Đáp án hóa học 11 cánh diều bài 19: Carboxylic acid (P1)

File đáp án hóa học 11 cánh diều bài 19: Carboxylic acid. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt

Xem: => Giáo án hóa học 11 cánh diều

BÀI 19. CARBOXYLIC ACID

Bài 1: Hãy viết công thức cấu tạo của acetic acid...

Đáp án:

Acetic acid có công thức cấu tạo là CH3COOH. 

Acetic acid có tính chất hóa học:

  • Tính acid yếu: làm quỳ tím chuyển thành màu đỏ, phản ứng được với kim loại, base, oxide base và muối.
  • Phản ứng ester hóa.

Ứng dụng: dùng làm giấm, dùng trong công nghiệp dệt, dược phẩm, sản xuất nước hoa, ...

I. KHÁI NIỆM VÀ DANH PHÁP

Bài 1: Hãy chỉ ra hợp chất carboxylic acid trong số các chất dưới đây...

Đáp án:

Hợp chất carboxylic acid là: (A), (C), (E).

Carboxylic acid là những hợp chất hữu cơ mà trong phân tử chứa nhóm carboxyl (-COOH) liên kết trực tiếp với nguyên tử carbon hoặc nguyên tử hydrogen.

Bài 2: Viết công thức cấu tạo, gọi tên thay thế của...

Đáp án:

Carboxylic acid C5H10O2

II. TÍNH CHẤT VẬT LÍ

Bài 1: Căn cứ các dữ liệu về nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy...

Đáp án:

Ở nhiệt độ thường, carboxylic acid mạch ngắn (chứa không quá 4 nguyên tử carbon trong phân tử) là chất lỏng, carboxylic acid mạch dài là chất rắn dạng sáp.

 

Bài 2: Cho các chất có công thức cấu tạo sau...

Đáp án:

Nhiệt độ sôi: (B) < (C) < (D) < (A) < (E).

Nhiệt độ sôi của hydrocarbon < carbonyl < alcohol < carboxylic acid.

Khối lượng phân tử càng lớn thì nhiệt độ sôi càng cao => Nhiệt độ sôi HCOOH < CH3COOH.

Bài 3: Vì sao acetic acid có thể tan vô hạn trong nước?

Đáp án:

Acetic acid (CH3COOH) là carboxylic acid mạch ngắn, có phân tử khối nhỏ và có khả năng tạo liên kết hydrogen với nước nên tan vô hạn trong nước.

III. TÍNH CHẤT HÓA HỌC

Bài 1: Từ đặc điểm cấu tạo của nhóm carboxyl...

Đáp án:

Trong nhóm carboxyl, mật độ electron tại nhóm OH chuyển dịch về phía nhóm C=O nên nguyên tử hydrogen trong nhóm OH trở nên linh động hơn và mang một phần điện tích dương (δ+). Tương tự như aldehyde và ketone, liên kết C=O trong phân tử carboxylic acid cũng là liên kết phân cực, do đó nguyên tử carbon mang một phần điện tích dương (δ+).

=> Carboxylic acid thể hiện tính acid và tham gia phản ứng ester hoá.

 

Bài 2: Từ các giá trị Ka cho trong Bảng 19.2...

Đáp án:

Dễ thấy HCOOH có giá trị Ka lớn nhất nên HCOOH có tính acid mạnh nhất.

(Ka = [RCOO−][H+][RCOOH])

Bài 3: Khả năng đổi màu quỳ tím của acetic acid...

Đáp án:

Hiện tượng: Quỳ tím chuyển sang màu đỏ vì acetic acid có tính acid yếu.

Bài 4: Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy...

Đáp án:

  1. a) 2CH3CH2COOH + Zn → (CH3CH2COO)2Zn + H2
  2. b) 2CH3CH2COOH + CuO → (CH3CH2COO)2Cu + H2O
  3. c) 2CH3CH2COOH + Cu(OH)2→ (CH3CH2COO)2Cu + 2H2O
  4. d) 15CH3CH2COOH + 14CaCO3→ 14CH3CH2COOCa + 10H2O + 17CO2

 

Bài 5: Phản ứng của acetic acid với magnesium...

Đáp án:

Kim loại magnesium tan dần tạo thành dung dịch màu không màu và có khí không màu thoát ra.

2CH3COOH + Mg → (CH3COO)2Mg + H2

Bài 6: Trình bày cách phân biệt các dung dịch sau...

Đáp án:

Lấy mỗi chất một ít ra các ống nghiệm tương ứng có đánh số từ 1 đến 3:

- Cho quỳ tím vào 3 lọ mẫu thử đã đánh số => Lọ chứa acetic acid và acrylic acid sẽ đổi màu quỳ tím thành đỏ còn lọ chứa acetaldehyde không đổi màu.

=> Nhận biết acetaldehyde.

- Tiếp tục cho 2 lọ còn lại phản ứng hóa học với dung dịch bromine => Lọ chứa acrylic acid sẽ làm mất màu nước bromine.

PTHH: CH2=CH-COOH + Br2 → CH2Br-CHBr-COOH

Bài 7: Ấm (siêu) đun nước lâu ngày thường có...

Đáp án:

Sử dụng giấm ăn để loại bỏ lớp cặn ở dưới đáy ấm nước.

Trong giấm ăn có acetic acid (CH3COOH) là acid yếu có khả năng tác dụng với lớp cặn màu trắng (CaCO3) dưới đáy ấm nước.

2CH3COOH + CaCO3 → (CH3COO)2Ca + CO2 + H2O

Bài 7: Phản ứng của acetic acid với sodium carbonate...

Đáp án:

Hiện tượng: phản ứng tạo dung dịch không màu và có khí thoát ra.

2CH3COOH + Na2CO3 → 2CH3COONa + CO2 + H2

Bài 8: Do phản ứng ester hoá là phản ứng thuận nghịch...

Đáp án:

Phản ứng este hóa là thuận nghịch, muốn tăng hiệu suất phản ứng thuận, ta tăng nống độ các chất tham gia phản ứng hoặc giảm nồng độ các chất sản phẩm, đồng thời dùng xúc tác H2SO4 đặc. 

Bài 9: Trong thí nghiệm điều chế ethyl acetate...

Đáp án:

Không đun sôi hỗn hợp phản ứng vì nhiệt độ quá cao sẽ làm các nguyên liệu bay hơi đồng thời thúc đẩy tạo sản phẩm phụ.

Dung dịch NaCl bão hòa có tỉ khối lớn, giúp ester tách ra và nổi lên dễ dàng hơn.

Bài 10: Phản ứng điều chế ethyl acetate...

Đáp án:

Hiện tượng: khi cho vào ống nghiệm dung dịch NaCl bão hòa, thấy dung dịch phân thành hai lớp và dung dịch có mùi thơm là CH3COOC2H5.

PTHH: 

IV. ỨNG DỤNG VÀ ĐIỀU CHẾ

BÀI TẬP CUỐI SGK

Bài 1: Hợp chất X có công thức cấu tạo...

Đáp án:

Đáp án C. 

=> Giáo án Hoá học 11 cánh diều Bài 19: Carboxylic acid

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: File word đáp án hóa học 11 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay