Đáp án Tiếng Việt 4 chân trời sáng tạo Chủ điểm 3 Bài 1: Yết Kiêu

File đáp án Tiếng Việt 4 chân trời sáng tạo Chủ điểm 3 Bài 1: Yết Kiêu. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt

 

BÀI 1: YẾT KIÊU

PHẦN KHỞI ĐỘNG

Câu hỏi: Giới thiệu về tài năng của một trong những nhân vật dưới đây:

Trả lời:

     Nói về tài năng, ngay từ nhỏ Lương Thế Vinh đã nổi tiếng học đến đâu, hiểu đến đấy, học một biết mười, khi đã ngồi học thì tập trung tư tưởng rất cao, luôn muốn thực nghiệm những điều đã học vào đời sống. Trong khi vui chơi như câu cá, thả diều, bẫy chim, Vinh luôn kết hợp với việc học. Lúc thả diều, Lương Thế Vinh rung dây diều để tính toán, ước lượng chiều dài, chiều cao. Khi câu cá, cậu bé Vinh tìm hiểu đời sống các sinh vật, ước tính đo lường chiều sâu ao hồ, chiều rộng sông ngòi... và kiểm tra lại bằng thực nghiệm, Vinh đã nghĩ ra cách đo bóng cây mà suy ra chiều dài của cây.

Tài năng của Lương Thế Vinh được thể hiện trên nhiều mặt, nổi bật nhất đó là tài năng toán học, nhưng muốn hiểu được sâu sắc về con người Lương Thế Vinh, cần phải tìm hiểu hoạt động của ông trên lĩnh vực ngoại giao. Năm 1480, quan hệ với triều Minh nổi lên vấn đề vùng biên giới phía Bắc với việc sứ thần của ta bị giam bắt, thổ tù người Quảng Tây đem quân gây rối, chiếm cứ đất đai, triều Minh đòi hỏi yêu sách... Trước thực trạng này, nhà vua và triều thần nhà Lê có bàn bạc và sai người sang tuế cống nhà Minh. Lương Thế Vinh ngoài công việc hàn lâm trong triều, còn được vua giao việc thảo những văn thư ngoại giao với nhà Minh. Việc này, ông đã thay mặt nhà vua soạn 3 bài biểu gửi triều đình Minh đòi chấm dứt các hành động gây rối trên.

PHẦN KHÁM PHÁ VÀ LUYỆN TẬP

PHẦN ĐỌC

Bài đọc: Yết Kiêu - Lê Thi

Câu 1: Những chi tiết nào nói lên lòng yêu nước của Yết Kiêu và cha? 

Trả lời:

Những chi tiết nói lên lòng yêu nước của Yết Kiêu và cha là:

  • Yết Kiêu xin cha đi đánh giặc: "Con đi đánh giặc đây, cha ạ!"
  • Người cha trách bản thân mình không giúp được gì cho đất nước: "Mẹ con mất sớm, cha thì tàn tật không làm gì được."
  • Yết Kiêu và cha nghĩ đến cảnh "nước mất nhà tan": "Cha ơi! Nước mất thì nhà tan"
  • Người cha đồng ý cho Yết Kiêu đi đánh giặc: "Ấy, cha cũng nghĩ đến chuyện đó. Thôi con cứ đi"

Câu 2: Vì sao nhà vua cho rằng Yết Kiêu là "Người dân thường mà phi thường."?

Trả lời:

Bởi vì Yết Kiêu đi đánh giặc chỉ xin nhà vua một loại binh khí duy nhất đó là một chiếc dùi sắt để dùi thủng chiến thuyền của giặc vì Yết Kiêu có thể lặn hàng giờ dưới nước.

Câu 3: Tìm các từ ngữ, hình ảnh bộc lộ sự thông minh, gan dạ của Yết Kiêu khi đối đáp với tướng giặc.

Trả lời:

Các từ ngữ, hình ảnh bộc lộ sự thông minh, gan dạ của Yết Kiêu khi đối đáp với tướng giặc: 

  • "Ta là Yết Kiêu, một chàng trai đất Việt".
  • "Mi đục mấy chục chiến thuyền của ta phải không?" - "Phải"
  • "Phải là lẽ phải".
  • "Một việc làm vô ích! Chiến thuyền của ngươi vẫn đắm!"
  • "Nhiều không đếm xuể. Ta chưa giỏi, làm không khéo nên mới bị bắt".
  • Giặc dụ dỗ ông đưa chúng đi bắt những người khác. Ông giả vờ nghe theo, rồi thừa lúc chúng vô ý, nhảy xuống nước trốn đi.

Câu 4: Màn kịch thứ ba kết thúc như thế nào?

Trả lời:

Màn kịch thứ ba kết thúc trong chiến thắng của Yết Kiêu. Ông đã nhảy xuống nước trốn đi khi giặc dụ dỗ ông đưa chúng đi bắt những người khác.

PHẦN LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Luyện tập về tính từ

Câu 1: Thay * bằng một trong các từ hơi, rất, quá , lắm.

  1. Vì có thân hình nặng nề, voi di chuyển * chậm.
  2. Ở đâu có nguồn, nước suối * trong.
  3. Khóm hoa mười giờ đẹp * !
  4. Vì bị ốm, không được đi chơi Thảo Cầm Viên nên Lan * buồn.
  5. Bỏ lỡ cơ hội nhìn thấy con chim xanh, cây xấu hổ tiếc *.

Trả lời:

  1. Vì có thân hình nặng nề, voi di chuyển rấtchậm.
  2. Ở đầu nguồn, nước suối rấttrong.
  3. Khóm hoa mười giờ đẹpquá!
  4. Vì bị ốm, không được đi chơi Thảo Cầm Viên nên Lan hơibuồn.
  5. Bỏ lỡ cơ hội nhìn thấy con chim xanh, cây xấu hổ tiếclắm.

Câu 2: Sắp xếp các tính từ trong mỗi nhóm sau theo thứ tự tăng dần mức độ gợi tả màu sắc.

  • xanh ngắt, sanh nhạt, xanh
  • tím, tim tím, tím ngắt
  • đỏ rực, đỏ,đo đỏ
  • trắng, trăng trắng, trắng tinh

Trả lời:

Sắp xếp:

  • xanh nhạt, xanh, xanh ngắt
  • tim tím, tím, tím ngắt
  • đo đỏ, đỏ, đỏ rực
  • trăng trắng, trắng, trắng tinh

Câu 3: Thay từ in đậm trong các câu sau bằng một tính từ phù hợp giúp câu văn sinh động hơn.

M: Em bé có đôi mắt đen.

=> Em bé có đôi mắt đen láy.

  1. Giàn mướp đã nở hoavàng.
  2. Bụi hoa nhài trong vườn tỏa hươngthơm.
  3. Bé gái có nụ cười tươi.

Trả lời:

  1. Giàn mướp đã nở hoavàng.

=> Giàn mướp đã nở hoa vàng hoe.

  1. Bụi hoa nhài trong vườn tỏa hươngthơm.

=> Bụi hoa nhài trong vườn tỏa hương thơm ngát.

  1. Bé gái có nụ cười tươi.

=> Bé gái có nụ cười tươi tắn.

Câu 4: Đặt 3 - 4 câu miêu tả vẻ đẹp của một loài hoa thường có vào ngày Tết ở địa phương em.

Trả lời:

     Nhà em mới mua một cây hoa đào trông rất đẹp. Nụ hoa mọc đây cành cây như những đốm lửa đỏ đậu trên cành. Hoa đào bung nở rất đẹp, màu hoa đỏ thắm, đài hoa bé xinh nâng đỡ lấy những cánh hoa mảnh mai, mềm mọi. Nhị hoa màu vàng ở giữa bông. 

PHẦN VIẾT

Luyện tập lập dàn ý cho bài văn thuật lại một sự việc

Đề bài: Thuật lại một sự việc trong lễ kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11 của trường để lại cho em nhiều ấn tượng.

 

Câu 1: Trao đổi với bạn:

  1. Lễ kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11 của trường em được tổ chức vào thời gian nào? Ở đâu?
  2. Buổi lễ gồm có những sự việc nào?

Văn nghệ chào mừng/ Tri ân thầy cô/ Giao lưu/ Chụp ảnh kỉ niệm/?

