ.

 

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Thiết bị thông minh có vai trò thế nào đối với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và nền kinh tế tri thức?

Trả lời

- Với vai trò thu thập, xử lí, kết nối và phối hợp thực hiện nhiệm vụ, thiết bị thông minh tạo nền tảng cho Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 với việc ứng dụng công nghệ cao vào mọi hoạt động của đời sống xã hội.

- Sử dụng các hệ thống thông minh trong sản xuất, kinh doanh là cơ sở hình thành, phát triển kinh tế tri thức, trong đó khai thác, sử dụng tri thức là yếu tố quan trọng nhất.

Câu 2: Em hãy cho biết vào thời điểm đất nước ta hoàn toàn thống nhất, năm 1975, những thế hệ máy tính điện tử nào đã xuất hiện ở nước ta. Điều này có ý nghĩa thế nào đối với sự phát triển của đất nước?

Trả lời

Vào thời điểm đất nước ta hoàn toàn thống nhất, kinh tế nước ta còn rất nghèo, xã hội lạc hậu, chiếc máy tính thế hệ thứ ba đã xuất hiện.

→ Ý nghĩa: Điều này cho thấy: mặc dù khó khăn nhưng sự phát triển nhanh chóng của đất nước về mọi mặt đã là thành tựu to lớn.

→ Trách nhiệm: Mỗi người cần phát huy điều kiện hiện có, phát huy bản thân để thích nghi với sự thay đổi và để góp phần vào sự phát triển của đất nước.

Câu 3: Em hãy đưa ra một dự báo về ứng dụng của máy tính trong tương lai. Hãy giải thích cơ sở cửa dự báo đó.

Trả lời

Dự báo về ứng dụng máy tính trong tương lai là ứng dụng điều khiển rác thải biến mất vì hiện nay Trái Đất đang ngày càng ô nhiễm, hiệu ứng nhà kính tăng cao nên ứng dụng này sẽ giúp Trái Đất trở nên trong lành hơn.

=> Giáo án Tin học 8 chân trời bài 1: Lịch sử phát triển máy tính

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Tin học 8 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay