Đáp án Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo Bài 9 Văn bản 1: Hoàng Lê nhất thống chí (P2)

File đáp án Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo Bài 9 Văn bản 1: Hoàng Lê nhất thống chí (P2). Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt

 

VĂN BẢN. HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ

SUY NGẪM VÀ PHẢN HỒI

Câu 1: Vẽ sơ đồ tóm tắt chuỗi sự kiện chính trong đoạn trích Hồi thứ hai và đoạn trích Hồi thứ mười bốn. Chỉ ra mối liên hệ giữa hai đoạn trích này.

Trả lời:

Câu 2: Nét tính cách nổi bật của nhân vật Vua Quang Trung được thể hiện trong văn bản là gi? Phân tích một số chi tiết tiêu biểu để làm nổi bật nét tính cách ấy.

Trả lời:

  • Nét tính cách nổi bật của nhân vật Vua Quang Trung được thể hiện trong văn bản là:
  • Hình ảnh một người quyết đoán, mạnh mẽ
  • Nghe lời tướng sĩ đứng ra làm vua và tiến quân ra Bắc
  • Tổ chức hành quân hỏa tốc
  • Tổ chức duyệt binh, tuyển binh
  • Lập kế hoạch hành quân đánh giặc
  • Là một con người sáng suốt, có tầm nhìn xa và trông rộng
  • Phân tích rất đúng và sáng suốt sự tương quan giữa quân ta và quân địch
  • Rất giỏi trong việc phán xét và dùng người
  • Mở tiệc khao quân
  • Tài giỏi trong việc dùng binh:
  • Vị tướng mưu lược tài ba
  • Có sự tính toán trong việc hành quân và đánh giặc
  • Có những mưu tính rất chính xác
  • Có cách đánh giặc độc đáo:
  • Bắt gọn bọn nghe thám
  • Đánh nghi binh
  • Là một vị vua tài ba, có tài cầm quân và mưu lược rất chính xác
  • Phân tích tính cách của vua Quang Trung:
    Chân dung người anh hùng Nguyễn Huệ, trước hết được miêu tả gián tiếp qua lời người con gái hầu hạ trong cung vua, tâu với bà hoàng thái hậu. Mặc dù vẫn xem Nguyễn Huệ là “giặc”, gọi Nguyễn Huệ bằng “hắn”' nhưng người cung nhân ấy cũng không giấu được sự thán phục của mình trước tài năng xuất chúng của Nguyễn Huệ. Đây là một đoạn trong lời tâu của cung nhân:" Nguyễn Huệ là một tay anh hùng lão luyện dũng mãnh và có tài cầm quân. Xem hắn ra Bắc vào Nam ẩn hiện như quỷ thần không ai có thể lường hết. Hắn bắt Hữu Chỉnh như bắt trẻ con, giết Văn Nhậm như giết con lợn...". Trong khi nói những lời ấy chắc người cung nhân đã chọn lời lẽ vừa phải, thích hợp, chưa dám bộc lộ hết ý nghĩ của mình về Nguyễn Huệ, nhưng một người vốn xem Nguyễn Huệ là “giặc" thán phục đến như thế đủ biết Nguyễn Huệ tài năng đến mức nào.

Câu 3: Nhận xét về nghệ thuật kể chuyện của tác giả (chủ ý cách sử dụng ngôi kể, kết hợp lời của người kể chuyện và lời của nhân vật,... ).

Trả lời:

Tác giả sử dụng ngôi kể thứ ba. Kết hợp với lời kể của các nhân vật để cho ta thấy được câu chuyện đa chiều và tường minh hơn. KHông gian câu chuyện cũng được mở rộng ra , thông qua lời từng nhân vật ta thấy được tính cách và con người con của vua Quang Trung toàn diện hơn, đặc sắc hơn.

Câu 4: So sánh thái độ, tình cảm của tác giả khi viết về Vua Quang Trung – nghĩa quân Tây Sơn và về anh em Trịnh Tông – đám kiêu binh; Lê Chiêu Thống, Tôn Sĩ Nghị và đội quân xâm lược nhà Thanh. Theo em, cách thể hiện thái độ như vậy có phù hợp với truyện lịch sử hay không? Vì sao?

Trả lời:

Thái độ, tình cảm của tác giả khi viết về Vua Quang Trung – nghĩa quân Tây Sơn và về anh em Trịnh Tông – đám kiêu binh; Lê Chiêu Thống, Tôn Sĩ Nghị và đội quân xâm lược nhà Thanh được tác giả thể hiện khác nhau để ta thấy được thái độ kính trọng và khinh thường của tác giả đối với anh hùng lịch sử và những quân giặc chân thực và gần gũi tới cho người đọc cảm nhận được chân thật lịch sử Việt ta. Theo em, cách thể hiện thái độ như vậy có phù hợp với truyện lịch sử  vì với ngôn ngữ kể, tả chân thực, tác phẩm đã khắc họa sinh động các nhân vật lịch sử, từ nhân vật chính nghĩa đến phản diện đều được hiện lên rõ nét kết hợp với sử dụng giọng điệu trần thuật thể hiện thái độ của tác giả với vương triều Lê, với chiến thắng của nhân dân, dân tộc với bọn cướp nước.

Câu 5: Qua văn bản, em hiểu thêm điều gì về Vua Quang Trung và cuộc kháng chiến chống quân Thanh của nhân dân ta

Trả lời:

Quang Trung là một tổng chỉ huy tài ba thực sự của chiến dịch đánh phá quân Thanh trong lịch sử. Ngoài việc là một vị đế vương, Quang Trung cũng đồng thời là một vị anh hùng, người đã tự mình thống lĩnh một mũi tiên phong, xông pha chiến trận

– Hình ảnh nhà vua oai phong lẫm liệt trên lưng voi, địch thân chỉ huy trận đánh được tác giả khắc họa như linh hồn của cuộc tiến công vĩ đại của dân tộc

– Sử sách còn ghi lại “ngày mồng 5 tháng Giêng năm Kỷ Dậu” Quang Trung trong tấm áo bào đỏ sạm đen khói súng đã cùng nghĩa quân Tây Sơn giành chiến thắng trước quân địch nhà Thanh và bè lũ bán nước

– Trong lịch sử phong kiến Việt Nam, vị vua vừa lập chiến lược, vừa thân chinh cầm quân đánh giặc mà vừa đốc xuất chiến dịch thì chỉ có duy nhất Quang Trung là làm được

Câu 6: So sánh cốt truyện trong văn bản trên đây với cốt truyện trong một văn bản mà em đã đọc, chỉ ra điểm khác biệt và điểm tương đồng (nếu có) giữa cốt truyện đa tuyến với cốt truyện đơn tuyến.

Trả lời:

Cốt truyện trong văn bản trên với cốt truyện “Xe đêm” đều có cốt truyện đa tuyến.

Đều lồng ghép các câu chuyện với nhau khi nhân vật đang nói chuyện hay kể về một sự vật sự việc khác nhau.

 

=> Giáo án Ngữ văn 8 chân trời Bài 9 Đọc 1: Hoàng Lê nhất thống chí

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: File word đáp án ngữ văn 8 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay