Đề thi Công nghệ 9 Định hướng nghề nghiệp cánh diều có ma trận
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Công nghệ 9 Định hướng nghề nghiệp cánh diều. Cấu trúc của đề thi gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm, bảng ma trận và bảng đặc tả. Bộ tài liệu có nhiều đề thi giữa kì 1, cuối kì 1, giữa kì 2, cuối kì 2. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh những chỗ cần thiết. Hi vọng bộ đề thi tham khảo Công nghệ 9 Định hướng nghề nghiệp cánh diều này giúp ích được cho thầy cô.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ
Một số tài liệu quan tâm khác
Phần trình bày nội dung giáo án
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THCS…………... | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1
CÔNG NGHỆ ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP 9 – CÁNH DIỀU
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
✂
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
ĐỀ BÀI
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)
Câu 1 (0,25 điểm). Nghề nghiệp là gì?
A. Là các công việc không được xã hội công nhận, được xã hội công nhận và gắn bó lâu dài với mỗi người.
B. Là tập hợp các công việc trong một lĩnh vực hoạt động lao động, được xã hội công nhận và gắn bó lâu dài với mỗi người.
C. Là các hoạt động không cần đào tạo, không được xã hội công nhận và gắn bó một thời gian với mỗi người.
D. Tập hợp các công việc không mang lại lợi ích cho cộng đồng, chỉ phục vụ bản thân.
Câu 2 (0,25 điểm). Giáo dục mầm non gồm:
A. giáo dục tiểu học.
B. giáo dục nhà trẻ và giáo dục mẫu giáo.
C. giáo dục trung học cơ sở và giáo dục phổ thông.
D. trình độ trung cấp và trình độ cao đẳng.
Câu 3 (0,25 điểm). Hàng hóa được trao đổi trong thị trường lao động là:
A. hàng hóa tiêu dùng.
B. hàng hóa dịch vụ.
C. hàng hóa sức lao động.
D. hàng hóa sản xuất.
Câu 4 (0,25 điểm). Vai trò của nghề nghiệp đối với xã hội là:
A. cải thiện cuộc sống xã hội.
B. chỉ đảm bảo sản xuất hàng hóa.
C. góp phần phát triển văn hóa.
D. không có vai trò đặc biệt nào.
Câu 5 (0,25 điểm). Giáo dục tiểu học được thực hiện trong bao nhiêu năm học?
A. 3.
B. 4.
C. 5.
D. 6.
Câu 6 (0,25 điểm). Người nào thuộc nguồn cung sức lao động trong thị trường lao động?
A. Người lao động.
B. Người sử dụng lao động.
C. Doanh nghiệp.
D. Tổ chức.
Câu 7 (0,25 điểm). Ý nghĩa của việc lựa chọn đúng đắn nghề nghiệp đối với bản thân người lao động là:
A. Giúp cá nhân kiếm được nhiều tiền hơn.
B. Chỉ đáp ứng được sở thích cá nhân.
C. Mang lại sự hạnh phúc và hài lòng trong công việc.
D. Chỉ giúp cá nhân phát triển nghề nghiệp.
Câu 8 (0,25 điểm). Giáo dục trung học cơ sở được thực hiện trong bao nhiêu năm học?
A. 4.
B. 3.
C. 6.
D. 5.
Câu 9 (0,25 điểm). Yếu tố nào dưới đây không ảnh hưởng tới thị trường lao động?
A. Sự tiến bộ của khoa học, kĩ thuật và công nghệ.
B. Chuyển dịch cơ cấu.
C. Sự biến đổi khí hậu.
D. Nhu cầu lao động.
Câu 10 (0,25 điểm). Mục đích chính của giáo dục thường xuyên là gì?
A. Đào tạo trình độ đại học.
B. Giảm tỉ lệ học sinh bỏ học.
C. Phát triển chương trình đào tạo nghề nghiệp.
D. Tạo điều kiện cho mọi người học tập ở mọi lứa tuổi.
Câu 11 (0,25 điểm). Theo em, yêu cầu trình độ chuyên môn của ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ như thế nào?
A. Hiểu biết về các môn xã hội, giao tiếp, ngôn ngữ.
B. Có khả năng sử dụng các thiết bị công nghệ.
C. Hiểu biết về các nguyên lí cơ bản của ngành kĩ thuật, công nghệ.
D. Khả năng tự học, tự nghiên cứu.
Câu 12 (0,25 điểm). Việc chọn đúng nghề nghiệp không mang lại ý nghĩa nào sau đây cho xã hội?
A. Xây dựng kế hoạch gia đình trong tương lai.
B. Tránh được các tệ nạn xã hội.
C. Giảm thiểu tình trạng thất nghiệp.
D. Tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của đất nước.
Câu 13 (0,25 điểm). Khi nào thì người học có thể chuyển đổi từ giáo dục thường xuyên sang các phương thức khác?
A. Khi có nhu cầu và đáp ứng được các yêu cầu theo quy định.
B. Chỉ khi tốt nghiệp đại học.
C. Sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông.
D. Khi đủ 18 tuổi.
Câu 14 (0,25 điểm). Thị trường lao động có sự chuyển dịch cơ cấu như thế nào cùng với sự phát triển của khoa học, kĩ thuật, công nghệ?
A. Tăng tỉ lệ người lao động trong lĩnh vực công nghiệp.
B. Giảm tỉ lệ người lao động trong lĩnh vực công nghiệp.
C. Tăng tỉ lệ người lao động trong lĩnh vực nông nghiệp.
D. Cân bằng tỉ lệ người lao động trong lĩnh vực nông nghiệp và các lĩnh vực khác.
Câu 15 (0,25 điểm). Phân luồng sau tốt nghiệp trung học cơ sở có tác dụng gì với học sinh?
A. Giúp học sinh có thể nhận thức được bản thân, biết cách sắp xếp thời gian học tập phù hợp.
B. Giúp học sinh có thể nhận thức được bản thân, phát triển kĩ năng làm việc nhóm.
C. Giúp học sinh có thể nhận thức được bản thân, lựa chọn được môn học ở trung học phổ thông theo định hướng nghề nghiệp.
D. Giúp học sinh có thể nhận thức được bản thân, lựa chọn hướng đi tiếp theo cho sự nghiệp của mình.
Câu 16 (0,25 điểm). Chọn phát biểu sai về đặc điểm của nghề nghiệp.
A. Gắn bó lâu dài với mỗi người.
B. Có sự biến đổi về số lượng nghề.
C. Không có sự biến đổi về tính chất công việc.
D. Phục vụ cho đời sống cá nhân, gia đình và xã hội.
Câu 17 (0,25 điểm). Xu hướng của thị trường lao động ở Việt Nam hiện nay là gì?
A. Xu hướng cung và cầu cân bằng.
B. Xu hướng không rõ ràng.
C. Xu hướng cầu lớn hơn cung.
D. Xu hướng cung lớn hơn cầu.
Câu 18 (0,25 điểm). Thời điểm nào dưới đây trong giáo dục phổ thông có sự phân luồng?
A. Sau khi học xong tiểu học.
B. Sau tốt nghiệp trung học phổ thông.
C. Khi mới bước vào trung học cơ sở.
D. Năm thứ hai học trung học phổ thông.
Câu 19 (0,25 điểm). Tại sao xu hướng tuyển dụng người lao động đã qua đào tạo có kinh nghiệm luôn chiếm tỉ lệ cao?
A. Để tăng chi phí nguyên vật liệu.
B. Để tăng hiệu quả lao động, giảm chi phí đào tạo.
C. Để tăng chi phí đầu tư trang thiết bị, máy móc.
D. Để giảm năng suất, sản lượng.
Câu 20 (0,25 điểm). Bạn em muốn theo học nghề sửa chữa, lắp ráp máy tính sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở. Em hãy lựa chọn phương án được cho là khả thi đối với mong muốn của bạn đó.
A. Học ngành kĩ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính trong các trường trung học phổ thông.
B. Học ngành kĩ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có đào tạo trình độ sơ cấp và trung cấp.
C. Học ngành kĩ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính tại các trường cao đẳng có đào tạo ngành nghề này sau khi hoàn thành chương trình giáo dục trung học phổ thông.
D. Học ngành kĩ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ cao đẳng.
Câu 21 (0,25 điểm). Vì sao các nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ yêu cầu người lao động cần chịu được áp lực lớn?
A. Vì công việc có nhiều thiết bị nặng, môi trường làm việc bí bách.
B. Vì công việc phải tiếp xúc với nhiều người giỏi.
C. Vì ngành nghề nào cũng yêu cầu như thế.
D. Vì công việc phải tiếp xúc với nhiều nguy cơ tiềm ẩn tai nạn cao, môi trường biến đổi, thử thách.
Câu 22 (0,25 điểm). Hệ thống giáo dục quốc dân có thể ảnh hưởng đến sự đa dạng văn hóa như thế nào?
A. Góp phần tăng cường sự đa dạng văn hóa.
B. Làm giảm sự đa dạng văn hóa.
C. Không ảnh hướng tới sự đa dạng văn hóa.
D. Bị phá nhiễu bởi các nền giáo dục khác, phai mờ bản sắc văn hóa dân tộc.
Câu 23 (0,25 điểm). Công nghệ nào đang đóng góp mạnh mẽ vào sự phát triển kinh tế và xã hội của đất nước?
A. Công nghệ điện tử
B. Công nghệ điện toán đám mây
C. Công nghệ AI
D. Công nghệ vận hành máy
Câu 24 (0,25 điểm). Tuấn mới tốt nghiệp trung học cơ sở nhưng có đam mê ngành quản trị dữ liệu và mạng máy tính. Tuy nhiên, gia đình Tuấn không có đủ điều kiện cho Tuấn đi học tiếp. Nếu em là người thân của Tuấn, em sẽ khuyên Tuấn đi theo hướng nào?
A. Khuyên Tuấn nên đi làm những công việc tay chân để có thể kiếm thêm thu nhập đi học.
B. Khuyên Tuấn nên đi học trường trung cấp kĩ thuật công nghệ để theo đuổi đam mê.
C. Khuyên Tuấn nên bỏ học, đi làm kiếm tiền cho gia đình.
D. Khuyên Tuấn có thể làm gì mình thích, tùy vào năng lực.
B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm).
a. Theo em, phân luồng trong giáo dục là gì?
b. Em hãy cho biết các cơ hội lựa chọn nghề nghiệp trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ trong hệ thống giáo dục.
Câu 2 (1,0 điểm). Em hãy nói về một ngành nghề kĩ thuật mà em thích và những đánh giá khả năng thích ứng của bản thân.
BÀI LÀM:
……………………………………………………………………………………….... ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………
TRƯỜNG THCS ......................................
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 - 2025)
MÔN: CÔNG NGHỆ ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP 9 - BỘ CÁNH DIỀU
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 |
B | B | C | A | C | A | C | A |
Câu 9 | Câu 10 | Câu 11 | Câu 12 | Câu 13 | Câu 14 | Câu 15 | Câu 16 |
C | D | C | A | A | A | C | C |
Câu 17 | Câu 18 | Câu 19 | Câu 20 | Câu 21 | Câu 22 | Câu 23 | Câu 24 |
D | B | B | B | D | A | C | B |
B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)
Câu | Nội dung đáp án | Biểu điểm |
Câu 1 (3,0 điểm) | HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi: a. Phân luồng trong giáo dục là biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục trên cơ sở thực hiện hướng nghiệp trong giáo dục, tạo điều kiện để học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông tiếp tục học ở cấp học, trình độ cao hơn hoặc theo học giáo dục nghề nghiệp hoặc tham gia lao động phù hợp với năng lực, điều kiện cụ thể của cá nhân và nhu cầu xã hội, góp phần điều tiết cơ cấu ngành nghề của lực lượng lao động phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước. b. Cơ hội lựa chọn nghề nghiệp kĩ thuật, công nghệ của học sinh có thể thực hiện ở cả hai thời điểm phân luồng. - Sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở, học sinh có thể lựa chọn các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có đào tạo các nghề nghiệp trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ trình độ sơ cấp và trung cấp. Học sinh cũng có thể lựa chọn vào học tại các cơ sở giáo dục thường xuyên để vừa học chương trình giáo dục trung học phổ thông, vừa học các nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ trình độ sơ cấp. - Đối với học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông, các em có thể lựa chọn học các nghề nghiệp trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, chương trình đào tạo nghề nghiệp khác đáp ứng nhu cầu nhân lực trực tiếp trong sản xuất và dịch vụ, trình độ đại học tại các cơ sở giáo dục đại học. |
1,0 điểm
1,0 điểm
1,0 điểm
|
Câu 2 (1,0 điểm) | HS liên hệ bản thân, vận dụng hiểu biết để trả lời câu hỏi: Gợi ý: Khi lựa chọn nghề nghiệp trong lĩnh vực kĩ thuật công nghệ cần: - Xem xét triển vọng các nghề nghiệp trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ. - Xem xét các yêu cầu của thị trường lao động như: vị trí việc làm, chuyên ngành đào tạo, kĩ năng nghề nghiệp, trình độ ngoại ngữ, trình độ tin học, khả năng thích ứng, tính cách, sở thích của bản thân để có những chuẩn bị cần thiết, phù hợp. - Xem xét khả năng và kết quả học tập ở các môn Toán, Vật lí, Công nghệ, Tin học,.. - Xác định vị trí việc làm trong tương lai phù hợp với khả năng như: công nhân, kĩ thuật viên, kĩ sư, quản lí sản xuất. |
1,0 điểm
|
TRƯỜNG THCS ............................
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 - 2025)
MÔN: CÔNG NGHỆ ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP 9
BỘ CÁNH DIỀU
Tên bài học | MỨC ĐỘ | Tổng số câu |
Điểm số | |||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | |||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL |
| ||
Bài 1. Nghề nghiệp trong lĩnh vực kĩ thuật và công nghệ | 3 | 0 | 3 | 0 | 2 | 0 | 0 | 1 | 8 | 1 | 3,0 | |
Bài 2. Cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân | 3 | 1 | 4 | 0 | 3 | 0 | 0 | 0 | 10 | 1 | 5,5 | |
Bài 3. Thị trường lao động kĩ thuật công nghệ tại Việt Nam | 2 | 0 | 3 | 0 | 1 | 0 | 0 | 0 | 6 | 0 | 1,5 | |
Tổng số câu TN/TL | 8 | 1 | 10 | 0 | 6 | 0 | 0 | 1 | 24 | 2 | 10,0 | |
Điểm số | 2,0 | 3,0 | 2,5 | 0 | 1,5 | 0 | 0 | 1,0 | 6,0 | 4,0 | 10,0 | |
Tổng số điểm | 5,0 điểm 50% | 2,5 điểm 25% | 1,5 điểm 15% | 1,0 điểm 10% | 10 điểm 100 % | 10 điểm |
TRƯỜNG THCS ............................
BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 - 2025)
MÔN: CÔNG NGHỆ ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP 9
BỘ KẾT NỐI TRI THỨC
Nội dung |
Mức độ |
Yêu cầu cần đạt | Số câu TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TN (số câu) | TL (số câu) | TN
| TL | |||
Bài 1 | 8 | 1 |
|
| ||
Nghề nghiệp trong lĩnh vực kĩ thuật và công nghệ | Nhận biết | - Nhận biết được khái niệm nghề nghiệp. - Nhận biết được vai trò nghề nghiệp. - Nhận biết được ý nghĩa của việc chọn nghề đúng đắn.
| 3 |
| C1, 4, 7 |
|
Thông hiểu | - Chỉ ra được yêu cầu trình độ chuyên môn ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật. - Chỉ ra được ý nghĩa không đúng khi chọn nghề nghiệp. - Biết được phát biệt phát biểu sai về đặc điểm nghề nghiệp.
| 3 |
| C11, 12, 16 |
| |
Vận dụng | - Giải thích được vì sao các nghề trong lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ yêu cầu người lao động cần chịu được áp lực. - Biết được các ngành công nghệ đang góp phần phát triển đất nước.
| 2 |
| C21, 23. |
| |
Vận dụng cao | Nói được về một ngành nghề kĩ thuật mà em thích và những đánh giá khả năng thích ứng của bản thân |
| 1 |
| C2 (TL) | |
Bài 2 | 10 | 1 |
|
| ||
Cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân | Nhận biết | - Nhận biết được giáo dục mầm non gồm nhà trẻ và mẫu giáo. - Nhận biết được số năm học của giáo dục tiểu học. - Nhận biết được số năm học của giáo dục trung học cơ sở. - Nhận biết được phân luồng giáo dục. - Biết được các cơ hội lựa chọn nghề nghiệp trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ trong hệ thống giáo dục. | 3 | 1 | C2, 5, 8 | C1 (TL) |
Thông hiểu | - Chỉ ra được mục đích của giáo dục thường xuyên. - Chỉ ra được thời gian người học có thể chuyển từ giáo dục thường xuyên sang phương thức khác. - Biết được tác dụng của phân luồng sau khi tốt nghiệp. - Biết được phát biểu sai về đặc điểm nghề nghiệp | 4 |
| C10, 13, 15, 18 |
| |
Vận dụng | - Lựa chọn được nghề nghiệp phù hợp với bản thân. - Nắm được sự ảnh hưởng của hệ thông giáo dục quốc dân đến sự đa dạng văn hoá. - Đưa ra định hướng nghề nghiệp phù hợp với bản thân. | 3 |
| C20, 22, 24 |
| |
Vận dụng cao |
|
|
|
|
| |
Bài 3 | 6 | 0 |
|
| ||
Thị trường lao động kĩ thuật công nghệ tại Việt Nam | Nhận biết | - Nhận biết được hàng hoá được trao đổi trong thị trường lao động. - Nhận biết được đối tượng nguồn cung cấp lao động vào thị trường. | 2 |
| C3,6 |
|
Thông hiểu | - Biết được các yếu tố không ảnh hưởng tới thị trường lao động. - Biết được cơ cấu của chuyển dịch lao động. - Xác định được xu hướng của chuyển dịch lao động hiện nay.
| 3 |
| C9, 14, 17 |
| |
Vận dụng | Giải thích được xu hướng tuyển dụng lao động | 1 |
| C19 |
| |
Vận dụng cao |
|
|
|
|
|
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (400k)
- Giáo án Powerpoint (500k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (250k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(250k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (250k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- .....
- Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 900k
=> Chỉ gửi 500k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan
=> Giáo án công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp cánh diều
Từ khóa: Đề thi Công nghệ 9 Định hướng nghề nghiệp cánh diều có ma trận, đề thi công nghệ 9 cánh diều, đề thi công nghệ 9 định hướng nghề nghiệp cánh diềuTài liệu giảng dạy môn Công nghệ THCS