Đáp án Tiếng Việt 4 chân trời sáng tạo Chủ điểm 7 Bài 1: Cậu bé gặt gió

File đáp án Tiếng Việt 4 chân trời sáng tạo Chủ điểm 7 Bài 1: Cậu bé gặt gió. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt.

Xem: => Giáo án tiếng việt 4 chân trời sáng tạo

BÀI 1: CẬU BÉ GẶT GIÓ

PHẦN KHỞI ĐỘNG

Câu 1: Sắp xếp các từ sau thành câu tục ngữ:

Đi, ngày, đàng, một, học, khôn, sàng, một

Trả lời:

Đi một ngày đàng học một sàng khôn.

Câu 2: Cho biết câu tục ngữ khẳng định điều gì?

Trả lời:

Muốn hiểu biết, muốn tăng lượng kiến thức cho chính mình thì không chỉ phải học trên sách vở, trên ghế nhà trường mà còn phải học ở chính trường đời.

PHẦN KHÁM PHÁ VÀ LUYỆN TẬP

PHẦN ĐỌC

Bài đọc: Cậu bé gặt gió – Theo Uy-li-am Cam-goan-ba và Brai-ơn-mi-lơ, Pha-tác Ra-cun dịch

Câu 1: Uy-li-am nghĩ và làm gì khi thấy những hình ảnh trong cuốn sách khoa học?

Trả lời:

Cậu tin chắc rằng cối xay gió sẽ giúp gia đình cậu thoát khỏi nghèo đói. Cậu đi học đều đặn, đến thư viện thường xuyên hơn để đọc những cuốn sách khoa học.

Câu 2: Nhờ đâu Uy-li-am dựng lên được chiếc cối xay gió.

Trả lời:

Nhờ lòng quyết tâm, sự giúp đỡ của gia đình, bạn bè.

Câu 3: Vì sao mọi người hò reo sung sướng khi cối xay gió hoạt động?

Trả lời:

Vì cối xay gió có thể làm chạy máy bơm nước, dẫn nước từ giếng ra ruộng.

Câu 4: Theo em, việc chế tạo thành công chiếc cối xay gió đã mở ra những gì cho tương lai của Uy-li-am và những người dân trong vùng?

Trả lời:

Nó sẽ giúp gia đình Uy-li-am kiếm được nhiều tiền hơn, đồng thời giúp gia đình Uy-li-am cũng như người dân trong làng có điện để sinh hoạt, sản xuất, qua đó gia tăng năng xuất.

Câu 5: Vì sao bài đọc có tên "Cậu bé gặt gió"?

Trả lời:

Việc cậu bé tạo ra chiếc cối xay gió cũng như việc trồng cây, và khi nó cho ra thành quả cũng giống như cậu đã gặt hái được thành công.

PHẦN LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Câu 1: Đọc các câu sau và thực hiện yêu cầu:

  1. Tìm các từ ngữ được đặt trong dấu ngoặc kép.
  • Cuốn sách "Vừa đi đường vừa kể chuyện" ghi lại một số mẩu chuyện về cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác Hồ.
  • Bài thơ "Vàm Cỏ Đông" của nhà thơ Hoài Vũ đã được phổ nhạc.
  • Hôm nay, chúng em học hát bài "Về miền cổ tích" của nhạc sĩ Lê Phú Hải.
  • Tài liệu "Giúp em chăm sóc thú nuôi" rất bổ ích.
  1. Theo em, dấu ngoặc kép trong các câu trên có tác dụng gì?

Trả lời:

a.

  • Vừa đi đường vừa kể chuyện
  • Vàm Cỏ Đông
  • Về miền cổ tích
  • Giúp em chăm sóc thú nuôi
  1. Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu tên tác phẩm.

Câu 2: Có thể đặt dấu ngoặc kép vào những vị trí nào trong mỗi câu sau?

  1. Nhóm em đã chia sẻ về bài đọc Độc đáo tháp nghiêng Pi-sa, Bí ẩn Kim tự tháp Ai Cập,...
  2. Tài liệu Hướng dẫn trồng và chăm sóc cây cảnh, Kĩ thuật trồng cây cảnh,... đã giúp ông có vườn cây mà nhiều người mong ước. 

Trả lời:

  1. Nhóm em đã chia sẻ về bài đọc "Độc đáo tháp nghiêng Pi-sa", "Bí ẩn Kim tự tháp Ai Cập",...
  2. Tài liệu "Hướng dẫn trồng và chăm sóc cây cảnh", "Kĩ thuật trồng cây cảnh",... đã giúp ông có vườn cây mà nhiều người mong ước. 

Câu 3: Đặt 1 - 2 câu giới thiệu một bài đọc thuộc chủ điểm "Thế giới quanh ta", trong đó có sử dụng dấu ngoặc kép.

Trả lời:

  • Câu truyện "Cậu bé gặt gió" nói về hành trình chế tạo ra chiếc cối xay gió của cậu bé Uy-li-am.
  • Bài đọc thứ hai của chủ điểm "Thế giới quanh ta" là "Kỳ lạ thế giới thực vật ở Nam Mỹ".

PHẦN VIẾT

Bài văn miêu tả con vật

 

Câu 1: Đọc bài văn sau và thực hiện yêu cầu:

Bài đọc: Đàn chim gáy

(Sách Giáo khoa Tiếng Việt lớp 4, tập 2, chân trời sáng tạo, trang 82)

  1. Bài văn tả con vật nào.
  2. Xác định các đoạn văn và nội dung từng đoạn.
  3. Tác giả chọn tả những đặc điểm và hoạt động nào của con vật ấy? Vì sao?

Trả lời:

  1. Chim gáy.
  2. Đoạn 1: Từ đầu đến "ra ăn đồng ta.": Giới thiệu về chim gáy.

    Đoạn 2: Tiếp theo đến "vòng cườm đẹp": Miêu tả đặc điểm hình dáng của chim gáy.

    Đoạn 3: Tiếp theo đến "người mót lúa.": Miêu tả hành vi, hoạt động của chim gáy.

    Đoạn 4: Còn lại: Bày tỏ cảm xúc, tình cảm đối với loài chim gáy.

  1. Tác giả lựa chọn những đặc điểm hình dáng có thể nhìn thấy như dáng, đôi mắt, cái bụng, cổ và những hoạt động thường thấy của chim gáy khi đến mùa gặt như sà xuống thửa ruộng vừa gặt quang, cái đuôi lái lượn xòe, gáy,... nhằm giúp độc giả dễ dàng hình dung ra loài chim gáy.

Câu 2: Trao đổi với bạn:

  1. Bài văn miêu tả con vật thường gồm những phần nào?
  2. Xác định nội dung chính của từng phần.

Trả lời:

Thường gồm 3 phần:

Mở bài: Giới thiệu con vật hoặc loài vật.

Thân bài: - Tả đặc điểm nổi bật về hình dáng.

                - Tả hoạt động hoặc thói quen.

Kết bài: Nêu suy nghĩ, tình cảm, sự gắn bó,... với con vật hoặc loài vật.

 

Câu 3: Tìm trong phần thâm bài của bài văn "Đàn chim gáy"

Trả lời:

Từ ngữ tả hình dáng:

  • Đôi mắt: nâu, ngơ ngác.
  • Cái bụng: mịn mượt.
  • Cổ: cổ yếm quàng chiếc tạp dề công nhân đầy hạt cườm lấp lánh biêng biếc.

Từ ngữ tả họa động hoặc thói quen:

  • Sáng sớm: sà xuống, đuôi lái lượn xòe, đủng đỉnh gáy, thủng thỉnh bước.
  • Ăn: tha thẩn, nhặt nhạnh, cặm cụi.

Câu 4: Viết 1 - 2 câu tả đặc điểm nồi bật về hình dáng hoặc hoạt động, thói quen của một con vật em thích, trong đó có hình ảnh so sánh hoặc nhân hoá.

Trả lời:

Bài tham khảo 1:

Mỗi chú chim đều có vẻ ngoài vô cùng xinh đẹp. Chúng khoác lên mình bộ lông trắng tinh, cũng có con điểm thêm chút màu đen, xám.

 

Bài tham khảo 2:

Điểm nổi bật nhất của chú voi chính là cặp ngà. Cặp ngà của chú màu trắng đục, cong cong và hơi nhọn. Không giống như voi ở rừng núi, những chú voi này có cặp ngà ngắn hơn và nhỏ hơn.

Bài tham khảo 3:

Chú chó Mi Nô của em rất đẹp. Bộ lông xù của chú trắng như tuyết và thật mềm mại, vuốt lên cứ êm êm là. Cái mõm chú ta thì ngắn ngủn cùng với cái chóp mũi đen mun ươn ướt trông thật ngộ nghĩnh.

Bài tham khảo 4:

Chú bò nhà tôi mập mạp khoác lên mình một bộ lông vàng mượt đẹp như một tấm áo choàng. Cái đầu nghiêng nghiêng nhìn trông thật hiền lành. Đôi mắt tròn xoe với hàng lông mi dài. 

Bài tham khảo 5:

Đầu chú mèo nhà em trông giống như quả cam sành. Mỗi buổi tối, chàng bảo vệ mèo lại có nhiệm vụ bảo vệ kho thóc khỏi lũ trộm chuột.

PHẦN VẬN DỤNG

Câu 1: Kể cho người thân nghe câu chuyện "Cậu bé gặt gió".

Trả lời:

Học sinh tự kể cho người thân nghe

Câu 2: Bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của em về nhân vật trong truyện.

Trả lời:

Uy-li-am là một cậu bé đầy nghị lực sống và sáng tạo. Mặc dù nghèo khó nhưng cậu nhất quyết không đầu hàng số phận, luôn cố gắng vươn lên và học hỏi. Nhờ đó, cậu đã cải thiện được cuộc sống gia đình và giúp đỡ được người dân trong làng.

=> Giáo án Tiếng Việt 4 chân trời chủ đề 7 bài 1: Cậu bé gặt gió

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: File word đáp án tiếng việt 4 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay