Đáp án Sinh học 12 cánh diều Bài 20: Môi trường sống và các nhân tố sinh thái

File đáp án Sinh học 12 cánh diều Bài 20. Môi trường sống và các nhân tố sinh thái. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt.

BÀI 20. MÔI TRƯỜNG SỐNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI

 

Mở đầu: Nêu một số ví dụ về sự tác động của nhiệt độ, ánh sáng đến sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật. Sự tác động của các yếu tố nêu trên tuân theo những quy luật nào?

Hướng dẫn chi tiết:

Ví dụ về sự tác động của nhiệt độ, ánh sáng đến sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật: Ánh sáng làm phân tầng tán cây trong rừng rậm nhiệt đới. Sự tác động của các yếu tố sinh thái tuân theo quy luật tác động của các nhân tố sinh thái.

 

I. MÔI TRƯỜNG SỐNG CỦA SINH VẬT

Câu 1: Kể tên một số loài sinh vật và cho biết môi trường sống tương ứng của chúng.

Hướng dẫn chi tiết:

Ví dụ: Cá sống trong nước, giun đất sống trong đất, hổ sống trên cạn.

II. CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI

Câu 1:

  • Phân biệt nhân tố vô sinh và nhân tố hữu sinh.
  • Vì sao nói con người là nhân tố có tác động mạnh nhất đến đời sống sinh vật?

Hướng dẫn chi tiết:

  • Nhân tố vô sinh là nhân tố vật lí, hóa học, thổ nhưỡng của môi trường; nhân tố hữu sinh là các yếu tố sinh học của môi trường.
  • Vì con người có thể tác động và làm biến đổi môi trường một cách mạnh mẽ, từ đó gây ảnh hưởng tới các sinh vật nên con người là nhân tố có tác động mạnh nhất đến đời sống sinh vật.

Câu 2: Quan sát hình 20.1, nhận xét hoạt động sống của sinh vật trong khoảng thuận lợi và khoảng chống chịu.

Hướng dẫn chi tiết:

Nhận xét: Trong khoảng thuận lợi, sinh vật sẽ sinh trưởng và phát triển mạnh và sinh trưởng kém, thậm chí là chết khi rơi vào khoảng chống chịu.

Câu 3: Lấy một ví dụ chứng minh sự tác động tổng hợp của các nhân tố sinh thái lên sinh vật.

Hướng dẫn chi tiết:

Ví dụ: muốn vật nuôi phát triển nhanh, cho năng suất cao cần cho ăn đầy đủ, bổ sung nhiều chất dinh dưỡng, xây dựng chuồng trại đạt yêu cầu,...

Câu 4: Lấy ví dụ về sự tác động không đồng đều của nhân tố sinh thái.

Hướng dẫn chi tiết:

Ví dụ: 100% trứng của rùa biển Chelonia mydas nở thành con cái khi ấp ở 30,6°C và khi ấp ở nhiệt độ 27,6°C thì 100% trứng nở thành rùa đực.

Câu 5: Nêu ví dụ về sự tác động của ánh sáng đến sinh vật và sự thích nghi của sinh vật với các điều kiện ánh sáng khác nhau.

Hướng dẫn chi tiết:

Ví dụ: cây bạch đàn là cây ưa sáng, vì vậy chúng có lá nhỏ, phiến lá dày và cứng, mô giậu phát triển, mô dẫn phát triển mạnh, lá xếp nghiêng so với mặt đất.

Câu 6: Nêu ví dụ về sự tác động của nhiệt độ đến sinh vật và sự thích nghi của sinh vật với các điều kiện nhiệt độ khác nhau.

Hướng dẫn chi tiết:

Ví dụ: cú mèo hoạt động chủ yếu vào ban đêm, cơ quan thị giác của chúng có nhiều tế bào hình kim để thích nghi với ánh sáng yếu vào ban đêm.

Luyện tập: Quan sát hình 20.2 và cho biết khoảng chống chịu, khoảng thuận lợi và điểm tới hạn về nhiệt độ đối với sự sinh trưởng của cây ngô (Zea mays).

Hướng dẫn chi tiết:

Khoảng chống chịu là dưới 15oC và trên 35oC, khoảng thuận lợi là 15 - 35oC.

Câu 7: Nêu ví dụ cho thấy sự phát triển của sinh vật có thể tác động làm thay đổi môi trường sống của chúng.

Hướng dẫn chi tiết:

Ví dụ: giun đất sống sâu trong lòng đất giúp đất tới xốp và tăng độ phì nhiêu cho đất.

III. NHỊP SINH HỌC

Câu 1: Nêu thêm ví dụ về nhịp sinh học ở sinh vật.

Hướng dẫn chi tiết:

Ví dụ: hổ, sư tử thường kiếm ăn vào ban ngày và nghỉ ngơi vào ban đêm.

Câu 2: Lấy thêm ví dụ chứng minh nhịp sinh học chính là sự thích nghi của cơ thể sinh vật với những thay đổi có tính chu kì của môi trường.

Hướng dẫn chi tiết:

Ví dụ: hoa phấn thường chỉ nở vào buổi tối và sẽ tàn vào sáng hôm sau, loài hoa này thường nở từ cuối xuân đến cuối thu.

Luyện tập: Quan sát hình 20.4 và cho biết khoảng thời gian làm việc, tập thể

dục hiệu quả nhất trong ngày.

Hướng dẫn chi tiết:

Thời gian làm việc hiệu quả nhất là 10 - 17h, thời gian tập thể dục hiệu quả nhất là 17h.

Vận dụng: Người nông dân muốn bắt sâu hại rau thì nên thực hiện vào thời gian nào trong ngày? Giải thích.

Hướng dẫn chi tiết:

Người nông dân nên bắt sâu hại rau từ chiều tối đến sáng sớm. Do sâu thường hoạt động từ chiều tối đến sáng sớm vì lúc đó nhiệt độ thấp, độ ẩm cao, là điều kiện thuận lợi cho sâu sinh trưởng và phát triển.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: File word đáp án Sinh học 12 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay