Câu hỏi và bài tập tự luận Công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp cánh diều

Dưới đây là loạt câu hỏi và bài tập tự luận Công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp cánh diều. Bài tập tự luận chia thành 4 mức độ khác nhau: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao theo từng bài học sẽ hữu ích trong việc ôn tập, kiểm tra bài cũ, phiếu học tập, đề thi, kiểm tra... File tải về bản word, có đáp án và đầy đủ bài tập tự luận của các bài học. Kéo xuống để tham khảo.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Câu hỏi và bài tập tự luận Công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp cánh diều
Câu hỏi và bài tập tự luận Công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp cánh diều
Câu hỏi và bài tập tự luận Công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp cánh diều
Câu hỏi và bài tập tự luận Công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp cánh diều
Câu hỏi và bài tập tự luận Công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp cánh diều
Câu hỏi và bài tập tự luận Công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp cánh diều
Câu hỏi và bài tập tự luận Công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp cánh diều
Câu hỏi và bài tập tự luận Công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp cánh diều

Một số tài liệu quan tâm khác


BÀI 1: NGHỀ NGHIỆP TRONG LĨNH VỰC KĨ THUẬT, CÔNG NGHỆ

(15 CÂU)

1. NHẬN BIẾT (6 CÂU)

Câu 1: Nghề nghiệp là gì?

Trả lời:

Nghề nghiệp là tập hợp các công việc trong một lĩnh vực hoạt động lao động, được xã hội công nhận và thường gắn bó lâu dài với mỗi người.

 

Câu 2: Quan sát Hình 1.2 và cho biết: Trong các nghề nghiệp dưới đây, nghề nào ít biến đổi, nghề nào sẽ thu hẹp dần hoặc tính chất công việc thay đổi và nghề nào mới xuất hiện?

 

Trả lời:

- Nghề ít biến đổi: Bác sĩ y khoa.

- Nghề thu hẹp dần hoặc tính chất công việc thay đổi: Thợ sửa chữa xe đạp.

- Nghề mới xuất hiện: Nhà lập trình các ứng dụng.

 

Câu 3: Hãy nêu tầm quan trọng của nghề nghiệp đối với con người và xã hội. Lấy ví dụ minh họa cụ thể.

Trả lời:

* Tầm quan trọng của nghề nghiệp đối với con người và xã hội:

- Đối với con người, nghề nghiệp giúp tạo nguồn thu nhập đảm bảo ổn định và phát triển cuộc sống.

- Đối với xã hội, nghề nghiệp giúp tạo ra của cải vật chất và tinh thần góp phần phát triển xã hội.

* Ví dụ: Kĩ sư điện

→ Giúp người lao động nghề kĩ sư điện tìm được việc làm, tạo nguồn thu nhập ổn định và phát triển cuộc sống. Người lao động được áp dụng chuyên môn, trau dồi kiến thức, kĩ năng trong nghề kĩ sư điện; của cải vật chất được tạo ra là các thiết bị máy móc liên quan tới điện, đồ dùng điện, các thiết bị chiếu sáng sử dụng điện,... góp phần phát triển xã hội.

 

Cầu 4: Chọn nghề nghiệp phù hợp mang lại những lợi ích gì đối với bản thân, gia đình và xã hội? Lấy ví dụ minh họa.

Trả lời:

- Đối với bản thân: giúp người lao động luôn vui vẻ, hạnh phúc khi được làm công việc yêu thích; đảm bảo chất lượng cuộc sống, tập trung đầu tư, phát triển nghề nghiệp.

- Đối với gia đình: giúp người lao động có nguồn thu nhập ổn định để chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho gia đình.

- Đối với xã hội: giúp người lao động phát huy được năng lực để tăng năng suất lao động và hiệu quả làm việc, mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, phát triển kinh tế và xã hội.

* Ví dụ: Bác sĩ y khoa

- Đối với bản thân: lựa chọn đúng đắn nghề nghiệp giúp tạo tinh thần làm việc luôn vui vẻ, hạnh phúc, đồng thời giúp đảm bảo chất lượng cuộc sống, tập trung phát triển nghề nghiệp.

- Đối với gia đình: có nguồn thu nhập ổn định để chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho gia đình.

- Đối với xã hội: phát huy được năng lực chẩn đoán đúng bệnh, tăng hiệu quả làm việc, điều trị và phòng ngừa kịp thời, đem lại sức khỏe cho mọi người, góp phần phát triển kinh tế và xã hội.

 

Câu 5: Nêu đặc điểm chung của các ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ.

Trả lời:

- Sản phẩm lao động: Sản phẩm của ngành nghề kĩ thuật, công nghệ rất phong phú, đa dạng, từ đơn giản như cuốc, xẻng, dao, kéo,... đến phức tạp như máy tính, điện thoại, ti vi, ô tô, máy bay,... Sản phẩm của ngành nghề kĩ thuật, công nghệ liên tục đổi mới và ngày càng hiện đại.

- Đối tượng lao động: Ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ sử dụng công cụ lao động, vật liệu để chế tạo sản phẩm. Có hai loại vật liệu: vật liệu có sẵn trong tự nhiên (gỗ trong rừng, khoáng sản dưới đất,...) và vật liệu đã qua chế biến (sắt, thép, cao su, chất dẻo,...). Công cụ lao động được sử dụng trong các ngành nghề kĩ thuật, công nghệ rất đa dạng, có xu hướng liên tục đổi mới và ngày càng hiện đại.

- Môi trường làm việc: Quá trình sản xuất có thể tạo ra bụi, khói, tiếng ồn, điện từ trường, phóng xạ, khí độc,... gây ảnh hưởng tới môi trường và sức khỏe của người lao động.

 

Câu 6: Hãy nêu những yêu cầu chung của các ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ.

Trả lời:

- Năng lực:

+ Có trình độ chuyên môn phù hợp với vị trí việc làm, vận dụng được kiến thức chuyên môn vào giải quyết các vấn đề trong thực tiễn;

+ Có năng lực làm việc độc lập, làm việc theo nhóm và sáng tạo;

+ Có năng lực tự học để nâng cao trình độ chuyên môn, sử dụng ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu công việc;

+ Có đủ sức khỏe để đảm bảo hoàn thành công việc, không mắc những bệnh mãn tính gây ảnh hưởng đến quá trình làm việc.

- Phẩm chất:

+ Chấp hành nghiêm kỉ luật lao động, trung thực, làm việc có trách nhiệm, tuân thủ đúng quy định, quy trình kĩ thuật và an toàn lao động;

+ Cần cù, chăm chỉ, cố gắng khắc phục khó khăn để hoàn thành công việc;

+ Có ý thức học tập, rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn, phát triển nghề nghiệp.

 

2. THÔNG HIỂU (4 CÂU)

Câu 1: Vì sao người lao động trong kĩ thuật, công nghệ phải nghiêm chỉnh chấp hành kỉ luật lao động, làm việc đúng quy trình kĩ thuật, đúng quy định về an toàn lao động?

Trả lời:

Để đảm bảo an toàn cho người lao động và chất lượng sản phẩm cần phải chấp hành nghiêm chỉnh kỉ luật lao động, làm việc đúng quy trình kĩ thuật, đúng quy định về an toàn lao động.

 

Câu 2: Quan sát Hình 1.3 đến Hình 1.6, nêu yêu cầu về phẩm chất và năng lực của mỗi ngành nghề được mô tả trong hình.

  

 

(Nguồn: Quyết định số 34/2020/QĐ-TTg, ngày 26/11 của Thủ tướng Chính phủ, ban hành Danh mục nghề nghiệp Việt Nam)

Trả lời:

- Hình 1.3: Thợ sửa chữa ô tô

+ Năng lực: có trình độ chuyên môn về cơ khí, động cơ đốt trong, đo lường,... có khả năng chẩn đoán kĩ thuật và giải quyết vấn đề; có năng lực làm việc độc lập và sáng tạo; có năng lực tự học để nâng cao trình độ chuyên môn; có đủ sức khỏe để đảm bảo hoàn thành công việc, không mắc những bệnh mãn tính gây ảnh hưởng đến quá trình làm việc.

+ Phẩm chất: chấp hành nghiêm kỉ luật lao động, trung thực, làm việc có trách nhiệm, tuân thủ đúng quy định, quy trình kĩ thuật và an toàn lao động; ngăn nắp, kiên trì và tỉ mỉ trong công việc; có ý thức học tập, rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn, phát triển nghề nghiệp.

- Hình 1.4: Kĩ sư xây dựng

+ Năng lực: có trình độ chuyên môn về lĩnh vực kĩ thuật cơ khí, vật liệu, xây dựng, kiến trúc,...; có năng lực làm việc độc lập và làm việc nhóm, có trí tưởng tượng không gian tốt, khả năng sáng tạo; có năng lực tự học để nâng cao trình độ chuyên môn, sử dụng ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu công việc; có đủ sức khỏe để đảm bảo hoàn thành công việc, không mắc những bệnh mãn tính gây ảnh hưởng đến quá trình làm việc.

+ Phẩm chất: chấp hành nghiêm kỉ luật lao động, trung thực, làm việc có trách nhiệm, tuân thủ đúng quy định, quy trình kĩ thuật và an toàn lao động; cẩn thận và tỉ mỉ trong công việc; có ý thức học tập, rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn, phát triển nghề nghiệp.

- Hình 1.5: Nhà tư vấn nông, lâm nghiệp và thủy sản

+ Năng lực: có trình độ chuyên môn về lĩnh vực sinh học, nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản,...; có năng lực làm việc độc lập, có kinh nghiệm thực tế và khả năng sáng tạo, kiên trì; có năng lực tự học để nâng cao trình độ chuyên môn, sử dụng ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu công việc; có đủ sức khỏe để đảm bảo hoàn thành công việc, không mắc những bệnh mãn tính gây ảnh hưởng đến quá trình làm việc.

+ Phẩm chất: chấp hành nghiêm kỉ luật lao động, trung thực, làm việc có trách nhiệm, tuân thủ đúng quy định, quy trình kĩ thuật; có ý thức học tập, rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn, phát triển nghề nghiệp.

- Hình 1.6: Thợ điện

+ Năng lực: có trình độ chuyên môn về lĩnh vực kĩ thuật điện, điện tử, cơ khí,...; có năng lực làm việc độc lập; có năng lực tự học để nâng cao trình độ chuyên môn, sử dụng ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu công việc; có đủ sức khỏe để đảm bảo hoàn thành công việc, không mắc những bệnh mãn tính gây ảnh hưởng đến quá trình làm việc.

+ Phẩm chất: chấp hành nghiêm kỉ luật lao động, trung thực, làm việc có trách nhiệm, tuân thủ đúng quy định, quy trình kĩ thuật, đặc biệt là an toàn điện; làm việc kiên trì, thận trọng và chính xác; có ý thức học tập, rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn, phát triển nghề nghiệp.

 

Câu 3: Hãy kể tên một số ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ.

Trả lời:

- Lĩnh vực kĩ thuật: kĩ sư hàng không vũ trụ, kĩ sư vật liệu, kĩ sư cơ điện, kĩ sư thiết kế điện và điện tử,...

- Lĩnh vực công nghệ: lập trình viên, chuyên viên phân tích bảo mật dữ liệu,...

 

Câu 4: Theo em, vì sao nghề sửa chữa xe đạp đang thu hẹp dần?

Trả lời:

Vì xã hội ngày càng phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, số lượng người sử dụng xe đạp đang dần thu hẹp lại, trong khi đó xe đạp điện, xe máy điện đang được nhiều người ưa chuộng. Do nhu cầu ít lại, không đảm bảo được nguồn thu nhập ổn định để chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho gia đình nên số lượng người làm thợ sửa chữa xe đạp đang dần ít đi.

 

3. VẬN DỤNG (3 CÂU)

Câu 1: Lựa chọn một nghề thuộc lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ và thực hiện các công việc sau:

- Mô tả công việc cụ thể của nghề.

- Nêu những yêu cầu đối với người làm nghề.

- Sưu tầm một số hình ảnh liên quan đến hoạt động của nghề.

Trả lời:

Một số yêu cầu chung của ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ là: yêu cầu về năng lực như trình độ chuyên môn, làm việc độc lập, làm việc nhóm, sáng tạo, tự học, đủ sức khỏe để hoàn thành công việc, không mắc những bệnh ảnh hưởng đến quá trình làm việc,...; yêu cầu về phẩm chất như chấp hành kỉ luật, làm việc trách nhiệm, đúng quy trình, cần cù, chăm chỉ, có ý thức học tập và rèn luyện,...

* Ví dụ: Kĩ sư tự động hóa

- Công việc: thiết kế, sáng tạo ứng dụng, phần mềm phục vụ cho ngành công nghiệp.

- Yêu cầu:

+ Có tính kỉ luật, ý thức tuân thủ các quy định, quy tắc trong quy trình làm việc, đảm bảo an toàn lao động.

+ Cần thận, tỉ mỉ.

+ Hiểu biết chuyên môn về lĩnh vực kĩ thuật điện, kĩ thuật điện tử, lập trình, hệ thống điện và an toàn điện,...

+ Có khả năng đọc hiểu các bản vẽ thiết kế và các tài liệu mô tả kĩ thuật để tiến hành chẩn đoán, sửa chữa hoặc thay thế trong trường hợp xảy ra sự cố hoặc như cầu nâng cấp hệ thống.

+ Có kiến thức tổng quát về các mạng truyền thông công nghiệp.

+ Có trình độ ngoại ngữ, biết sử dụng ngôn ngữ lập trình.

 

 

Câu 2: Em hãy tìm hiểu và liệt kê tên các cơ sở giáo dục đào tạo các ngành nghề thuộc lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ.

Trả lời:

Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, Đại học Bách khoa Hà Nội, Trường Đại học Bách khoa - ĐHQG Thành phố Hồ Chí Minh, Học viện Nông Nghiệp Việt Nam, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông,...

 

Câu 3: Các ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ đang có triển vọng như thế nào trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư?

Trả lời:

- Công nghệ thông tin và truyền thông: Với sự phát triển của Internet of Things (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), machine learning và big data, ngành công nghệ thông tin và truyền thông đang trở thành một trong những ngành có triển vọng nhất trong thời đại số hóa.

- Công nghệ blockchain và tiền điện tử: Công nghệ blockchain không chỉ được ứng dụng trong lĩnh vực tài chính mà còn mở ra nhiều cơ hội cho các ngành khác như logistics, y tế, bất động sản.

- Công nghệ sinh học và y học: Công nghệ sinh học và y học đem lại nhiều cơ hội mới trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh tật, phát triển dược phẩm và công nghệ tế bào gốc.

- Công nghệ môi trường và năng lượng: Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, ngành công nghệ môi trường và năng lượng đang phát triển mạnh mẽ với các giải pháp tiết kiệm năng lượng, tái chế và sử dụng nguồn năng lượng tái tạo.

- Công nghệ sản xuất và tự động hóa: Với sự phát triển của robot và trí tuệ nhân tạo, ngành sản xuất và tự động hóa đang tạo ra nhiều cơ hội mới trong việc tối ưu hóa quy trình sản xuất và nâng cao hiệu suất lao động.

→ Các ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ đều đang có triển vọng trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư với sự hỗ trợ của các công nghệ tiên tiến và sự phát triển của nền kinh tế số.

 

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Ngày 01/01/1964, trong một buổi nói chuyện với công nhân Khu gang thép Thái Nguyên, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Phải giữ gìn tốt máy móc, làm việc phải đúng nội quy. Phải thực hiện tốt bảo hộ lao động. Kỉ luật lao động phải thật chặt chẽ.” (Trích Hồ Chí Minh toàn tập, t.24, sđd, tr.229 - 230).

Em hãy giải thích ý nghĩa lời căn dặn của Bác đối với công nhân Khu gang thép Thái Nguyên nói riêng và công nhân trên cả nước nói chung.

Trả lời:

- Ý nghĩa của lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với công nhân Khu gang thép Thái Nguyên là nhấn mạnh vào việc giữ gìn tài sản công ty, đảm bảo việc sản xuất diễn ra suôn sẻ và hiệu quả hơn. Đồng thời, lời căn dặn cũng nhấn mạnh vào việc bảo vệ môi trường lao động, đảm bảo môi trường làm việc an toàn và không gây hại cho sức khỏe của công nhân.

- Đối với công nhân trên cả nước, lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng có ý nghĩa quan trọng. Việc giữ gìn máy móc, thiết bị sản xuất, thực hiện đúng nội quy và kỉ luật lao động chặt chẽ giúp tăng cường hiệu quả sản xuất, cải thiện chất lượng sản phẩm và nâng cao năng suất lao động. Bảo hộ lao động cũng đảm bảo sức khỏe và an toàn cho công nhân, giúp họ làm việc hiệu quả hơn và phát triển bền vững.

→ Đây chính là yêu cầu cơ bản đối với tất cả các nghề nghiệp thuộc lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ hiện nay, người lao động cần chấp hành nghiêm kỉ luật lao động, trung thực, làm việc có trách nhiệm, tuân thủ đúng quy định, quy trình kĩ thuật và an toàn lao động. Từ đó mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, phát triển kinh tế và xã hội.

Câu 2: Hãy lựa chọn một nghề nghiệp thuộc lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ mà em mong muốn được làm, phân tích để chỉ ra những đặc điểm và yêu cầu chung của ngành nghề đó. Em cần rèn luyện và học tập như thế nào để có được công việc đó?

Trả lời:

Các ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ có những đặc điểm chung sau đây:

- Sản phẩm lao động: Sản phẩm của ngành nghề kĩ thuật, công nghệ rất phong phú, đa dạng, từ đơn giản như cuốc, xẻng, dao, kéo,... đến phức tạp như máy tính, điện thoại, ti vi, ô tô, máy bay,... Sản phẩm của ngành nghề kĩ thuật, công nghệ liên tục đổi mới và ngày càng hiện đại.

- Đối tượng lao động: Ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ sử dụng công cụ lao động, vật liệu để chế tạo sản phẩm. Có hai loại vật liệu: vật liệu có sẵn trong tự nhiên (gỗ trong rừng, khoáng sản dưới đất,...) và vật liệu đã qua chế biến (sắt, thép, cao su, chất dẻo,...). Công cụ lao động được sử dụng trong các ngành nghề kĩ thuật, công nghệ rất đa dạng, có xu hướng liên tục đổi mới và ngày càng hiện đại.

- Môi trường làm việc: Quá trình sản xuất có thể tạo ra bụi, khói, tiếng ồn, điện từ trường, phóng xạ, khí độc,... gây ảnh hưởng tới môi trường và sức khỏe của người lao động.

Đối với người lao động, các ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ có những yêu cầu chung như sau:

- Năng lực:

+ Có trình độ chuyên môn phù hợp với vị trí việc làm, vận dụng được kiến thức chuyên môn vào giải quyết các vấn đề trong thực tiễn;

+ Có năng lực làm việc độc lập, làm việc theo nhóm và sáng tạo;

+ Có năng lực tự học để nâng cao trình độ chuyên môn, sử dụng ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu công việc;

+ Có đủ sức khỏe để đảm bảo hoàn thành công việc, không mắc những bệnh mãn tính gây ảnh hưởng đến quá trình làm việc.

- Phẩm chất:

+ Chấp hành nghiêm kỉ luật lao động, trung thực, làm việc có trách nhiệm, tuân thủ đúng quy định, quy trình kĩ thuật và an toàn lao động;

+ Cần cù, chăm chỉ, cố gắng khắc phục khó khăn để hoàn thành công việc;

+ Có ý thức học tập, rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn, phát triển nghề nghiệp.

Ví dụ: Lập trình viên

* Đặc điểm: sản phẩm lao động: các ứng dụng, phần mềm sử dụng cho các thiết bị điện tử; đối tượng lao động: sáng tạo những ứng dụng, phần mềm; môi trường làm việc: làm việc với nhiều máy móc, thiết bị hiện đại, luôn được tiếp cận với các thành tựu mới nhất của khoa học công nghệ.

* Yêu cầu: năng lực: hiểu biết và vận dụng thành thạo các ngôn ngữ lập trình, máy vi tính; luôn học hỏi, cập nhật kiến thức, kĩ năng; yêu thích khoa học máy tính và các thành tựu mới về công nghệ; phẩm chất: khả năng làm việc độc lập với cường độ cao, chịu được thử thách và áp lực công việc.

* Để trở thành một lập trình viên, em cần:

- Học tập sử dụng dụng thành thạo các ngôn ngữ lập trình như Java, Python, C++,...

- Luôn học tập, trau dồi ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh;

- Rèn luyện sức khỏe, thường xuyên tập thể dục, thể thao vừa sức;

- Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin A để bảo vệ đôi mắt;

- Tập luyện thói quen cẩn thận, tỉ mỉ, ngăn nắp, kỉ luật;...

 

Câu hỏi và bài tập tự luận Công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp cánh diều
Câu hỏi và bài tập tự luận Công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp cánh diều

Đang liên tục cập nhật....

=> Giáo án công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp cánh diều

Từ khóa: Câu hỏi và bài tập tự luận công nghệ 9 định hướng nghề nghiệp cánh diều, bài tập công nghệ định hướng nghề nghiệp 9 CD, bộ câu hỏi tự luận công nghệ 9 định hướng nghề nghiệp cánh diều

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay