Giáo án Lịch sử 12 Cánh diều bài 12: Hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1975

Giáo án bài 12: Hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1975 sách Lịch sử 12 cánh diều. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Lịch sử 12 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án lịch sử 12 cánh diều

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử 12 cánh diều đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHỦ ĐỀ 5: LỊCH SỬ ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM 

THỜI CẬN – HIỆN ĐẠI

BÀI 12: HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM

TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN NĂM 1975 

(3 tiết)

 

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ: 

  • Nêu được những hoạt động đối ngoại chủ yếu của Việt Nam trong đấu tranh giành độc lập dân tộc (từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945), trong kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954), trong kháng chiến chống Mỹ (1954 – 1975).

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: Khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập; tự lực làm những nhiệm vụ học tập được giao trên lớp và ở nhà. 

  • Giao tiếp và hợp tác: Hợp tác và giao tiếp với các bạn trong các nhiệm vụ học tập.

  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phát hiện được vấn đề từ các nhiệm vụ học tập và tìm cách giải quyết chúng. 

Năng lực riêng: 

  • Tìm hiểu lịch sử: Biết cách sưu tầm và khai thác tư liệu để tìm hiểu về những hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1975.

  • Nhận thức và tư duy lịch sử: Nêu được những hoạt động đối ngoại chủ yếu của Việt Nam trong đấu tranh giành độc lập dân tộc (từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945), trong kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954), trong kháng chiến chống Mỹ (1954 – 1975).

  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng: Sưu tầm tư liệu về sự ủng hộ, giúp đỡ của bạn bè quốc tế đối với Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) và kháng chiến chống Mỹ (1954 – 1975); Từ những hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1975, có thể rút ra những bài học kinh nghiệm gì trong hoạt động đối ngoại hiện nay?

3. Phẩm chất

  • Yêu nước: Trân trọng, tự hào về những đóng góp cho phong trào giải phóng dân tộc của các bậc tiền bối. 

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC 

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án, SGK, SGV, SBT Lịch sử 12 – Cánh diều.

  • Bản đồ thế giới.

  • Tư liệu lịch sử (hình ảnh, văn bản) về hoạt động đối ngoại của các cá nhân, các tổ chức cách mạng từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945. 

  • Phiếu học tập (giấy A0), nam châm dán Phiếu học tập, bút màu.

  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

  • SGK, SBT Lịch sử 12 – Cánh diều.

  • Đọc trước nội dung bài học và sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về Hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1975.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo sự lôi cuốn, kích thích HS muốn khám phá về hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1975.

b. Nội dung: GV trình chiếu cho HS quan sát Hình 1 SGK tr.73 và trả lời câu hỏi: Nêu ý nghĩa khi đại diện Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam – Nguyễn Thị Bình kí Hiệp định Pa-ri (27-1-1973).

c. Sản phẩm: Cảm nhận của HS sau khi xem hình ảnh.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS quan sát Hình 1 SGK tr.73:

CHỦ ĐỀ 5: LỊCH SỬ ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM THỜI CẬN – HIỆN ĐẠI

Hình 1. Nguyễn Thị Bình, đại diện Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam, kí Hiệp định Pa-ri (27-1-1973)

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi: Nêu ý nghĩa khi đại diện Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam – Nguyễn Thị Bình kí Hiệp định Pa-ri (27-1-1973).

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, vận dụng hiểu biết của bản thân và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu cảm nhận sau khi xem hình ảnh.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

+ Chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình:

  • Đánh dấu sự kết thúc chính thức của cuộc chiến tranh giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho việc lập lại hòa bình ở Việt Nam.

  • Chấm dứt sự can thiệp quân sự trực tiếp của Mỹ vào cuộc xung đột.

+ Công nhận vai trò của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam:

  • Sự thừa nhận chính thức về mặt pháp lí đối với thực thể chính trị này, tạo ra cơ sở pháp lí và chính trị cho những bước đi tiếp theo trong cuộc đấu tranh thống nhất đất nước.

  • Chính phủ Cách mạng lâm thời được quốc tế công nhận là một bên tham gia đàm phán và kí kết hiệp định, khẳng định vị thế và vai trò của mình trên trường quốc tế.

+ Đặt nền móng cho thống nhất đất nước:

  • Tiến tới thống nhất đất nước thông qua các giải pháp hòa bình và chính trị, giảm thiểu sự tàn phá và hy sinh thêm từ chiến tranh.

  • Đặt nền tảng cho việc thống nhất đất nước thông qua phương thức dân chủ.

+ Thắng lợi ngoại giao của Việt Nam:

  • Là một thắng lợi lớn về mặt chính trị và ngoại giao của Việt Nam.

  • Minh chứng cho sự ủng hộ và đồng tình của nhiều quốc gia trên thế giới đối với cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Việt Nam.

+ Tạo điều kiện cho công cuộc tái thiết và phát triển: Tạo điều kiện cho cả hai miền Nam và Bắc Việt Nam tập trung vào công cuộc tái thiết và phát triển kinh tế, xã hội.

+ Khẳng định tinh thần đoàn kết, kiên cường và quyết tâm của nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do và thống nhất đất nước.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Sáng ngày 27-1-1973, tại Trung tâm hội nghị quốc tế Cờ-lê-bê (Pa-ri, Pháp), Hiệp định Pa-ri về Việt Nam được kí kết, khép lại hội nghị dài nhất trong lịch sử ngoại giao thế giới – một hội nghị mà chỉ riêng kiểu dáng chiếc bàn đàm phán cũng khiến các bên trải qua hơn một năm thảo luận, tranh cãi với hàng chục phiên họp. Hiệp định Pa-ri cũng kết thúc thắng lợi cuộc đấu tranh lâu dài nhất, khó khăn nhất trong lịch sử đối ngoại Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1975. Vậy hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1975 diễn ra như thế nào? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay: Bài 12 – Hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1975.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu hoạt động đối ngoại chủ yếu của Việt Nam trong đấu tranh giành độc lập dân tộc từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được những hoạt động đối ngoại chủ yếu của Việt Nam trong đấu tranh giành độc lập dân tộc từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945.

b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc nhóm, khai thác Hình 2 – Hình 6, Tư liệu, mục Em có biết, mục Góc mở rộng, mục Góc khám phá, thông tin mục 1 SGK tr.73 – 75 và trả lời câu hỏi: Nêu hoạt động đối ngoại chủ yếu của Việt Nam trong đấu tranh

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về những hoạt động đối ngoại chủ yếu của Việt Nam trong đấu tranh giành độc lập dân tộc từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

* Tìm hiểu về hoạt động đối ngoại của một số nhà yêu nước Việt Nam tiêu biểu

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ai hiểu biết hơn”.

- GV phổ biến luật chơi cho HS:

+ HS cả lớp chia làm 2 đội. 

+ Lần lượt các thành viên trong 2 đội chơi nêu thông tin, hiểu biết về hai nhà hoạt động đối ngoại Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh (Thông tin của HS trước không được trùng lặp với HS sau).

+ GV lần lượt nhận xét, đánh giá thông tin 2 đội đưa ra. Trong vòng 5 – 7 phút, đội nào đưa ra được nhiều thông tin chính xác hơn, đó là đội thắng cuộc.  

Gợi ý: 

+ Phan Bội Châu (1867 - 1940): 

  • Tên khai sinh là Phan Văn San, vì chữ San trùng với tên húy của vua Duy Tân - Vĩnh San nên phải đổi thành Phan Bội Châu); hiệu Hải Thụ, sau lấy hiệu là Sào Nam (và một số bút danh khác). 

  • Ông sinh ngày 26/12/1867, quê ở làng Đan Nhiễm (nay là xã Xuân Hoà), huyện Nam Đàn, Nghệ An. 

  • Trong quá trình hoạt động, những năm 1905 - 1908, Phan Bội Châu lãnh đạo phong trào Đông du, tổ chức cho gần 200 thanh niên yêu nước sang Nhật Bản học tập, đồng thời, cũng liên lạc với các hội yêu nước của học sinh và chính khách các nước có mặt ở Nhật Bản nhằm trao đổi kinh nghiệm vận động cứu nước.

+ Phan Châu Trinh (1872 - 1926): 

  • Hiệu là Tây Hồ, sinh ngày 9/9/1872 tại làng Tây Lộc, huyện Hà Đông (nay thuộc thôn Tây Lộc, xã Tam Lộc, huyện Phú Ninh), tỉnh Quảng Nam. 

  • Năm 1900, Phan Châu Trinh thi đỗ Cử nhân, một năm sau đỗ Phó bảng nhưng phải trở về quê lo đám tang anh ruột và ở lại quê nhà dạy học. Năm 1903, Phan Châu Trinh được bổ nhiệm Thừa biện Bộ lễ, đến năm 1904, ông đã từ quan trở về quê. 

  • Phan Châu Trinh là một nhân vật nổi bật trong phong trào Duy tân đầu thế kỉ XX, là một nhà nho yêu nước có nhiều quan điểm tiến bộ. Có thể xem ông là một trong những người có tư tưởng dân chủ sớm nhất trong số các nhà nho yêu nước đầu thế kỉ XX.

- GV cho HS xem thêm video về nhà hoạt động đối ngoại.

+ Video: Phan Bội Châu - Ông già bến Ngự.

https://www.youtube.com/watch?v=bjAorhrD2ec&t=12s

+ Video: Phan Chu Trinh một nhân sỹ yêu nước thế kỉ XX.

https://www.youtube.com/watch?v=fL2SkUqR9Vs

- GV dẫn giải về bối cảnh lịch sử và yêu cầu đối mới của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, sự cần thiết tìm ra các hoạt động đối ngoại để mở ra đường hướng mới cho cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.

+ Bối cảnh lịch sử: cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp làm biến đổi kinh tế, xã hội.

+ Yêu cầu khách quan: con đường giải phóng dân tộc theo ngọn cờ phong kiến bế tắc, cần tìm kiếm con đường cứu nước mới.

+ Nhiệm vụ: triển khai các hoạt động đối ngoại, tìm kiếm sự ủng giúp đỡ của các lực lượng tiến bộ cho cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.

- GV chia HS cả lớp thành các nhóm chẵn, lẻ.

- GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm:

+ Nhóm chẵn: Tìm hiểu về hoạt động đối ngoại của một số nhà yêu nước Việt Nam tiêu biểu.

+ Nhóm lẻ: Tìm hiểu về hoạt động đối ngoại của Đảng Cộng sản Đông Dương.

- GV giao nhiệm vụ cụ thể cho Nhóm chẵn: 

Khai thác Bảng 1, Tư liệu SGK tr.73 – 75 và trả lời câu hỏi: Nêu hoạt động đối ngoại của một số nhà yêu nước Việt Nam tiêu biểu.

CHỦ ĐỀ 5: LỊCH SỬ ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM THỜI CẬN – HIỆN ĐẠI

- GV cung cấp thêm cho HS một số tư liệu (Đính kèm phía dưới Hoạt động 1).

- GV hướng dẫn HS khai thác Hình 5 kết hợp đọc mục Em có biết SGK tr.74, 75 để tìm hiểu về hoạt động yêu nước cách mạng và hoạt động đối ngoại của Phan Bội Châu đầu thế kỉ XX. 

CHỦ ĐỀ 5: LỊCH SỬ ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM THỜI CẬN – HIỆN ĐẠI
Hình 5. Phan Bội Châu (hàng đầu, thứ ba từ bên trái) cùng người dân làng A-sa-ba bên tấm bia đá 

tạ ơn bác sĩ Sa-ki-ta-rô (1918)

“Tàn sát người dân chịu sưu dịch, trần áp nho sĩ, phá các trường học và các hội buôn được thành lập đúng theo lời chỉ dẫn của Chính phủ, đó là những biện pháp mà Nhà nước Đông Dương đã thực hiện sau các cuộc biểu tình khẩn nài của dân Nam chống lại sưu cao dịch nặng đã đẩy họ vào cảnh nghèo khổ và chết đói,... Cần thực hiện một cuộc ân xá toàn diện và hoàn toàn đối với những người sống sót sau vụ việc năm 1908”.

(Phan Châu Trinh, Điều trần gửi Hội nhân quyên (Pa-ri, 1912): Những cuộc biểu tình năm 1908 của dân Trung Kì, trích trong: Phan Châu Trinh, Toàn tập

Tập 2, NXB Đà Nẵng, Đà Nẵng, 2005, tr. 161)

- GV mở rộng kiến thức, yêu cầu HS cả lớp suy nghĩ và trả lời câu hỏi:

+ Nêu nhận xét của em về hoạt động đối ngoại của Phan Bội Châu trong những năm đầu thế kỉ XX?

+ Hoạt động đối ngoại của Phan Châu Trinh trong những năm đầu thế kỉ XX có vai trò như thế nào?

+ Em có suy nghĩ như thế nào về các hoạt động đối ngoại của Nguyễn Ái Quốc?

- GV cho HS liên hệ và trả lời câu hỏi: Kể tên các nhà yêu nước Việt Nam tiêu biểu trong hoạt động đối ngoại những năm đầu thế kỉ XX. 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác thông tin trong mục, tư liệu do GV cung cấp và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 3 HS nhóm chẵn lần lượt nêu hoạt động đối ngoại của một số nhà yêu nước Việt Nam tiêu biểu.

- GV mời đại diện 3 HS trả lời câu hỏi mở rộng:

+ Nhận xét về những hoạt động đối ngoại của Phan Bội Châu trong những năm đầu thế kỉ XX: 

  • Ông đã chọn cho mình con đường đi riêng nhằm mục tiêu giải phóng dân tộc: tìm kiếm sự giúp đỡ từ bên ngoài để chống thực dân Pháp.

  • Những hoạt động đối ngoại của Phan Bội Châu diễn ra một cách liên tục ở Nhật Bản, đóng vai trò quan trọng trong phong trào đấu tranh giành độc lập của đất nước đầu thế kỉ XX, thể hiện lòng yêu nước sâu sắc và chí khí của Phan Bội Châu.

+ Vai trò của hoạt động đối ngoại của Phan Châu Trinh trong những năm đầu thế kỉ XX: thúc đẩy phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX phát triển, góp phần khuếch trương thanh thế phong trào yêu nước Việt Nam ra ngoài biên giới quốc gia. 

+ Nhận xét về các hoạt động đối ngoại của Nguyễn Ái Quốc (1911 – 1930):

  • Góp phần nâng cao vị thế của cách mạng Việt Nam trong cộng đồng quốc tế, chống lại những tuyên truyền tiêu cực của chính quyền thực dân Pháp.

  • Góp phần giải thích mục tiêu và chiến lược của cách mạng Việt Nam và kêu gọi đoàn kết quốc tế.

  • Góp phần đoàn kết các dân tộc bị áp bức trên thế giới; đặt nền móng cho tình đoàn kết giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân thế giới, gắn cách mạng Việt Nam với cách mạng vô sản thế giới, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở Việt Nam phát triển.

GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi liên hệ, mở rộng: Một số nhà yêu nước Việt Nam có những hoạt động đối ngoại bước đầu ở nước ngoài đầu thế kỉ XX: Nguyễn An Ninh, Phan Văn Trường, Đặng Tử Kính, Tăng Bạt Hổ, Lương Ngọc Quyến,…

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: 

+ Đầu thế kỉ XX, trong công cuộc đấu tranh vì mục tiêu giải phóng dân tộc, một số nhà yêu nước Việt Nam đã có những hoạt đối ngoại bước đầu, tiêu biểu là Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn Ái Quốc.

+ Hoạt động đối ngoại của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và Nguyễn Ái Quốc đã bước đầu kết nối cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới. Đồng thời, đặt nền móng cho hoạt động đối ngoại của Việt Nam thời kì hiện đại.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới. 

1. Hoạt động đối ngoại chủ yếu của Việt Nam trong đấu tranh giành độc lập dân tộc từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945

* Hoạt động đối ngoại của một số nhà yêu nước Việt Nam tiêu biểu

 

- Phan Bội Châu:

+ Năm 1905 – 1909:

  • Sang Nhật Bản, tiếp xúc với một số nhân vật.

  • +Tìm kiếm sự ủng hộ  cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của Việt Nam.

  • Tổ chức phong trào Đông du.

  • Tham gia thành lập Đông Á Đồng minh Hội và Điền - Quế - Việt Liên minh.

+ Năm 1909 – 1925:

  • Tiếp xúc với người yêu nước Trung Quốc.

  • Triển khai các hoạt động của Việt Nam Quang phục Hội, tham gia sáng lập Hội Chấn Hoa Hưng Á.

  • Cử người liên lạc với tố chức, đại diện nước ngoài, tranh thủ sự giúp đỡ với cách mạng Việt Nam.

- Phan Châu Trinh:

+ Năm 1906:

  • Sang Nhật Bản rồi về nước.

  • Gửi thư đề nghị Toàn quyền Đông Dương cải cách chế độ cai trị, mở mang kinh tế, giáo dục đối với Việt Nam.

+ Năm 1911 – 1925:

  • Hoạt động và tiếp xúc với lực lượng cấp tiến ở Pháp.

  • Gửi kiến nghị, lên án chính sách cai trị của chính quyền thực dân Pháp ở Đông Dương.

  • Viết báo, diễn thuyết thức tỉnh dư luận Pháp về tình hình Việt Nam.

- Hồ Chí Minh:

+ Năm 1918 – 1920: 

  • Gia nhập Đảng Xã hội Pháp.

  • Gửi bản Yêu sách của nhân dân An Nam đến Hội nghị Véc-xai.

  • Bỏ phiếu tán thành Đảng Xã hội Pháp gia nhập Quốc tế III.

  • Tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp, tìm kiếm sự ủng hộ cách mạng Việt Nam.

+ Năm 1921 – 1930:

  • Tham dự hoạt động của Quốc tế Cộng sản ở Liên Xô, Trung Quốc.

  • Tham gia sáng lập  Hội Liên hiệp thuộc địa và Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông.

Tư liệu 1. Hoạt động đối ngoại của một số nhà yêu nước Việt Nam tiêu biểu.

     1.1. Nhân danh toàn thể loài người, nhân danh tất cả các đảng viên xã hội, cả phái hữu lẫn phái tả, chúng tôi kêu gọi: Các đồng chí, hãy cứu chúng tôi! Tiếng gọi sôi nổi của Nguyễn Ái Quốc vang lên từ diễn đàn của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp, họp tại thành phố Tua từ ngày 25 đến ngày 30/12/1920. Đáp lại là những tràng vỗ tay và tiếng hoan hô nhiệt liệt. Thật vậy, chỉ riêng sự có mặt của một đại biểu Đông Dương, người “bản xứ” duy nhất, tại Đại hội của một chính đảng Pháp cũng đủ khiến mọi người chú ý rồi, huống hồ người đại biểu Đông Dương đó là Nguyễn Ái Quốc, tức Nguyễn - người yêu nước - đã nổi tiếng vì đã gửi cho Hội nghị Véc-xai yêu sách đòi tự do và bình đẳng cho dân tộc Việt Nam.

(Theo Mai Văn Độ, Con đường vạn dặm của Hồ Chí Minh

NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 1998)

CHỦ ĐỀ 5: LỊCH SỬ ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM THỜI CẬN – HIỆN ĐẠI
CHỦ ĐỀ 5: LỊCH SỬ ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM THỜI CẬN – HIỆN ĐẠI
CHỦ ĐỀ 5: LỊCH SỬ ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM THỜI CẬN – HIỆN ĐẠI

Video: Nguyễn Ái Quốc (Tháng 12/1920) – Đảng Xã hội Pháp.

https://www.youtube.com/watch?v=iNBrZMuh5tI\

Video: Nguyễn Ái Quốc ở Pháp năm 1920. 

https://www.youtube.com/watch?v=pNR4GgMn6M8

Video: Nguyễn Ái Quốc hoạt động ở Trung Quốc 1924 – 1925.

https://www.youtube.com/watch?v=se6OQCaWduc

* Tìm hiểu về hoạt động đối ngoại của Đảng Cộng sản Đông Dương

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giao nhiệm vụ cụ thể cho  Nhóm lẻ:

Khai thác mục Góc mở rộng, Góc khám phá, thông tin mục 1 SGK tr.75 và trả lời câu hỏi: Nêu hoạt động đối ngoại của Đảng Cộng sản Đông Dương.

- GV cung cấp thêm một số tư liệu:

Tư liệu 2. 

      2.1. Từ khi thành lập, Đảng Cộng sản Đông Dương xác định:

     - “Tuyên truyền dân chúng Đông Dương nhận thấy sự can hệ, liên lạc phong trào Đông Dương với quốc tế, đánh tan cái quan niệm quốc gia hẹp hòi thì sự giải phóng dân tộc hoàn toàn khỏi ách để quốc mới có thể có”.

(Văn kiện Đảng toàn tập, tập 6, 

NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, trang 547)

      - “Phải ra sức tổ chức Mặt trận dân tộc dân chủ rộng rãi”, “liên hệ chặt chẽ với Mặt trận Nhân dân Pháp”.

(Hồ Chí Minh Biên niên tiểu sử, tập 2, NXB Chính trị 

quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2016, trang 87, 88)

      2.2. 

     - Ngày 13/8/1942, Hồ Chí Minh sang Trung Quốc để liên hệ với các lực lượng Đồng minh.

     - Cuối năm 1944, Hồ Chí Minh đi Côn Minh (Trung Quốc) gặp tướng Sê-nôn - Tư lệnh không quân Mỹ đặt cơ sở phối hợp giữa Việt Minh với các lực lượng Đồng minh để kháng Nhật.

(Theo Nguyễn Đình Bin (Chủ biên), Ngoại giao Việt Nam 1945 - 2000, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002)

CHỦ ĐỀ 5: LỊCH SỬ ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM THỜI CẬN – HIỆN ĐẠI

Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp chụp ảnh 

cùng với các thành viên của biệt đội “Con Nai” 

ở Tân Trào (Tuyên Quang) tháng 8/1945

- GV mở rộng kiến thức, yêu cầu HS cho biết: Sự ủng hộ, giúp đỡ của lực lượng Đồng Minh đối với Mặt trận Việt Minh thể hiện điều gì?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác thông tin trong mục, tư liệu do GV cung cấp và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện Nhóm 2 nêu hoạt động đối ngoại của Đảng Cộng sản Đông Dương.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi mở rộng: Sự ủng hộ, giúp đỡ của lực lượng Đồng Minh đối với Mặt trận Việt Minh trong giai đoạn này là kết quả vận động đối ngoại của Hồ Chí Minh. 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

 GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Trong những năm 1930 – 1945, hoạt động đối ngoại của Đảng Cộng sản Đông Dương chủ yếu phục vụ cho cuộc đấu tranh chống thực dân, phát  xít, tiến tới giành độc lập, tự do, góp phần bảo vệ hoà bình. Đặc biệt, trong giai đoạn 1941 – 1945, với sự ra đời của Mặt trận Việt Minh cùng những hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh, hoạt động đối ngoại của Đảng Cộng sản Đông Dương đã có vai trò quan trọng trong thắng lợi của công cuộc giải phóng dân tộc.

- GV chuyển sang nội dung mới.  

* Hoạt động đối ngoại của Đảng Cộng sản Đông Dương

- Giai đoạn 1930 – 1940:

+ Duy trì liên lạc với Quốc tế Cộng sản, đảng cộng sản, phong trào vô sản các nước.

+ Ủng hộ phong trào cách mạng thế giới.

+ Tìm kiếm sự giúp đỡ với cuộc giải phóng dân tộc. 

- Giai đoạn 1941 – 1945:

+ Thể hiện chủ trương ủng hộ Liên Xô và các lực lượng Đồng minh trong cuộc chiến chống phát xít.

+ Đại diện Mặt trận Việt Minh là Hồ Chí Minh sang Trung Quốc, vận động ngoại giao với lực lượng Đồng minh.

   

Hoạt động 2. Tìm hiểu hoạt động đối ngoại chủ yếu của Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954)

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được những hoạt động chủ yếu của Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954).

b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc nhóm, khai thác Hình 7 – Hình 8, Tư liệu, mục Góc mở rộng, thông tin mục 2 SGK tr.76, 77 và trả lời câu hỏi: Nêu những hoạt động đối ngoại chủ yếu của Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp (1954 – 1975).

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về những hoạt động chủ yếu của Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954). 

 ------------------------------

---------------- Còn tiếp -------------------

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (350k)
  • Giáo án Powerpoint (400k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (200k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
  • .....

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 900k

=> Chỉ gửi 500k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách tải hoặc nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử 12 cánh diều đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 CÁNH DIỀU

Giáo án Powerpoint Toán 12 Cánh diều
Giáo án powerpoint hình học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint đại số 12 cánh diều

Giáo án powerpoint vật lí 12 cánh diều
Giáo án powerpoint sinh học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint hoá học 12 cánh diều

Giáo án powerpoint ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint lịch sử 12 cánh diều
Giáo án powerpoint địa lí 12 cánh diều

Giáo án powerpoint Kinh tế pháp luật 12 cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Công nghệ điện - điện tử cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản cánh diều

Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng cánh diều
Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng khoa học máy tính cánh diều
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 cánh diều

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 CÁNH DIỀU

Giáo án dạy thêm toán 12 cánh diều
Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 cánh diều

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD LỊCH SỬ 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 1. THẾ GIỚI TRONG VÀ SAU CHIẾN TRANH LẠNH

Giáo án Lịch sử 12 Cánh diều bài 1: Liên hợp quốc
Giáo án Lịch sử 12 Cánh diều bài 2: Trật tự thế giới trong Chiến tranh lạnh
Giáo án Lịch sử 12 Cánh diều bài 3: Trật tự thế giới sau Chiến tranh lạnh
Giáo án Lịch sử 12 Cánh diều bài Thực hành Chủ đề 1

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 2. ASEAN: NHỮNG CHẶNG ĐƯỜNG LỊCH SỬ

Giáo án Lịch sử 12 Cánh diều bài 4: Sự ra đời và phát triển của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)
Giáo án Lịch sử 12 Cánh diều bài 5: Cộng đồng ASEAN Từ ý tưởng đến hiện thực
Giáo án Lịch sử 12 Cánh diều bài Thực hành Chủ đề 2

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 3. CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945, CHIẾN TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC VÀ CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM (TỪ THÁNG 8 NĂM 1945 ĐẾN NAY)

Giáo án Lịch sử 12 Cánh diều bài 6: Cách mạng tháng Tám năm 1945
Giáo án Lịch sử 12 Cánh diều bài 7: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954)
Giáo án Lịch sử 12 Cánh diều bài 8: Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975)
Giáo án Lịch sử 12 Cánh diều bài 9: Đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4 năm 1975 đến nay. Một số bài học lịch sử của cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc từ năm 1945 đến nay
Giáo án Lịch sử 12 Cánh diều bài Thực hành Chủ đề 3

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 4. CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY

Giáo án Lịch sử 12 Cánh diều bài 10: Khái quát về công cuộc Đổi mới từ năm 1986 đến nay
Giáo án Lịch sử 12 Cánh diều bài 11: Thành tựu cơ bản và bài học của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ 1986 đến nay
Giáo án Lịch sử 12 Cánh diều bài Thực hành Chủ đề 4

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 5. LỊCH SỬ ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM THỜI CẬN – HIỆN ĐẠI

Giáo án Lịch sử 12 Cánh diều bài 12: Hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1975
Giáo án Lịch sử 12 Cánh diều bài 13: Hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ năm 1975 đến nay
Giáo án Lịch sử 12 Cánh diều bài Thực hành Chủ đề 5

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 6. HỒ CHÍ MINH TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM

Giáo án Lịch sử 12 Cánh diều bài 14: Khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh
Giáo án Lịch sử 12 Cánh diều bài 15: Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc
Giáo án Lịch sử 12 Cánh diều bài 16: Dấu ấn Hồ Chí Minh trong lòng nhân dân thế giới và Việt Nam
Giáo án Lịch sử 12 Cánh diều bài Thực hành Chủ đề 6

II. GIÁO ÁN POWERPOINT LỊCH SỬ 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 1. THẾ GIỚI TRONG VÀ SAU CHIẾN TRANH LẠNH

Giáo án điện tử Lịch sử 12 cánh diều Bài 1: Liên hợp quốc
Giáo án điện tử Lịch sử 12 cánh diều Bài 1: Liên hợp quốc (P2)
Giáo án điện tử Lịch sử 12 cánh diều Bài 2: Trật tự thế giới trong Chiến tranh lạnh
Giáo án điện tử Lịch sử 12 cánh diều Bài 2: Trật tự thế giới trong Chiến tranh lạnh (P2)
Giáo án điện tử Lịch sử 12 cánh diều Bài 3: Trật tự thế giới sau Chiến tranh lạnh
Giáo án điện tử Lịch sử 12 cánh diều Thực hành Chủ đề 1

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 2. ASEAN: NHỮNG CHẶNG ĐƯỜNG LỊCH SỬ

Giáo án điện tử Lịch sử 12 cánh diều Bài 4: Sự ra đời và phát triển của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)
Giáo án điện tử Lịch sử 12 cánh diều Bài 4: Sự ra đời và phát triển của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) (P2)
Giáo án điện tử Lịch sử 12 cánh diều Bài 5: Cộng đồng ASEAN Từ ý tưởng đến hiện thực
Giáo án điện tử Lịch sử 12 cánh diều Bài 5 Cộng đồng ASEAN: Từ ý tưởng đến hiện thực (P2)
Giáo án điện tử Lịch sử 12 cánh diều Thực hành Chủ đề 2

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 3. CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945, CHIẾN TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC VÀ CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM (TỪ THÁNG 8 NĂM 1945 ĐẾN NAY)

Giáo án điện tử Lịch sử 12 cánh diều Bài 6: Cách mạng tháng Tám năm 1945
Giáo án điện tử Lịch sử 12 cánh diều Bài 6: Cách mạng tháng Tám năm 1945 (P2)
Giáo án điện tử Lịch sử 12 cánh diều Bài 7: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954)
Giáo án điện tử Lịch sử 12 cánh diều Bài 7: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) (P2)
Giáo án điện tử Lịch sử 12 cánh diều Bài 7: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) (P3)
 
Giáo án điện tử Lịch sử 12 cánh diều Bài 8: Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975)
Giáo án điện tử Lịch sử 12 cánh diều Bài 8: Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975) (P2)
Giáo án điện tử Lịch sử 12 cánh diều Bài 8: Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975) (P3)
Giáo án điện tử Lịch sử 12 cánh diều Bài 9: Đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4 năm 1975 đến nay. Một số bài học lịch sử của cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc từ năm 1945 đến nay
Giáo án điện tử Lịch sử 12 cánh diều Bài 9: Đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4 năm 1975 đến nay. Một số bài học lịch sử của cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc từ năm 1945 đến nay (P2)
 
Giáo án điện tử Lịch sử 12 cánh diều Thực hành Chủ đề 3
Giáo án điện tử Lịch sử 12 cánh diều Thực hành Chủ đề 3 (P2)

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 4. CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY

Giáo án điện tử Lịch sử 12 cánh diều Bài 10: Khái quát về công cuộc Đổi mới từ năm 1986 đến nay
Giáo án điện tử Lịch sử 12 cánh diều Bài 10: Khái quát về công cuộc Đổi mới từ năm 1986 đến nay (P2)
Giáo án điện tử Lịch sử 12 cánh diều Bài 11: Thành tựu cơ bản và bài học của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ 1986 đến nay
Giáo án điện tử Lịch sử 12 cánh diều Thực hành Chủ đề 4

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 5. LỊCH SỬ ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM THỜI CẬN – HIỆN ĐẠI

Giáo án điện tử Lịch sử 12 cánh diều Bài 12: Hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1975
Giáo án điện tử Lịch sử 12 cánh diều Bài 13: Hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ năm 1975 đến nay
Giáo án điện tử Lịch sử 12 cánh diều Thực hành Chủ đề 5

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 6. HỒ CHÍ MINH TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM

Giáo án điện tử Lịch sử 12 cánh diều Bài 14: Khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh
Giáo án điện tử Lịch sử 12 cánh diều Bài 14: Khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh (P2)
Giáo án điện tử Lịch sử 12 cánh diều Bài 15: Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc
Giáo án điện tử Lịch sử 12 cánh diều Bài 15: Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc (P2)
Giáo án điện tử Lịch sử 12 cánh diều Bài 16: Dấu ấn Hồ Chí Minh trong lòng nhân dân thế giới và Việt Nam
Giáo án điện tử Lịch sử 12 cánh diều Bài 16: Dấu ấn Hồ Chí Minh trong lòng nhân dân thế giới và Việt Nam (P2)
Giáo án điện tử Lịch sử 12 cánh diều Thực hành Chủ đề 6

III. GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ LỊCH SỬ 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 1. LỊCH SỬ TÍN NGƯỠNG VÀ TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM

Giáo án chuyên đề Lịch sử 12 cánh diều CĐ 1 Phần I: Khái niệm tín ngưỡng, tôn giáo
Giáo án chuyên đề Lịch sử 12 cánh diều CĐ 1 Phần II: Một số tín ngưỡng ở Việt Nam
Giáo án chuyên đề Lịch sử 12 cánh diều CĐ 1 Phần III: Một số tư tưởng và tôn giáo ở Việt Nam
Giáo án chuyên đề Lịch sử 12 cánh diều Thực hành CĐ 1

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 2. NHẬT BẢN: HÀNH TRÌNH LỊCH SỬ TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY

Giáo án chuyên đề Lịch sử 12 cánh diều CĐ 2 Phần I: Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945 – 1973)
Giáo án chuyên đề Lịch sử 12 cánh diều CĐ 2 Phần II: Nhật Bản từ năm 1973 đến nay
Giáo án chuyên đề Lịch sử 12 cánh diều CĐ 2 Phần III: Bài học thành công từ lịch sử Nhật Bản
Giáo án chuyên đề Lịch sử 12 cánh diều Thực hành CĐ 2

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 3. QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM

Giáo án chuyên đề Lịch sử 12 cánh diều CĐ 3 Phần I: Một số khái niệm (Toàn cầu hoá, Hội nhập quốc tế)
Giáo án chuyên đề Lịch sử 12 cánh diều CĐ 3 Phần II: Việt Nam hội nhập khu vực và quốc tế
Giáo án chuyên đề Lịch sử 12 cánh diều Thực hành CĐ 3

IV. GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ LỊCH SỬ 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ 1. LỊCH SỬ TÍN NGƯỠNG VÀ TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM

Giáo án điện tử chuyên đề Lịch sử 12 cánh diều CĐ 1: Lịch sử tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam (P1)
Giáo án điện tử chuyên đề Lịch sử 12 cánh diều CĐ 1: Lịch sử tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam (P2)
Giáo án điện tử chuyên đề Lịch sử 12 cánh diều CĐ 1: Lịch sử tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam (P3)
Giáo án điện tử chuyên đề Lịch sử 12 cánh diều CĐ 1: Lịch sử tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam (P4)
 
Giáo án điện tử chuyên đề Lịch sử 12 cánh diều CĐ 1: Lịch sử tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam (P5)
Giáo án điện tử chuyên đề Lịch sử 12 cánh diều CĐ 1: Lịch sử tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam (P6)
Giáo án điện tử chuyên đề Lịch sử 12 cánh diều CĐ 1: Lịch sử tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam (P7)
Giáo án điện tử chuyên đề Lịch sử 12 cánh diều CĐ 1: Lịch sử tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam (P8)
 
Giáo án điện tử chuyên đề Lịch sử 12 cánh diều Thực hành CĐ 1 (P1)
Giáo án điện tử chuyên đề Lịch sử 12 cánh diều Thực hành CĐ 1 (P2)

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ 2. NHẬT BẢN: HÀNH TRÌNH LỊCH SỬ TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY

Giáo án điện tử chuyên đề Lịch sử 12 cánh diều CĐ 2 Phần I: Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945 – 1973)
Giáo án điện tử chuyên đề Lịch sử 12 cánh diều CĐ 2 Phần II: Nhật Bản từ năm 1973 đến nay
Giáo án điện tử chuyên đề Lịch sử 12 cánh diều CĐ 2 Phần III: Bài học thành công từ lịch sử Nhật Bản
 
Giáo án điện tử chuyên đề Lịch sử 12 cánh diều Thực hành CĐ 2

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ 3. QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM

Giáo án điện tử chuyên đề Lịch sử 12 cánh diều CĐ 3 Phần I: Một số khái niệm (Toàn cầu hoá)
Giáo án điện tử chuyên đề Lịch sử 12 cánh diều CĐ 3 Phần I: Một số khái niệm (Hội nhập quốc tế)
 
Giáo án điện tử chuyên đề Lịch sử 12 cánh diều CĐ 3 Phần II: Việt Nam hội nhập khu vực và quốc tế (Tác động của toàn cầu hoá đối với Việt Nam)
Giáo án điện tử chuyên đề Lịch sử 12 cánh diều CĐ 3 Phần II: Việt Nam hội nhập khu vực và quốc tế (Quá trình Việt Nam hội nhập khu vực và quốc tế) (1)
Giáo án điện tử chuyên đề Lịch sử 12 cánh diều CĐ 3 Phần II: Việt Nam hội nhập khu vực và quốc tế (Quá trình Việt Nam hội nhập khu vực và quốc tế) (2)
 
Giáo án điện tử chuyên đề Lịch sử 12 cánh diều Thực hành CĐ 3

Chat hỗ trợ
Chat ngay