  1. Em ấn tượng với sự việc nào nhất?

Trả lời:

Học sinh có thể dựa vào những gợi ý sau:

  1. Lễ kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 của trường em được tổ chức tại trường, vào ngày 20/11 hàng năm.
  2. Buổi lễ kỉ niệm sẽ có các sự kiện như: văn nghệ chào mừng, tri ân thầy cô, giao lưu và chụp ảnh kỉ niệm.
  3. Em ấn tượng với sự kiện tri ân thầy cô giáo nhất, vì đây là dịp để các em học sinh có cơ hội bày tỏ lòng biết ơn, tri ân đến các thầy cô đã dành cả tuổi thanh xuân để dạy dỗ và giúp đỡ mình.

Câu 2: Nhớ lại nội dung sự việc em em thích và lập dàn ý cho bài viết dựa vào gợi ý:

Trả lời:

Bài tham khảo 1:

  1. Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu về ngày Nhà giáo Việt Nam:

Gợi ý: Ngày Nhà giáo Việt Nam - 20 tháng 11 là một dịp lễ lớn thầy cô giáo. Và em vẫn còn nhớ mãi về buổi lễ kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam đầu tiên dưới mái trường Trung học cơ sở.

  1. Thân bài:
  2. Trước buổi lễ

- Thời gian, địa điểm: Buổi lễ mít tinh thường được tổ chức vào buổi sáng tại khu vực sân trường.

- Em thức dậy thật sớm, ăn mặc gọn gàng và đến trường dự lễ mít tinh kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam.

- Khung cảnh ngôi trường:

  • Sân trường rất sạch sẽ.
  • Những hàng ghế được xếp ngay ngắn.
  • Ở phía trên khu vực sân khấu treo một tấm băng rôn màu xanh có dòng chữ: “LỄ KỈ NIỆM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20 - 11”.

- Thầy, cô giáo ăn mặc trang trọng, lịch sự:

  • Các thầy mặc quần âu, áo sơ mi.
  • Còn các cô giáo thì mặc áo dài.
  1. Trong buổi lễ
  • Mở đầu là những tiết mục văn nghệ như “Bụi phấn”, “Người thầy”...
  • - Sự việc gây cho em nhiều ấn tượng nhất: Trong buổi biểu diễn văn nghệ có rất nhiều tiết mục đặc sắc, trong đó em thích nhất là tiết mục Thầy bói xem voi. Tiết mục minh họa lại truyện ngụ ngôn "Thầy bói xem voi" do các bạn học sinh lớp 3A biểu diễn. Cả sân trường được một phen cười no bụng.
  • Lễ chào cờ diễn ra trang nghiêm.
  • Thầy hiệu trưởng đã gửi lời tri ân đến các thầy cô giáo.
  • Đại diện cho học sinh toàn trường phát biểu lời tri ân.
  1. Kết thúc buổi lễ
  • Buổi lễ kết thúc trong niềm hân hoan, phấn khởi của thầy và trò.
  • Nhiều học sinh cũ về thăm lại thầy cô - những người có công ơn dạy dỗ họ nên người.

Sau buổi lễ, chúng em đã đến gặp và gửi tặng thầy cô những bó hoa tươi thắm.

  1. Kết bài: Khẳng định giá trị của ngày Nhà giáo Việt Nam (20 tháng 11).

Gợi ý: Một ngày lễ thật ý nghĩa để tôn vinh thầy cô - những người lái đò thầm lặng đã đưa biết bao chuyến đò đến bờ của thành công.

Bài tham khảo 2:

  1. Mở bài: Giới thiệu sự kiện (không gian, thời gian, mục đích tổ chức sự kiện)
  2. Thân bài: Tóm tắt diễn biến của sự kiện theo trình tự thời gian
  • Những nhân vật tham gia sự kiện
  • Các hoạt động chính trong sự kiện, đặc điểm, diễn biến của từng hoạt động
  • Hoạt động để lại ấn tượng sâu sắc nhất
  1. Kết bài: Nêu ý nghĩa của sự kiện và cảm nghĩ của người viết

Bài tham khảo 3:

  1. a) Mở bài: Giới thiệu chung về sự kiện mà em muốn thuyết minh ở trường.

Gợi ý: sự kiện chào mừng ngày 20/11, khai giảng, tổng kết năm học, hội thao, lao động, biểu diễn văn nghệ…

  1. b) Thân bài: Thuyết minh, thuật lại chi tiết sự kiện:

- Giới thiệu ngắn gọn về sự kiện được thuyết minh:

  • Một năm sự kiện đó diễn ra bao nhiêu lần? Với quy mô ra sao (toàn trường hay vài lớp tham gia)
  • Sự kiện được diễn ra vào ngày nào? Kéo dài trong bao lâu? Có chuẩn bị công phu từ trước không?

- Thuật lại chi tiết sự kiện:

  • Hôm trước khi sự kiện diễn ra, mọi người đã làm gì? (trang trí hội trường, sân khấu; tổng vệ sinh trường học; tập dượt…)
  • Trước khi sự kiện diễn ra, mọi người có mặt ở trường lúc mấy giờ? Với trang phục ra sao? Vẻ mặt như thế nào?
  • Trước giờ G, mọi người tranh thủ làm gì trước khi sự kiện chính thức bắt đầu? (chụp ảnh, chỉnh lại trang phục, nhẩm lại nội dung sắp trình bày, tập luyện những lần cuối…)
  • Khi sự kiện bắt đầu, mọi người ổn định vị trí theo bố cục ra sao? Thái độ của mọi người như thế nào? Bầu không khí có gì thay đổi?
  • Sự kiện diễn ra trong bao lâu, gồm bao nhiêu hoạt động? Hoạt động nào là trọng tâm của sự kiện, được mọi người đón chờ nhất?
  • Trong suốt quá trình diễn ra sự kiện, mọi người đã làm gì? Có thái độ ra sao?
  • Khi sự kiện kết thúc, mọi người có về ngay không? Nếu còn ở lại thì mọi người làm gì?

- Ý nghĩa của sự kiện mà em vừa thuyết minh:

  • Với bản thân em
  • Với trường học
  1. c) Kết bài: Suy nghĩ, cảm xúc của em dành cho sự kiện vừa thuyết minh

Bài tham khảo 4:

  1. Mở bài: Giới thiệu sự kiện em muốn thuyết minh.
  • Sự kiện đó có tên là gì? Được tổ chức nhân dịp gì?
  • Sự kiện đó được tổ chức ở đâu? Vào thời gian nào?
  1. Thân bài: Kể lại diễn biến của sự kiện theo trình tự thời gian:

- Trước khi bắt đầu sự kiện:

  • Nơi diễn ra sự kiện được trang trí như thế nào? Có gì đặc biệt khác với thường ngày?
  • Những người đến tham dự sự kiện gồm những ai? Họ mặc trang phục như thế nào? Thái độ khi đến dự sự kiện ra sao?
  • Các khâu chuẩn bị cho sự kiện đến lúc này đã hoàn tất chưa? Có được kiểm tra lại khâu nào hay không?

- Quá trình diễn ra sự kiện:

  • Sự kiện diễn ra với các hoạt động nào? Đâu là hoạt động chính và được mọi người mong chờ nhất?
  • Các sự kiện diễn ra lần lượt ra sao? Với sự dẫn dắt và tham gia của những ai?
  • Thái độ, cảm xúc của những người đến dự sự kiện như thế nào?
  • Bầu không khí của sự kiện ra sao?
  • Bản thân em đặc biệt cảm thấy ấn tượng nhất với điều gì của sự kiện? (trang trí, hoạt động, âm nhạc, ánh sáng, khách mời, quy mô…)
  1. Kết bài: Suy nghĩ, đánh giá của em dành cho sự kiện và ý nghĩa của sự kiện đó.

PHẦN VẬN DỤNG

Câu hỏi: Ghi chép vào sổ tay những điều em ấn tượng về nhân vật Yết Kiêu.

Trả lời:

     Yết Kiêu là một người anh hùng Việt Nam, chống giặc ngoại xâm tốt nhất trong tâm trí em. Ông đã tận dụng thủy triều để đánh giặc. Ông còn lặn dưới biển khoảng hai tiếng để chờ thời cơ đánh giặc. Đó là một kỉ lục mà đến người quốc tế cũng không ai làm được. Yết Kiêu quả thật là một vị thần huyền thoại của đất nước Việt Nam ta.

 

=> Giáo án dạy thêm Tiếng Việt 4 chân trời Chủ đề 3 - Ôn tập bài 1

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: File word đáp án tiếng việt 4 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay