Câu hỏi tự luận Tin học 8 chân trời sáng tạo bài 13: Cấu trúc rẽ nhánh
Bộ câu hỏi tự luận Tin học 8 Chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 13: Cấu trúc rẽ nhánh. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Chân trời sáng tạo.
Xem: => Giáo án tin học 8 chân trời sáng tạo
BÀI 13: CẤU TRÚC RẼ NHÁNH
(14 câu)
1. NHẬN BIẾT (6 câu)
Câu 1: Cấu trúc rẽ nhánh có bao nhiêu dạng? Đó là những dạng gì?
Trả lời: Cấu trúc rẽ nhánh có hai dạng: dạng thiếu và dạng đầy đủ.
Câu 2: Tác dụng của cấu trúc rẽ nhánh là gì?
Trả lời: Các ngôn ngữ lập trình luôn có cấu trúc rẽ nhánh để điều khiển máy tính thực hiện công việc khi điều kiện thỏa mãn hoặc không thỏa mãn.
Câu 3: Trình bày khái quát về hai dạng cấu trúc rẽ nhánh trong Scratch bằng cách hoàn thành bảng sau:
Cấu trúc rẽ nhánh | Khối lệnh rẽ nhánh trong Scratch | Hoạt động |
|
| |
|
| |
Lưu ý: |
Trả lời:
Cấu trúc rẽ nhánh | Khối lệnh rẽ nhánh trong Scratch | Hoạt động |
Dạng thiếu: if <Điều kiện> then <Câu lệnh> | Nếu Điều kiện được thỏa mãn (true) thì Câu lệnh được thực hiện, nếu Điều kiện không được thỏa mãn (false) thì Câu lệnh trong khối lệnh rẽ nhánh không được thực hiện. | |
Dạng đầy đủ: if <Điều kiện> then <Câu lệnh 1> else <Câu lệnh 2> | Nếu Điều kiện được thỏa mãn (true) thì Câu lệnh 1 được thực hiện, nếu Điều kiện không được thỏa mãn (false) thì Câu lệnh 2 được thực hiện. | |
Lưu ý: Câu lệnh, Câu lệnh 1, Câu lệnh 2 có thể là một câu lệnh hay khối lệnh Scratch. |
Câu 4: Biểu thức số học là gì? Biểu thức logic là gì?
Trả lời:
- Biểu thức số học là biểu thức có sử dụng các phép toán số học như cộng, trừ, nhân, chia, chia lấy phần dư, làm tròn.
- Biểu thức logic là biểu thức có sử dụng phép toán so sánh như lớn hơn, nhỏ hơn, bằng và phép toán logic như và, hoặc, phủ định.
Câu 5: Các lệnh trong Scratch dưới đây thể hiện phép gì trong phép toán số học?
- a)
- b)
- c)
- d)
- e)
Trả lời:
- a) Phép cộng
- b) Phép trừ
- c) Phép nhân
- d) Phép chia lấy phần dư
- e) Phép làm tròn
Câu 6: Nêu ý nghĩa của các lệnh sau trong phép toán logic:
- a)
- b)
- c)
Trả lời:
- a) Phép và, cho kết quả là true (đúng) khi cả hai toán hạng đều đúng, cho kết quả là false (sai) trong các trường hợp còn lại.
- b) Phép hoặc, cho kết quả là false khi cả hai toán hạng đều là false, cho kết quả là true trong các trường hợp còn lại.
- c) Phủ định, cho kết quả là true khi toán hạng là false, cho kết quả là false khi toán hạng là true.
2. THÔNG HIỂU (4 câu)
Câu 1: Hãy tìm hiểu chương trình ở Hình 1 và cho biết nếu gia đình em đi xem phim thì phải trả bao nhiêu tiền để mua vé?
Hình 1.
Trả lời:
Theo chương trình ở Hình 1, nếu gia đình em đi xem phim thì phải trả: 60000 x 4 = 240000 VNĐ (với gia đình 4 người).
Câu 2: Bảng 1 dưới đây là giá xem phim trong thời gian khuyến mãi. Nếu đi xem phim vào các này trong tuần thì chương trình ở Hình 1 (Câu 1) có tính đúng số tiền mua vé gia đình em phải trả không? Tại sao?
Bảng 1. Giá vé xem phim trong thời gian khuyến mãi
BẢNG GIÁ VÉ XEM PHIM | |
NGÀY TRONG TUẦN (Từ thứ Hai đến thứ Sáu) | 40000 đồng/người |
CUỐI TUẦN (Thứ Bảy và Chủ nhật) | 60000 đồng/người |
Trả lời:
Nếu đi xem phim trong tuần thì phải trả 40000x4 = 160000 VNĐ
→ Chương trình ở Hình 1 không tính đúng.
Câu 3: Trong Scratch, câu lệnh ở hình dưới đây thể hiện khối lệnh rẽ nhánh dạng gì?
Trả lời:
Câu lệnh trên thể hiện khối lệnh rẽ nhánh dạng thiếu.
Câu 4: Trong Scratch, câu lệnh ở hình dưới đây thể hiện cấu trúc rẽ nhánh gì?
Trả lời:
Câu lệnh trên thể hiện khối lệnh rẽ nhánh dạng đủ.
3. VẬN DỤNG (3 câu)
Câu 1: Em hãy lắp ghép các câu lệnh Scratch ở cột B vào đúng vị trí trong khối lệnh ở cột A để tính tiền vé xem phim vào cuối tuần theo giá vé ở Bảng 1. (Câu 2 _ phần Thông hiểu).
Cột A | Cột B |
a) | |
b) | |
c) |
Trả lời:
1 – b; 2 – a; 3 – c.
Câu 2: Em hãy ghép mỗi biểu thức Toán học ở cột bên trái với biểu thức tương ứng trong Scratch ở cột bên phải.
Biểu thức trong Toán học | Biểu thức trong Scratch |
1) + | a) |
2) 100 < a < 400 | b) |
3) a ⋮ 3 hoặc a ⋮ 5 | c) |
4) a ≤ 5 | d) |
Trả lời:
1 - d, 2 - a, 3 - b, 4 - c.
Câu 3: Em hãy ghép mỗi phát biểu nếu – thì ở cột bên trái với khối lệnh tương ứng trong Scratch ở cột bên phải.
Phát biểu nếu - thì | Khối lệnh trong Scratch |
1) Nếu là ngày thứ Hai hoặc thứ Ba hoặc thứ Tư thì so_tien = 40000 x so_nguoi. | a) |
2) Nếu là ngày thứ Năm hoặc thứ Sáu thì so_tien = 50000 x so_nguoi. | b) |
3) Nếu là ngày thứ Bảy thì so_tien = 65000 x so_nguoi. | c) |
4) Nếu là ngày Chủ nhật thì so_tien = 75000 x so_nguoi. | d) |
Trả lời:
1 - c, 2 - a, 3 - d, 4 - b.
4. VẬN DỤNG CAO (1 câu)
Câu 1: Em hãy tìm hiểu hiểu giá điện và lập chương trình Scratch tính tiền điện hàng tháng cho gia đình em với số điện năng (kWh) được nhập từ bàn phím.
Trả lời:
* Giá điện:
- Bậc 1: Từ 0 – 50kWh: 1.678 đồng/kWh.
- Bậc 2: Từ 51 – 100kWh: 1.734 đồng/kWh.
- Bậc 3: Từ 101 – 200kWh: 2.014 đồng/kWh.
* Lập chương trình Scratch tính tiền điện hàng tháng cho gia đình:
=> Giáo án Tin học 8 chân trời Bài 13: Cấu trúc rẽ nhánh