Đáp án Lịch sử 12 cánh diều Bài 12: Hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ đầu thế kỉ xx đến năm 1975.

File đáp án Lịch sử 12 cánh diều Bài 12: Hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ đầu thế kỉ xx đến năm 1975.. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt.

BÀI 12. HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN NĂM 1975.

Mở đầu: 

A group of people sitting at a table

Description automatically generated

Sáng ngày 27-1-1973, tại Trung tâm hội nghị quốc tế Cờ-lê-bê (Pa-ri, Pháp), Hiệp định Pa-ri về Việt Nam được kí kết, khép lại hội nghị dài nhất trong lịch sử ngoại giao thế giới - một hội nghị mà chỉ riêng kiểu dáng chiếc bàn đàm phán cũng khiến các bên trải qua hơn một năm thảo luận, tranh cãi với hàng chục phiên họp. Hiệp định Pa-ri cũng kết thúc thắng lợi cuộc đấu tranh lâu dài nhất, khó khăn nhất trong lịch sử đối ngoại Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1975.

Vậy hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1975 diễn ra như thế nào?

Hướng dẫn chi tiết:

Đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng 1975 , trong công cuộc đấu tranh vì mục tiêu giải phóng dân tộc. một số nhà yêu nước Việt Nam đã có những hoạt động đối ngoại bước đầu

1. HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI CHỦ YẾU CỦA VIỆT NAM TRONG ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP DÂN TỘC TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN CÁCH MẠNG THÁNG 8 NĂM 1945. 

Câu hỏi: Nêu hoạt động đối ngoại chủ yếu của Việt Nam trong đấu tranh giành độc lập dân tộc từ đầu thế kì XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945.

Hướng dẫn chi tiết:

Phan Bội Châu

- Giai đoạn 1905- 1909: Sang Nhật Bản, tiếp xúc với một số nhân vật như Lương Khải Siêu, ,..; tổ chức phong trào Đông du; tham gia thành lập Đông Á Đồng minh Hội và Điền – Quế – Việt liên minh.

- Giai đoạn 1909- 1925: Tiếp xúc với nhiều người yêu nước Trung Quốc; thành lập và triển khai các hoạt động của Việt Nam Quang phục Hội, tham gia sáng lập Hội Chấn Hoa Hưng Á; cử người liên lạc với một số tổ chức, đại diện nước ngoài. 

Phan Châu Trinh

- Năm 1906: Sang Nhật Bản rồi về nước, gửi thư đề nghị Toàn quyền Đông Dương cải cách chế độ cai trị, mở mang kinh tế, giáo dục đối với nhân dân Việt Nam.

- Từ năm 1911- 1925: Hoạt động tại Pháp; gửi kiến nghị lên Chính phủ Pháp; lên án chính sách cai trị của chính quyền thực dân Pháp ở Đông Dương; viết báo, diễn thuyết để thức tỉnh dư luận Pháp về tình hình Việt Nam, ...

Nguyễn Ái Quốc

- Từ năm 1918- 1920: Gia nhập Đảng Xã hội Pháp, bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế III, tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp nhằm tìm kiếm sự ủng hộ đối với cách mạng Việt Nam.

- Từ năm 1921- 1930: Tham dự nhiều hoạt động của Quốc tế Cộng sản ở Liên Xô, Trung Quốc; tham gia sáng lập hai tổ chức có tính chất quốc tế là Hội Liên hiệp thuộc địa và Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông.

Đảng Cộng Sản Đông Dương

- Trong giai đoạn 1930 – 1940, Đảng Cộng sản Đông Dương duy trì liên lạc với Quốc tế Cộng sản, các đảng cộng sản và phong trào vô sản ở các nước. 

- Tháng 4-1931, Đảng Cộng sản Đông Dương từ vị trí là phân bộ của Đảng Cộng sản Pháp ở thuộc địa trở thành một chi bộ độc lập của Quốc tế Cộng sản. 

- Trong giai đoạn 1941 – 1945, hoạt động đối ngoại của Đảng Cộng sản Đông Dương thể hiện chủ trương ủng hộ Liên Xô cùng lực lượng Đồng minh trong cuộc chiến chống phát xít. 

- Từ năm 1942 đến năm 1945, Hồ Chí Minh đã hai lần sang Trung Quốc để vận động ngoại giao với lực lượng Đồng minh.

2. HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI CHỦ YẾU CỦA VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP (1945- 1954).

Câu hỏi: Đọc thông tin, nêu những hoạt động đối ngoại chủ yếu của Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp (1945-1954).

Hướng dẫn chi tiết:

năm 1945

Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư, công hàm cho Đại hội đồng Liên hợp quốc và chính phủ một số nước, đề nghị công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam.

Trước ngày 6 -3-1946

Thực hiện chính sách ngoại giao mềm mỏng với quân đội Trung Hoa Dân quốc, cương quyết chống thực dân Pháp xâm lược

Từ ngày 6-3-1946

Kí với Pháp Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946)  và kí với Pháp bản Tạm ước Việt – Pháp (14-9-1946).

Năm 1951

Tăng cường mối quan hệ đoàn kết giữa ba nước Đông Dương

Năm 1947- 1949

Thiết lập cơ quan đại diện ngoại giao, phòng Thông tin tại Thái Lan, Miến Điện, Ấn Độ; cử đại diện tham gia một số hội nghị quốc tế và khu vực tại châu Á và châu Âu.

Năm 1950

Thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước xã hội chủ nghĩa: Trung Quốc, Liên Xô, Triều Tiên và một số nước Đông Âu, ...

Năm 1954

Cử phái đoàn ngoại giao tham dự Hội nghị và kí kết Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương.

3. HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI CHỦ YẾU CỦA VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ (1954- 1975).

Câu hỏi: Nêu hoạt động đối ngoại chủ yếu của Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ (1954 – 1975).

Hướng dẫn chi tiết:

LUYỆN TẬP

Câu 1: Hoàn thành nội dung bảng hoạt động đối ngoại chủ yếu của Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1975 theo mẫu sau vào vở ghi

Giai đoạn

Hoạt động đối ngoại chủ yếu

Từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945

?

Trong kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954)

?

Trong kháng chiến chống Mỹ (1954 – 1975)

?

Hướng dẫn chi tiết:

Giai đoạn

Hoạt động đối ngoại chủ yếu

Từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945

Hoạt động đối ngoại của Phan Bội Châu:

- Giai đoạn 1905- 1909: Sang Nhật Bản, tiếp xúc với một số nhân vật như Lương Khải Siêu, ,..; tổ chức phong trào Đông du; tham gia thành lập Đông Á Đồng minh Hội và Điền – Quế – Việt liên minh.

- Giai đoạn 1909- 1925: Tiếp xúc với nhiều người yêu nước Trung Quốc; thành lập và triển khai các hoạt động của Việt Nam Quang phục Hội, tham gia sáng lập Hội Chấn Hoa Hưng Á; cử người liên lạc với một số tổ chức, đại diện nước ngoài. 

Hoạt động đối ngoại của Phan Châu Trinh:

- Năm 1906: Sang Nhật Bản rồi về nước, gửi thư đề nghị Toàn quyền Đông Dương cải cách chế độ cai trị, mở mang kinh tế, giáo dục đối với nhân dân Việt Nam.

- Từ năm 1911- 1925: Hoạt động tại Pháp; gửi kiến nghị lên Chính phủ Pháp; lên án chính sách cai trị của chính quyền thực dân Pháp ở Đông Dương; viết báo, diễn thuyết để thức tỉnh dư luận Pháp về tình hình Việt Nam, ...

Hoạt động đối ngoại của Nguyễn Ái Quốc:

- Từ năm 1918- 1920: Gia nhập Đảng Xã hội Pháp, bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế III, tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp nhằm tìm kiếm sự ủng hộ đối với cách mạng Việt Nam.

- Từ năm 1921- 1930: Tham dự nhiều hoạt động của Quốc tế Cộng sản ở Liên Xô, Trung Quốc; tham gia sáng lập hai tổ chức có tính chất quốc tế là Hội Liên hiệp thuộc địa và Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông.

Hoạt động đối ngoại của Đảng Cộng Sản Đông Dương: 

- Trong giai đoạn 1930 – 1940, Đảng Cộng sản Đông Dương duy trì liên lạc với Quốc tế Cộng sản, các đảng cộng sản và phong trào vô sản ở các nước. 

- Tháng 4-1931, Đảng Cộng sản Đông Dương từ vị trí là phân bộ của Đảng Cộng sản Pháp ở thuộc địa trở thành một chi bộ độc lập của Quốc tế Cộng sản. 

- Trong giai đoạn 1941 – 1945, hoạt động đối ngoại của Đảng Cộng sản Đông Dương thể hiện chủ trương ủng hộ Liên Xô cùng lực lượng Đồng minh trong cuộc chiến chống phát xít. 

- Từ năm 1942 đến năm 1945, Hồ Chí Minh đã hai lần sang Trung Quốc để vận động ngoại giao với lực lượng Đồng minh.

Trong kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954)

- Từ năm 1945: Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư, công hàm cho Đại hội đồng Liên hợp quốc và chính phủ một số nước, đề nghị công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam.

- Trước ngày 6 -3-1946: Thực hiện chính sách ngoại giao mềm mỏng với quân đội Trung Hoa Dân quốc, cương quyết chống thực dân Pháp xâm lược.

- Từ ngày 6-3-1946 Kí với Pháp Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946)   và kí với Pháp bản Tạm ước Việt – Pháp (14-9-1946).

- Năm 1951: Tăng cường mối quan hệ đoàn kết giữa ba nước Đông Dương. 

- Năm 1947- 1949: Thiết lập cơ quan đại diện ngoại giao, phòng Thông tin tại Thái Lan, Miến Điện, Ấn Độ; cử đại diện tham gia một số hội nghị quốc tế và khu vực tại châu Á và châu Âu.

- Năm 1950: Thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước xã hội chủ nghĩa: Trung Quốc, Liên Xô, Triều Tiên và một số nước Đông Âu, ...

- Năm 1954: Cử phái đoàn ngoại giao tham dự Hội nghị và kí kết Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương. 

Trong kháng chiến chống Mỹ (1954 – 1975)

- Đấu tranh yêu cầu thực hiện Hiệp định Giơ-ne-vơ.

- Củng cố, phát triển quan hệ với các nước xã hội chủ nghĩa.

- Tăng cường mối quan hệ đoàn kết giữa ba nước Đông Dương.

- Đàm phán, kí kết Hiệp định Pa-ri.

- Mở rộng quan hệ ngoại giao với các nước, đặc biệt là sau khi Hiệp định Pa-ri được kí kết (1973); đẩy mạnh đối ngoại nhân dân.

VẬN DỤNG

Câu 2: Sưu tầm tư liệu về sự ủng hộ, giúp đỡ của bạn bè quốc tế đối với Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) và kháng chiến chống Mỹ (1954 – 1975)

Hướng dẫn chi tiết:

- Trong cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, Việt Nam đã nhận được sự ủng hộ và giúp đỡ mạnh mẽ từ bạn bè quốc tế. Liên Xô và Trung Quốc là những đồng minh quan trọng, cung cấp hỗ trợ về vũ khí, đào tạo quân sự và tài chính.

- Trong kháng chiến chống Pháp và Mỹ, nhiều quốc gia và tổ chức trên thế giới đã đứng về phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trong đó có Liên Xô, Trung Quốc, Cuba, và nhiều quốc gia châu Phi và châu Á.

-  Hỗ trợ này bao gồm vật liệu chiến tranh, tài trợ kinh tế và sự đồng lòng trong diễn đàn quốc tế. Sự ủng hộ này đã chứng minh tầm quan trọng của tình đoàn kết quốc tế trong cuộc chiến tranh và đã đóng góp lớn vào sự giành độc lập của Việt Nam.

Câu 3: Từ những hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1975, có thể rút ra những bài học kinh nghiệm gì trong hoạt động đối ngoại hiện nay?

Hướng dẫn chi tiết:

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: File word đáp án Lịch sử 12 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay