Đáp án địa lí 11 kết nối tri thức Bài 23. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội của Nhật Bản
File đáp án địa lí 11 kết nối tri thức Bài 23. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội của Nhật Bản Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt
Xem: => Giáo án địa lí 11 kết nối tri thức
BÀI 23: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI CỦA NHẬT BẢN
MỞ ĐẦU
Nhật Bản là quốc gia nằm ở khu vực Đông Á, có điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên không thuận lợi như nhiều nước khác nhưng dân cư và xã hội có nhiều nét nổi bật, đặc sắc. Những điều kiện đó đã ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước?.
Trả lời:
- Mặc dù Nhật Bản không có lợi thế về tài nguyên thiên nhiên những với ý chí của con người, áp dụng những thành tựu khoa học- kĩ thuật đã giúp Nhật Bản trở thành một trong những cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới.
I. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ
Nhiệm vụ 1: Dựa vào thông tin mục I và hình 23.1, hãy:
CH1: Xác định vị trí địa lí của Nhật Bản.
Trả lời:
– Nhật là nước quần đảo tọa lạc trên Thái Bình Dương, thuộc Đông Á cách không xa lục địa châu Á.
– Lãnh thổ kéo dài theo chiều bắc nam theo hướng vòng cung với 4 đảo lớn Honshu, Hokkaido, Kyushu và Shikoku, diện tích 377.972,28 km2 ( hạng 62 thế giới).
CH2: Phân tích ảnh hưởng của vị trí địa lí đến phát triển kinh tế - xã hội Nhật Bản.
Trả lời:
- Có điều kiện để xây dựng hải cảng, phát triển tổng hợp kinh tế biển. Tuy nhiên nằm trên vành đai lửa Thái Bình Dương nên chịu tác động của nhiều thiên tai, động đất, sóng thần,..
II. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
Nhiệm vụ 2: Dựa vào thông tin mục II và hình 23.1, hãy:
CH1: Trình bày đặc điểm điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Nhật Bản.
Trả lời:
Nhân tố | Đặc điểm | Tác động |
Địa hình | Chủ yếu là đồi núi thấp, có nhiều núi lửa và có các đồng bằng nhỏ hẹp ven biển. - Bờ biển dài và khúc khuỷa. | Thiếu đất canh tác. - Động đất, núi lửa phun trào. - Phát triển nông nghiệp ở các đồng bằng ven biển. - Có nhiều cảnh quan đẹp để phát triển du lịch. Xây dựng các hải cảng. |
Khí hậu | Gió mùa và mưa nhiều. Có sự phân hóa từ Bắc xuống Nam: Bắc - Ôn đới gió mùa và Nam - Cận nhiệt đới gió mùa. | Tạo nên cơ cấu cây trồng và vật nuôi đa dạng. - Thiên tai: bão, lũ và mùa đông lạnh giá, tuyết rơi nhiều. |
Sông ngòi | - Nhỏ, ngắn và dốc. - Có nhiều suối nước nóng. | Có giá trị thủy điện và tưới tiêu. -Phát triển du lịch. |
Khoáng sản | Nghèo, chỉ có một số loại: than đá, đồng. | Thiếu nhiên liệu để phát triển công nghiêp. |
CH2: Phân tích ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đến phát triển kinh tế - xã hội Nhật Bản.
Trả lời:
- a) Địa hình, đất
- Ảnh hưởng:
+ Địa hình núi cao gây khó khăn cho giao thông trong các vùng, một số núi phát triển du lịch (Phú Sĩ).
+ Các đồng bằng ven biển có đất đai màu mỡ thích hợp trồng cây lương thực, định cư.
- b) Khí hậu
- Ảnh hưởng: Khí hậu phân hóa tạo điều kiện cho Nhật Bản phát triển cây trồng, vật nuôi đa dạng, thuận lợi cho du lịch.
- c) Sông, hồ
- Ảnh hưởng:
+ Sông có ít giá trị giao thông nhưng có giá trị về thủy điện và cung cấp nước cho sản xuất, sinh hoạt.
+ Hồ có giá trị cao với du lịch, nghỉ dưỡng.
- d) Biển
- Ảnh hưởng:
+ Vùng biển nhiều vũng vịnh thuận lợi để xây dựng cảng biển, phát triển giao thương.
+ Vùng biển giàu hải sản là điều kiện thuận lợi để phát triển ngành đánh cá.
- e) Sinh vật
- Ảnh hưởng: Rừng và các vườn quốc gia là tài nguyên có giá trị cao để phát triển ngành lâm nghiệp và du lịch, điều hòa khí hậu
- g) Khoáng sản
- Ảnh hưởng: là khó khăn cho Nhật Bản trong việc phát triển kinh tế vì thiếu nguồn nguyên - nhiên liệu cho các ngành công nghiệp, tốn kém cho chi phí nhập khẩu.
III. DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI
- Dân cư
Nhiệm vụ 3: Dựa vào thông tin mục 1, và hình 23.3, hãy:
CH1: Nêu đặc điểm nổi bật về dân cư Nhật Bản.
Trả lời:
- Đông dân với 126,2 triệu người (2020)
- Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên thấp và giảm.
- Kết cấu dân số già. Tuổi thọ trung bình: 84 tuổi
– Đông dân, tốc độ tăng dân số hàng năm thấp và đang giảm dần, dân số ở độ tuổi 65 trở lên ngày càng tăng.
– Mật độ dân số trung bình cao, dân cư tập trung nhiều ở các đô thị ven biển.
– Người dân cần cù, có tinh thần trách nhiệm, ham học.
CH2: Phân tích ảnh hưởng của đặc điểm dân cư đến phát triển kinh tế - xã hội của Nhật Bản.
Trả lời:
Thuận lợi:
- Dân số đông, nguồn lao động dồi dào.
- Người lao động Nhật Bản cần cù, làm việc tích cực, với ý thức tự giác và tinh thần trách nhiệm rất cao, đầu tư cho giáo dục là động lực cho phát triển kinh tế.
Khó khăn:
- Dân số giá gây thiếu nguồn lao động trong tương lai.
- Chi phí cho người già lớn (y tế, nuôi dưỡng, bảo hiểm xã hội và các phúc lợi công,...)
- Xã hội
CH: Dựa vào thông tin mục 2, hãy phân tích tác động của các đặc điểm xã hội tới phát triển kinh tế - xã hội của Nhật Bản.
Trả lời:
- Nhật Bản có phong tục tập quán và nền văn hóa đặc sắc. Người dân rất chăm chỉ, có tính kỉ luật và tinh thần trách nhiệm cao. Dẫn đầu về số lượng bằng sáng chế thế giới, đặc biệt lĩnh vực trí tuệ nhân tạo và công nghệ.
- Ý chí vươn lên đã khắc phục được khó khăn về điều kiện tự nhiên tạo điều kiện thúc đẩy nền kinh tế.
LUYỆN TẬP- VẬN DỤNG
Luyện tập
CH1: Tại sao nói điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Nhật Bản không thực sự thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội?
Trả lời:
+ Tài nguyên khoáng sản nghèo nàn
+ Điều kiện khí hậu khắc nghiệt
+ Nhiều thiên tai như động đất, sóng thần,...
CH2: Dựa vài bảng 23.1, hãy nhận xét sự thay đổi trong cơ cấu dân số theo tuổi của Nhật Bản giai đoạn 1950- 2020.
Trả lời:
Cơ cấu dân số già hóa. tỉ lệ trẻ dưới 15 tuổi, 15- 64 tuổi giảm. Từ 65 tuổi tăng.
Vận dụng
CH: Tìm kiến thông tin, trình bày thực trạng và ảnh hưởng của già hóa dân số đến phát triển kinh tế - xã hôi của Nhật Bản.
Trả lời:
Nhật Bản đang là một trong những quốc gia có tỷ lệ già hóa dân số ở Nhật Bản mức khá cao. Số lượng người lớn tuổi ở đây tăng cao qua từng năm và tỷ lệ người trẻ thấp đi.
Nhật Bản là một trong những quốc gia phát triển bậc nhất tại Châu Á và có vị thế cao trên toàn cầu. Tuy nhiên quốc gia này đang đứng trước nguy cơ già hóa dân số ở Nhật Bản. Số lượng người già ngày càng tăng lên, tỷ lệ sinh thấp dần theo từng năm và số lượng người trẻ, người trong độ tuổi lao động rất thấp. Điều này dẫn đến nhiều hệ lụy trong tương lai như thiếu nguồn lao động, nhà nước mất nhiều chi phí phúc lợi xã hội cho người già.
=> Giáo án Địa lí 11 kết nối bài 23: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội Nhật Bản