Kênh giáo viên » Công nghệ 9 » Giáo án và PPT đồng bộ Công nghệ 9 Định hướng nghề nghiệp Cánh diều

Giáo án và PPT đồng bộ Công nghệ 9 Định hướng nghề nghiệp Cánh diều

Công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp Cánh diều. Giáo án word chỉn chu. Giáo án ppt (powerpoint) hấp dẫn, hiện đại. Word và PPT được soạn đồng bộ, thống nhất với nhau. Bộ tài liệu sẽ giúp giáo viên nhẹ nhàng trong giảng dạy. Thầy/cô tham khảo trước để biết chất lượng.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án và PPT đồng bộ Công nghệ 9 Định hướng nghề nghiệp Cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Công nghệ 9 Định hướng nghề nghiệp Cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Công nghệ 9 Định hướng nghề nghiệp Cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Công nghệ 9 Định hướng nghề nghiệp Cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Công nghệ 9 Định hướng nghề nghiệp Cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Công nghệ 9 Định hướng nghề nghiệp Cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Công nghệ 9 Định hướng nghề nghiệp Cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Công nghệ 9 Định hướng nghề nghiệp Cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Công nghệ 9 Định hướng nghề nghiệp Cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Công nghệ 9 Định hướng nghề nghiệp Cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Công nghệ 9 Định hướng nghề nghiệp Cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Công nghệ 9 Định hướng nghề nghiệp Cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Công nghệ 9 Định hướng nghề nghiệp Cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Công nghệ 9 Định hướng nghề nghiệp Cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Công nghệ 9 Định hướng nghề nghiệp Cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Công nghệ 9 Định hướng nghề nghiệp Cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Công nghệ 9 Định hướng nghề nghiệp Cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Công nghệ 9 Định hướng nghề nghiệp Cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Công nghệ 9 Định hướng nghề nghiệp Cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Công nghệ 9 Định hướng nghề nghiệp Cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Công nghệ 9 Định hướng nghề nghiệp Cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Công nghệ 9 Định hướng nghề nghiệp Cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Công nghệ 9 Định hướng nghề nghiệp Cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Công nghệ 9 Định hướng nghề nghiệp Cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Công nghệ 9 Định hướng nghề nghiệp Cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Công nghệ 9 Định hướng nghề nghiệp Cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Công nghệ 9 Định hướng nghề nghiệp Cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Công nghệ 9 Định hướng nghề nghiệp Cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Công nghệ 9 Định hướng nghề nghiệp Cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Công nghệ 9 Định hướng nghề nghiệp Cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Công nghệ 9 Định hướng nghề nghiệp Cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Công nghệ 9 Định hướng nghề nghiệp Cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Công nghệ 9 Định hướng nghề nghiệp Cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Công nghệ 9 Định hướng nghề nghiệp Cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Công nghệ 9 Định hướng nghề nghiệp Cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Công nghệ 9 Định hướng nghề nghiệp Cánh diều

Một số tài liệu quan tâm khác

Phần trình bày nội dung giáo án

Trường:…………..

Giáo viên:

Bộ môn: Công nghệ 9 – Định hướng nghề nghiệp Cánh diều 

PHẦN 1:  SOẠN GIÁO ÁN WORD CÔNG NGHỆ 9 – ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CÁNH DIỀU 

BÀI 1: NGÀNH NGHỀ TRONG LĨNH VỰC KĨ THUẬT, CÔNG NGHỆ

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Trình bày được khái niệm nghề nghiệp, tầm quan trọng của nghề nghiệp đối với con người và xã hội, ý nghĩa của việc lựa chọn đúng đắn nghề nghiệp của mỗi người.

  • Kể tên và phân tích được đặc điểm, những yêu cầu chung của các ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ.

2. Năng lực

Năng lực chung: 

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Chủ động giao tiếp trong nhóm, trình bày rõ ý tưởng cá nhân và hỗ trợ nhau hoàn thành nhiệm vụ chung, tự tin và biết kiểm soát cảm xúc, thái độ khi nói trước nhiều người.

  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thu thập và làm rõ thông tin có liên quan đến vấn đề; phân tích để xây dựng được các ý tưởng phù hợp. 

Năng lực đặc thù: 

  • Năng lực nhận thức công nghệ: 

  • Nhận thức được nội dung cơ bản về vai trò của các nghề nghiệp có liên quan đến một số lĩnh vực sản xuất chủ yếu trong nền kinh tế của Việt Nam.

  • Nhận thức được một số nội dung cơ bản về nghề nghiệp và lựa chọn nghề nghiệp trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ.

  • Tóm tắt được các tri thức, kĩ năng cơ bản của một số quá trình kĩ thuật, công nghệ có tính nghề phù hợp với sở thích, năng lực của bản thân.

3. Phẩm chất

  • Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.

  • Cẩn trọng, trung thực và thực hiện các yêu cầu trong bài học.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

  • Tài liệu: SGK, SGV Công nghệ 9 Định hướng nghề nghiệp, các hình ảnh thể hiện ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ. 

  • Thiết bị dạy học: Máy tính, máy chiếu.

2. Đối với học sinh

  • Tài liệu: SGK Công nghệ 9 Định hướng nghề nghiệp 

  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học theo yêu cầu của GV. 

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: HS có hứng thú học tập, nhu cầu tìm hiểu; dùng những kiến thức, kĩ năng cần thiết để thực hiện yêu cầu, khám phá kiến thức mới. 

b. Nội dung: Quan sát Hình 1.1 trong SGK trang 5 và thực hiện yêu cầu theo hướng dẫn của GV. 

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về công việc của những người thợ trong Hình 1.1.

d. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát Hình 1.1.

A person working in a room

Description automatically generated

- GV nêu yêu cầu: Hãy mô tả công việc của những người thợ trong Hình 1.1

- GV cho HS quan sát thêm tranh, ảnh về một số ngành nghề thuộc lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ.

A group of men working in a room

Description automatically generated

Nghề điện tử điện lạnh

A group of people wearing hard hats looking at a blueprint

Description automatically generated

Kĩ sư xây dựng

A group of people working on shoes

Description automatically generated

Quá trình sản xuất dây chuyền ngành công nghệ giày da

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, quan sát hình và suy nghĩ trả lời câu hỏi của GV. 

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi: 

a) Thợ sơn: Sơn các bức tường trong nhà

b) Thợ lát sàn: Lát sàn gỗ cho các phòng trong nhà.

c) Thợ điện: Sửa chữa, lắp đặt các thiết bị điện; bảo trì hệ thống điện,….

- Các HS khác lắng nghe để nhận xét câu trả lời của bạn mình.

- GV khuyến khích HS có thể có nhiều ý kiến khác nhau trong quá trình thực hiện bài tập. 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, dẫn dắt HS vào bài học: Để biết được câu trả lời của các bạn là đúng hay sai, cũng như đi tìm hiểu thêm về tầm quan trọng của nghề nghiệp, ý nghĩa của việc lựa chọn đúng đắn nghề nghiệp,... chúng ta cùng vào Bài 1 – Ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ. 

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Nghề nghiệp

a. Mục tiêu: HS trình bày được khái niệm nghề nghiệp, tầm quan trọng của nghề nghiệp đối với con người và xã hội, ý nghĩa của việc lựa chọn đúng đắn nghề nghiệp của mỗi người.

b. Nội dung: HS đọc các thông tin trong SGK trang 5 – 6 và thực hiện các yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về khái niệm nghề nghiệp, tầm quan trọng của nghề nghiệp, ý nghĩa của việc lựa chọn đúng đắn nghề nghiệp của mỗi người.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Khái niệm nghề nghiệp

Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát hình sau.

A collage of images of people in different professions

Description automatically generated

- GV yêu cầu HS dựa vào hình trên và các thông tin trong SGK trang 5, suy nghĩ trả lời câu hỏi: Nghề nghiệp là gì?

- GV lưu ý với HS: Cùng với sự phát triển của khoa học, kĩ thuật, công nghệ và xã hội, một số nghề nghiệp cũ sẽ thu hẹp dần hoặc tính chất công việc thay đổi, một số nghề nghiệp mới xuất hiện.

- GV yêu cầu HS quan sát Hình 1.2 SGK trang 6.

A banner with text and images of people working on a computer

Description automatically generated

- GV yêu cầu HS quan sát, đọc thông tin trong hình kết hợp với những điều GV lưu ý, cho biết: Trong các nghề trong Hình 1.2, nghề nào ít biến đổi, nghề nào sẽ thu hẹp dần hoặc tính chất công việc thay đổi và nghề nào mới xuất hiện?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

HS quan sát hình, đọc thông tin trong bài để thực hiện yêu cầu của GV.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết); ghi lại những HS tích cực, những HS chưa tích cực để điều chỉnh.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 - 3 HS xung phong trả lời.

- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi quan sát Hình 1.2: Trong các nghề ở Hình 1.2:

+ Bác sĩ y khoa là nghề ít biến đổi.

+ Thợ sửa chữa xe đạp là nghề sẽ thu hẹp dần hoặc tính chất công việc thay đổi.

+ Nhà lập trình các ứng dụng là nghề mới xuất hiện.

- Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá câu trả lời của HS. 

- GV chuyển sang nội dung mới. 

I. Nghề nghiệp

1. Khái niệm nghề nghiệp 

- Nghề nghiệp là tập hợp các công việc trong một lĩnh vực hoạt động lao động, được xã hội công nhận và thường gắn bó lâu dài với mỗi người.

Nhiệm vụ 2: Tầm quan trọng của nghề nghiệp đối với con người và xã hội

Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát các hình sau.

Người lính cứu hỏa - hình ảnh đẹp trong lòng Nhân dân

Nỗi niềm của người nông dân khi mùa mưa bão về

- GV yêu cầu HS dựa vào các hình trên và các thông tin trong SGK trang 6, trả lời câu hỏi: Hãy nêu tầm quan trọng của nghề nghiệp đối với con người và xã hội. Lấy ví dụ minh họa cụ thể.

- GV tổ chức cho HS xem video để biết thêm về tầm quan trọng của các nghề trong xã hội, đồng thời lưu ý cho HS mỗi nghề đều có vai trò, ý nghĩa riêng, không nên phán xét, coi thường bất kì nghề nào.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

HS quan sát hình, đọc thông tin trong bài để thực hiện từng yêu cầu.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết); ghi lại những HS tích cực, những HS chưa tích cực để điều chỉnh.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 - 3 HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá câu trả lời của HS. 

- GV chuyển sang nội dung mới.

2 Tầm quan trọng của nghề nghiệp đối với con người và xã hội

- Nghề nghiệp đóng vai trò quan trọng đối với con người và xã hội:

+ Đối với con người: giúp tạo nguồn tài chính đảm bảo ổn định và phát triển cuộc sống.

+ Đối với xã hội: giúp tạo ra của cải vật chất và tinh thần, góp phần phát triển xã hội.

- Ví dụ: Tầm quan trọng của nghề trồng trọt đối với con người và xã hội

+ Đối với người nông dân: giúp người nông dân có thu nhập từ việc tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp, ổn định cuộc sống.

+ Đối với xã hội: giúp tạo ra nông sản phục vụ việc xuất khẩu, góp phần phát triển xã hội.

Nhiệm vụ 3: Ý nghĩa của việc lựa chọn đúng đắn nghề nghiệp của mỗi người

Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh sau.

Edunet - LỢI ÍCH CỦA VIỆC CHỌN ĐÚNG NGÀNH NGHỀ

- GV yêu cầu HS dựa vào hình và các thông tin trong SGK trang 7 để trả lời câu hỏi: Chọn nghề nghiệp phù hợp mang lại những lợi ích gì đối với bản thân và gia đình? Lấy ví dụ minh họa.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

HS quan sát hình, đọc thông tin trong bài để thực hiện yêu cầu của GV.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết); ghi lại những HS tích cực, những HS chưa tích cực để điều chỉnh.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 - 3 HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá câu trả lời của HS. 

- GV chuyển sang nội dung mới.

3. Ý nghĩa của việc lựa chọn đúng đắn nghề nghiệp của mỗi người

- Việc lựa chọn đúng đắn nghề nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng đối với bản thân và gia đình: 

+ Đối với bản thân: giúp người lao động luôn vui vẻ, hạnh phúc khi được làm công việc yêu thích của mình; giúp đảm bảo chất lượng cuộc sống, tập trung đầu tư, phát triển nghề nghiệp trong tương lai. 

+ Với gia đình: người lao động có nguồn thu nhập ổn định để chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho gia đình.

- Ví dụ: Những người yêu thích chế tạo máy móc có thể chọn ngành kĩ sư cơ khí. Khi được làm việc trong lĩnh vực mình yêu thích, người lao động có cơ hội để tích lũy kinh nghiệm, trau dồi kiến thức, đạt được thành công trong tương lai ⇒ tăng thu nhập để chăm lo cho bản thân và gia đình.

-----------Còn tiếp-----------

PHẦN 2: BÀI GIẢNG POWERPOINT CÔNG NGHỆ 9 ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CÁNH DIỀU 

CHÀO MỪNG TẤT CẢ CÁC EM ĐẾN VỚI TIẾT HỌC HÔM NAY!

BÀI 2: GIÁO DỤC KĨ THUẬT, CÔNG NGHỆ TRONG HỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC DÂN

I. CƠ CẤU HỆ THỐNG GIÁO DỤC VIỆT NAM

- Hãy kể tên các cấp học và trình độ đào tạo trong cơ cấu hệ thống giáo dục Việt Nam mà em biết.

 Giáo dục phổ thông gồm các cấp học nào?

- Giáo dục tiểu học được thực hiện trong bao nhiêu năm học?

- Trong giáo dục phổ thông, ở những thời điểm nào học sinh có thể lựa chọn tiếp tục học ở cấp học hoặc trình độ cao hơn?

II. PHÂN LUỒNG TRONG HỆ THỐNG GIÁO DỤC

Hãy nêu những thời điểm có sự phân luồng trong hệ thống giáo dục Việt Nam.

- Sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, học sinh có thể theo học những trình độ đào tạo nào?

- Phân luồng trong hệ thống giáo dục có mục đích gì? 

III. CƠ HỘI LỰA CHỌN NGHỀ NGHIỆP TRONG LĨNH VỰC KĨ THUẬT, CÔNG NGHỆ TRONG HỆ THỐNG GIÁO DỤC

- Vì sao nói hiện nay học sinh phổ thông có nhiều cơ hội lựa chọn nghề nghiệp kĩ thuật, công nghệ?

IV. NHỮNG HƯỚNG ĐI LIÊN QUAN TỚI NGHỀ NGHIỆP TRONG LĨNH VỰC KĨ THUẬT, CÔNG NGHỆ SAU KHI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC CƠ SỞ

- Hãy nêu những hướng đi liên quan tới nghề nghiệp trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở.

V. LUYỆN TẬP

- Trong cơ cấu hệ thống giáo dục Việt Nam, cơ hội lựa chọn nghề nghiệp kĩ thuật, công nghệ của người học bắt đầu có ở cấp học hoặc trình độ đào tạo nào?

- Nếu chọn nghề nghiệp trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ, học sinh trung học phổ thông nên chọn những môn học lựa chọn nào?

- Người có trình độ thạc sĩ có thể học tiếp lên trình độ?

- Kỹ sư xây dựng là người trực tiếp quản lý các dự án liên quan đến xây dựng, đảm bảo chúng được triển khai theo đúng kế hoạch và tiến độ. Để trở thành một kỹ sư xây dựng em cần học tốt tổ hợp môn học nào?

- Công nghệ thông tin đang là một ngành có tốc độ phát triển mạnh mẽ và cơ hội việc làm cao, mức thu nhập thuộc top đầu. Chính vì vậy, lập trình viên công nghệ thông tin là một trong những nghề thu hút nhiều người học. Để trở thành một lập trình viên công nghệ thông tin thì em cần học tốt tổ hợp các môn học nào?

- Sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở, bạn B muốn vừa học chương trình trung học phổ thông vừa học nghề thuộc lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ thì B sẽ lựa chọn học ở đâu?

-----------Còn tiếp-----------

PHẦN 3: TÀI LIỆU THAM KHẢO ĐƯỢC TẶNG KÈM

1. TRỌN BỘ TRẮC NGHIỆM CÔNG NGHỆ 9 ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CÁNH DIỀU 

Bộ trắc nghiệm công nghệ 9 định hướng nghề nghiệp cánh diều tổng hợp câu hỏi 4 mức độ khác nhau: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao

Bài 1: NGHỀ NGHIỆP TRONG LĨNH VỰC KĨ THUẬT, CÔNG NGHỆ

(21 CÂU)

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (8 CÂU)

Câu 1: Nghề nghiệp là gì?

A. Là các công việc không được xã hội công nhận, được xã hội công nhận và gắn bó lâu dài với mỗi người. 

B. Là tập hợp các công việc trong một lĩnh vực hoạt động lao động, được xã hội công nhận và gắn bó lâu dài với mỗi người. 

C. Là các hoạt động không cần đào tạo, không được xã hội công nhận và gắn bó một thời gian với mỗi người. 

D. Tập hợp các công việc không mang lại lợi ích cho cộng đồng, chỉ phục vụ bản thân. 

Câu 2: Vai trò của nghề nghiệp đối với xã hội là

A. cải thiện cuộc sống xã hội.

B. chỉ đảm bảo sản xuất hàng hóa. 

C. góp phần phát triển văn hóa.

D. không có vai trò đặc biệt nào. 

Câu 3: Ý nghĩa của việc lựa chọn đúng đắn nghề nghiệp đối với bản thân người lao động là

A. giúp cá nhân kiếm được nhiều tiền hơn.

B. chỉ đáp ứng được sở thích cá nhân.

C. mang lại sự hạnh phúc và hài lòng trong công việc. 

D. chỉ giúp cá nhân phát triển nghề nghiệp.

Câu 4: Sản phẩm của ngành nghề kỹ thuật, công nghệ không bao gồm

A. ô tô.

B. nước cam.

C. máy tính.

D. máy bay. 

Câu 5: Các ngành nghề trong lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ liên quan trực tiếp đến quá trình tạo ra sản phẩm nào dưới đây?

A. Quần áo. 

B. Đồ uống.

C. Máy móc.

D. Trái cây. 

Câu 6: Vai trò của nghề nghiệp đối với con người là

A. không có ảnh hưởng gì đặc biệt

B. tạo nguồn thu nhập không ổn định. 

C. không đảm bảo ổn định cuộc sống gia đình.

D. đảm bảo ổn định và phát triển cuộc sống.  

Câu 7: Sản phẩm của ngành nghề kĩ thuật, công nghệ có đặc điểm gì?

A. Liên tục đổi mới và ngày càng hiện đại.

B. Ngày càng đơn giản và ít đa dạng.

C. Liên tục đổi mới nhưng không đa dạng. 

D. Chỉ gồm các sản phẩm cơ bản nhất. 

Câu 8: Nghề nghiệp nào dưới đây thuộc lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ?

A. Kỹ sư xây dựng.

B. Thợ may.

C. Đầu bếp.

D. Bác sĩ. 

2. THÔNG HIỂU (7 CÂU)

Câu 1: Chọn phát biểu sai về đặc điểm của nghề nghiệp.

A. Gắn bó lâu dài với mỗi người.

B. Có sự biến đổi về số lượng nghề. 

C. Không có sự biến đổi về tính chất công việc.

D. Phục vụ cho đời sống cá nhân, gia đình và xã hội.

Câu 2: Người lao động trong ngành kỹ thuật, công nghệ cần đạt yêu cầu về phẩm chất nào dưới đây?

A. Chấp hành nghiêm kỉ luật lao động, trung thực.

B. Làm việc thiếu trách nhiệm.

C. Không tuân thủ đúng quy định.

D. Làm việc mất an toàn lao động. 

Câu 3: Yếu tố nào dưới đây không phải là mối nguy hại cho sức khỏe của người lao động trong ngành nghề kĩ thuật, công nghệ?

A. Khí độc. 

B. Nước sạch. 

C. Điện từ trường.

D. Khói bụi. 

Câu 4: Việc lựa chọn đúng đắn nghề nghiệp của người lao động ảnh hưởng như thế nào đối với xã hội?

A. Mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp và phát triển kinh tế.

B. Chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống cá nhân và gia đình.

C. Giúp tạo ra nhiều công việc mới trong xã hội.

D. Giảm năng suất lao động và hiệu quả việc làm.  

Câu 5: Tại sao việc lựa chọn đúng nghề nghiệp được coi là quan trọng đối với mỗi người? 

A. Chỉ để đảm bảo có nguồn thu nhập.

B. Để có thêm thời gian cho bản thân.

C. Để phát triển nghề nghiệp.

D. Đảm bảo hạnh phúc và chất lượng cuộc sống.

------Còn tiếp-----------

2. TRỌN BỘ ĐỀ THI CÔNG NGHỆ 9 ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CÁNH DIỀU 

        PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

        TRƯỜNG THCS…………...

Chữ kí GT2: ...........................

          

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1

CÔNG NGHỆ ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP 9  CÁNH DIỀU

NĂM HỌC: 2024 - 2025

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh:  …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

 

Điểm bằng số




 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

 

ĐỀ BÀI

 A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm) 

Câu 1 (0,25 điểm). Theo em, nghề nghiệp là gì?

  1. Là tập hợp những việc làm, nhiệm vụ mà mình thực hiện.

  2. Là tập hợp những người có năng lực, tri thức.

  3. Là tập hợp các công việc được xã hội công nhận.

  4. Là tập hợp những nhu cầu xã hội, mong cầu đáp ứng việc làm.

Câu 2 (0,25 điểm). Hệ thống giáo dục quốc dân là gì?

  1. Hệ thống giáo dục đa dạng

  2. Hệ thống giáo dục tư nhân

  3. Hệ thống giáo dục do chính phủ quản lý và kiểm soát

  4. Hệ thống giáo dục tự do

Câu 3 (0,25 điểm). Ý nào sau đây nói về tính chất của nghề nghiệp?

  1. Ổn định nhanh, thay đổi nhanh.

  2. Thay đổi thất thường, gắn bó lâu dài.

  3. Không ổn định, biến đổi đột ngột.

  4. Ổn định, gắn bó lâu dài.

Câu 4 (0,25 điểm). Khung cơ cấu hệ thống giáo dục Việt Nam bao gồm hệ thống giáo dục nào?

  1. Giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên.

  2. Giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông.

  3. Giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học.

  4. Giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên.

Câu 5 (0,25 điểm). Nghề nghiệp mang lại ý nghĩa gì cho xã hội?

  1. Thu nhập ổn định, bền vững.

  2. Môi trường thuận lợi để phát triển nhân cách.

  3. Thỏa mãn đam mê, khát khao.

  4. Thúc đẩy phát triển kinh tế, đem lại phồn vinh cho xã hội.

Câu 6 (0,25 điểm). Theo em, chọn đúng nghề nghiệp có ý nghĩa như thế nào đối với gia đình?

  1. Có động lực học tập, nghiên cứu, sáng tạo.

  2. Gánh vác một phần chi phí cho gia đình.

  3. Có chỗ đứng vững chắc trong xã hội.

  4. Phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

Câu 7 (0,25 điểm). Giáo dục phổ thông có bao nhiêu thời điểm phân luồng?

  1. Một thời điểm

  2. Hai thời điểm

  3. Ba thời điểm

  4. Bốn thời điểm

Câu 8 (0,25 điểm). Đâu là sản phẩm của nghề nghiệp thuộc lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ?

  1. Thiết bị tự động hóa.

  2. Sản phẩm thủ công.

  3. Tri thức, kinh nghiệm.

  4. Công nghệ cao lừa đảo chiếm đoạt tiền.

Câu 9 (0,25 điểm). Theo em, yêu cầu trình độ chuyên môn của ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ như thế nào?

  1. Hiểu biết về các môn xã hội, giao tiếp, ngôn ngữ.

  2. Có khả năng sử dụng các thiết bị công nghệ.

  3. Hiểu biết về các nguyên lí cơ bản của ngành kĩ thuật, công nghệ.

  4. Khả năng tự học, tự nghiên cứu.

Câu 10 (0,25 điểm). Theo em, sau khi tốt nghiệp trung học học cơ sở, học sinh có thể đi theo hướng nào?

  1. Vào học các trường đại học, cao đẳng.

  2. Vào học các nghề nghiệp trình độ sơ cấp, trung cấp.

  3. Đi làm lao động chân tay.

  4. Không đi làm, bố mẹ nuôi.

Câu 11 (0,25 điểm). Việc chọn đúng nghề nghiệp không mang lại ý nghĩa nào sau đây cho xã hội?

  1. Xây dựng kế hoạch gia đình trong tương lai.

  2. Tránh được các tệ nạn xã hội.

  3. Giảm thiểu tình trạng thất nghiệp.

  4. Tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của đất nước.

Câu 12 (0,25 điểm). Hệ thống giáo dục nào gồm giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở và giáo dục trung học phổ thông?

  1. Giáo dục thường xuyên

  2. Giáo dục cao đẳng

  3. Giáo dục đại học

  4. Giáo dục phổ thông

Câu 13 (0,25 điểm). Nhu cầu lao động trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ hiện nay ra sao?

  1. Ổn định

  2. Ngày càng lớn

  3. Ngày càng giảm

  4. Không xác định

Câu 14 (0,25 điểm). Mục tiêu chính của hệ thống giáo dục quốc dân là gì?

  1. Phát triển kỹ năng nghề nghiệp cho học sinh

  2. Nâng cao trình độ tri thức và văn hóa của cộng đồng

  3. Cung cấp giáo dục miễn phí cho tất cả học sinh

  4. Xóa đói, giảm nghèo cho người dân

Câu 15 (0,25 điểm). Hiện nay, người lao động được đào tạo có sự thay đổi về mặt nào?

  1. Tăng về số lượng

  2. Tăng về chất lượng

  3. Tăng về số lượng và chất lượng

  4. Không có sự thay đổi

------Còn tiếp-----------

 

Giáo án và PPT đồng bộ Công nghệ 9 Định hướng nghề nghiệp Cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Công nghệ 9 Định hướng nghề nghiệp Cánh diều

Cần nâng cấp lên VIP

Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:

  • Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
  • Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
  • Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
  • Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
  • Câu hỏi và bài tập tự luận
  • Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
  • Phiếu bài tập file word
  • File word giải bài tập
  • Tắt toàn bộ quảng cáo
  • Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..

Phí nâng cấp:

  • 1000k/6 tháng
  • 1150k/năm(12 tháng)

=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu

=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan

=> Giáo án công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp cánh diều

Xem thêm tài liệu:


Từ khóa: Giáo án và PPT đồng bộ công nghệ 9 định hướng nghề nghiệp cánh diều, soạn giáo án word và powerpoint Công nghệ 9 cánh diều, soạn công nghệ 9 định hướng nghề nghiệp

Tài liệu giảng dạy môn Công nghệ THCS

Tài liệu quan tâm

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay