Câu hỏi tự luận Tin học 8 chân trời sáng tạo bài 10B: Xoay, cắt, thêm chữ vào ảnh
Bộ câu hỏi tự luận Tin học 8 Chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 10B: Xoay, cắt, thêm chữ vào ảnh. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Chân trời sáng tạo.
Xem: => Giáo án tin học 8 chân trời sáng tạo
BÀI 10B: XOAY, CẮT, THÊM CHỮ VÀO ẢNH
(13 câu)
1. NHẬN BIẾT (5 câu)
Câu 1: Em hãy liệt kê một số trường hợp cần cắt và xoay ảnh. Cho biết để xoay ảnh thì cần sử dụng công cụ nào?
Trả lời:
- Khi chụp ảnh, có thể có những đối tượng xuất hiện trong ảnh ngoài ý muốn của người chụp, ta nên cắt đi để loại bỏ khỏi bức ảnh. Khi bức ảnh bị chụp nghiêng, ta có thể xoay ảnh lại theo ý muốn.
- Để xoay ảnh thì cần sử dụng công cụ Move Selected Pixels.
Câu 2: Quan sát và cho biết sự khác nhau giữa các bức ảnh ở Hình 1 và Hình 2. Theo em, làm thế nào để từ bức ảnh ở Hình 1 ta có được bức ảnh ở Hình 2?
Hình 1 Hình 2
Trả lời:
- Bức hình 1 bị nghiêng, đường chân trời bị chếch sang phải.
- Từ bức hình 1, ta thực hiện xoay ảnh để có bức hình 2.
Câu 3: Em hãy nêu tác dụng của việc thêm chữ vào ảnh.
Trả lời: Việc thêm chữ vào ảnh cho phép ta cung cấp thông tin bổ sung cho bức ảnh như ghi chú về thời gian, địa điểm, tác giả, bản quyền,…
Câu 4: Trước khi nháy chuột vào nút Finsh để hoàn tất việc thêm văn bản vào ảnh, ta có thể thực hiện những việc nào sau đây?
Trả lời: Những việc có thể thực hiện trước khi nháy chuột vào nút Finsh để hoàn tất việc thêm văn bản vào ảnh là:
- Thay đổi phông chữ
- Thay đổi cỡ chữ.
- Căn lề văn bản.
- Thay đổi kiểu chữ.
- Thay đổi màu chữ.
- Di chuyển văn bản.
Câu 5: Trong quá trình thêm văn bản vào ảnh, ta có thể định dạng, di chuyển văn bản khi nào?
Trả lời: Trong quá trình thêm văn bản vào ảnh, ta có thể định dạng, di chuyển văn bản trước khi nháy chuột vào nút Finish để hoàn tất.
2. THÔNG HIỂU (4 câu)
Câu 1: Sắp xếp các thao tác dưới đây theo thứ tự đúng để thực hiện xoay ảnh:
- Chọn công cụ Move Selected Pixels.
- Di chuyển con trỏ chuột vào bức ảnh và nháy chuột.
- Di chuyển con trỏ chuột ra ngoài vùng được chọn để con trỏ chuột chuyển thành dạng Sắp xếp các thao tác dưới đây theo thứ tự đúng để thực hiện xoay ảnh. A. Chọn công cụ Move Selected Pixels. B. Di chuyển con trỏ chuột vào bức ảnh và nháy chuột..
- Thực hiện kéo thả chuột để xoay vùng ảnh được chọn theo chiều quay của kim đồng hồ hoặc ngược lại.
- Chọn tâm quay.
- Gõ tổ hợp phím Ctrl + D để hoàn tất.
Trả lời:
Các thao tác sắp xếp theo thứ tự đúng là: A → B → E → C → D → G.
Câu 2: Hãy lựa chọn một số thao tác dưới đây và sắp xếp theo thứ tự thực hiện cắt ảnh theo tỉ lệ xác định.
- a) Chọn Rectangle Select.
- b) Chọn đơn vị đo độ dài.
- c) Nhập kích thước chiều ngang, chiều dọc của ảnh kết quả.
- d) Nhập tỉ lệ chiều ngang, chiều dọc của ảnh kết quả.
- e) Nháy chuột vào vị trí góc trên bên trái của vùng ảnh muốn cắt.
- g) Kéo thả chuột từ góc trên bên trái đến góc dưới bên phải để chọn vùng ảnh muốn cắt.
- h) Chọn công cụ Move Selection, di chuyển con trỏ chuyển vào khung chữ nhật rồi kéo thả chuột để thay đổi vùng ảnh được chọn.
- i) Chọn Crop to Selection để hoàn tất.
- k) Chọn Fixed Ratio.
Trả lời:
Các thao tác sắp xếp theo thứ tự để thực hiện cắt ảnh theo tỉ lệ xác định là: a → k → d → g → h → i.
Câu 3: Trình bày các bước cắt ảnh có kích thước chiều ngang, chiều dọc xác định
Trả lời:
- Bước 1: Chọn Rectangle Select.
- Bước 2: Chọn Fixed Size.
- Bước 3: Chọn thẻ View.
- Bước 4: Chọn Rulers để hiển thị thước đo. Chọn đơn vị đo của thước, ví dụ như chọn Centimeters.
- Bước 5: Chọn đơn vị đo độ dài của ảnh, Centimenters.
- Bước 6: Nhập số đo chiều ngang, chiều dọc.
- Bước 7: Nháy chuột để xác định góc trên bên trái của vùng ảnh cần lấy. Phần mềm sẽ tự động tạo khung chữ nhật theo kích thước đã nhập. Vùng ảnh trong khung chữ nhật là vùng ảnh được chọn.
- Bước 8: Chọn Crop to Selection.
Câu 4: Em hãy nêu các bước thêm văn bản vào ảnh.
Trả lời:
- Bước 1: Chọn công cụ Text T.
- Bước 2: Nháy chuột vào vị trí muốn văn bản xuất hiện rồi gõ, định dạng văn bản.
- Bước 3: Chọn Finish để hoàn tất.
3. VẬN DỤNG (2 câu)
Câu 1: Hãy nêu những việc cần thực hiện để từ bức ảnh ở Hình 1 có được bức ảnh kết quả ở Hình 2.
Hình 1 Hình 2
Trả lời:
- Bước 1: Mở tệp ảnh Bờ biển.png.
- Bước 2: Chọn công cụ Move Selected Pixels.
- Bước 3: Nháy chuột vào bức ảnh để chọn bức ảnh.
- Bước 4: Chọn tâm quay (bức ảnh sẽ xoay quanh điểm này). Mặc định tâm quay ở vị trí chính giữa bức ảnh. Ta kéo thả nút tâm ngắm để thay đổi vị trí tâm quay.
- Bước 5: Di chuyển con trỏ chuột ra ngoài vùng được chọn, khi con trỏ chuột có dạng bàn tay, thực hiện kéo thả chuột để xoay vùng ảnh được chọn theo chiều (hoặc ngược) kim đồng hồ sao cho đường chân trời nằm trùng phương nằm ngang.
- Bước 6: Gõ tổ hợp phím Crtl+D ta được bức ảnh kết quả.
Câu 2: Nêu các bước xoay ảnh và thêm chữ để từ các bức ảnh ở Hình a, Hình b có được bức ảnh ở Hình c.
Hình a. Biển lặng.png Hình b. Thuyền câu.png
Hình c. Ảnh kết quả
Trả lời:
* Xoay bức ảnh Biển lặng:
- Bước 1: Mở tệp ảnh Biển lặng.
- Bước 2: Chọn công cụ Move Selected Pixels.
- Bước 3: Nháy chuột vào bức ảnh để chọn bức ảnh.
- Bước 4: Chọn tâm quay (bức ảnh sẽ xoay quanh điểm này). Mặc định tâm quay ở vị trí chính giữa bức ảnh. Ta kéo thả nút tâm ngắm để thay đổi vị trí tâm quay.
- Bước 5: Di chuyển con trỏ chuột ra ngoài vùng được chọn, khi con trỏ chuột có dạng bàn tay, thực hiện kéo thả chuột để xoay vùng ảnh được chọn theo chiều (hoặc ngược) kim đồng hồ sao cho đường chân trời phương nằm ngang.
- Bước 6: Gõ tổ hợp phím Crtl+D ta được bức ảnh kết quả.
* Thêm chữ “Biển lặng”:
- Bước 1: Chọn công cụ Text T.
- Bước 2: Nháy chuột vào vị trí góc trái dưới rồi gõ, định dạng văn bản kiểu chữ in nghiêng, màu đỏ.
- Bước 3: Chọn Finish để hoàn tất.
4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)
Câu 1: Em hãy nêu hiểu biết của em về kích thước, tỉ lệ ảnh thông dụng trong lí lịch, hồ sơ học sinh.
Trả lời:
Tỉ lệ ảnh thông dụng trong hồ sơ lí lịch là 3x4 hoặc 4x6.
Câu 2: Em đã bao giờ nhìn thấy chữ trong những bức ảnh chưa? Nêu ví dụ minh họa.
Trả lời: Em thường xuyên thấy chữ trong những bức ảnh như trên các tấm áp phích cổ động, báo tường hay các bức ảnh trên các nền tảng mạng xã hội có chèn thêm chữ trên đó.
=> Giáo án Tin học 8 chân trời bài 10B: Xoay, cắt, thêm chữ vào ảnh