Đáp án Tiếng Việt 4 kết nối tri thức Bài 2: Thi nhạc

File đáp án Tiếng Việt 4 kết nối tri thức Bài 2: Thi nhạc. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt

 

BÀI 2: THI NHẠC

CHUẨN BỊ

Câu hỏi: Kể về tiết mục văn nghệ đáng nhớ nhất mà em được xem hoặc tham gia.

Trả lời:

Bài tham khảo 1:

Năm mới sắp đến. Tối qua, khu phố của em đã tổ chức một buổi biểu diễn văn nghệ. Đúng tám giờ tối, chương trình đã được bắt đầu. Đầu tiên, chị dẫn chương trình đã bước ra giới thiệu về chương trình. Tiết mục mở màn là bài hát “Việt Nam ơi” của các anh chị đoàn viên. Tiếp đến, bạn Bảo Hân đã trình bày ca khúc “Sắp đến Tết rồi”. Sau đó, các tiết mục hấp dẫn khác đã được biểu diễn lần lượt. Khán giả ở dưới vô cùng hào hứng, thích thú. Sau mỗi tiết mục, những tràng pháo tay lại vang lên rộn ràng. Với em, tiết mục kịch “Xuân này con sẽ về” là hay nhất. Buổi biểu diễn văn nghệ đã kết thúc vào lúc mười giờ.

Bài tham khảo 2: 
Tối qua, thôn của em đã tổ chức chương trình văn nghệ chào mừng ngày Quốc tế thiếu nhi. Đúng bảy giờ ba mươi phút, nhà văn hóa thôn đã rất đông đúc. Các anh chị, bạn nhỏ đều rất háo hức chờ đợi chương trình bắt đầu. Tiết mục mở màn là bài nhảy hiện đại sôi động của các anh chị đoàn viên. Sau đó là các tiết mục hát song ca của hai bạn Lan Anh và Hà Trang. Cuối cùng là một tiểu phẩm hài do các cô chú xóm Đông biểu diễn. Mỗi khi một tiết mục kết thúc là những tràng pháo tay lại vang lên rộn ràng. Cuối buổi văn nghệ, mỗi bạn nhỏ đều được nhận một phần quà. Chúng em đều cảm thấy rất vui vẻ và sung sướng.

Bài tham khảo 3:

Chào mừng ngày Quốc khánh mùng 2 tháng 9, khu phố của em đã tổ chức một đêm văn nghệ. Chương trình văn nghệ diễn ra vào lúc bảy giờ ba mươi phút tối tại nhà văn hóa. Mọi người trong khu phố đến xem rất đông. Em cùng với bố phải ra từ sớm để giành được vị trí ngồi tốt nhất. Tiết mục mở màn là phần biểu diễn của các bác cán bộ trong khu phố với bài hát “Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây”. Bài hát giúp em nhớ về những năm tháng lịch sử hào hùng của dân tộc. Sau đó là tiết mục nhảy hiện đại của các anh chị đoàn viên trên nền nhạc “Việt Nam ơi”. Em cảm thấy không khí lúc này thật sôi động. Sau đó, rất nhiều các tiết mục hấp dẫn khác được trình diễn. Chương trình văn nghệ ngày hôm nay vô cùng hấp dẫn.

 

Bài tham khảo 4: 
Tối thứ bảy vừa rồi em được bố mẹ cho đi xem xiếc nhạc kịch ở nhà văn hoá quận. Biểu diễn ca nhạc tối hôm đó là một đoàn ca lịch đến từ xứ sở hoa hồng Hung-ga-ri. Sau phần ca nhạc, các nghệ sĩ biểu diễn xiếc đu dây và xiếc ảo thuật. Em thích nhất là tiết mục này. Thật thích thú và đầy ngạc nhiên khi chỉ bằng kỹ xảo nhanh tay lẹ mắt, người nghệ sĩ biểu diễn dẫn dắt khán giả từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác: băng giấy biến thành cờ, khăn tay biến thành chim bồ câu... Khán giả vỗ tay rộn rã khi chim câu trắng bay ra từ chiếc khăn tay nhỏ. Nghệ sĩ biểu diễn đưa cánh tay ra: chú chim nhẹ nhàng đậu trên cánh tay của người nghệ sĩ. Cuối buổi diễn, đoàn xiếc thú gồm chó, khỉ, vẹt làm toán thật hay, ngộ nghĩnh và thú vị làm sao. Em ra về, tinh thần vui thích vì đã được xem xiếc thật hay và vui.

ĐỌC

Bài đọc: Thi nhạc - Nguyễn Phan Hách

 

Câu 1: Câu chuyện có  những nhân vật nào ? Những nhân vật đó có điểm gì giống nhau ?

Trả lời:

- Các nhân vật trong truyện: ve sầu, gà trống, dế mèn, họa mi, vàng anh

- Đặc điểm giống nhau: đều tham gia buổi thi tốt nghiệp của thầy giáo vàng anh với phong cách của riêng mình

Câu 2: Giới thiệu về tiết mục của một nhân vật em yêu thích trong câu chuyện. 

- Tên nhân vật

- Ngoại hình, trang phục của nhân vật 

- Những hình ảnh được gợi ra từ bản nhạc mà nhân vật biểu diễn

Trả lời:

- Tên nhân vật: dế mèn

- Ngoại hình: khỏe khoắn, trang nhã

- Trang phục: chiếc áo nâu óng

- Những hình ảnh gợi ra từ bản nhạc: mùa thu với những chiếc lá khô xoay tròn, rơi rơi trong nắng; tiếng gió xào xạc thầm thì với lá

Câu 3: Vì sao thầy vàng anh rất vui và xúc động khi xem các học trò biểu diễn? 

Trả lời:

Thầy giáo vàng anh xúc động và vui khi xem các học trò  biểu diễn là vì các học trò đều thành công khi tạo dựng cho mình một phong cách độc đáo, không ai bắt chước ai. 

Câu 4: Tác giả muốn nói với chúng ta điều gì qua câu chuyện trên ? Tìm câu trả lời đúng. 

  1. Nhiều loài vật có tiếng kêu, tiếng gáy, tiếng hót rất hay. 
  2. Thế giới của các loài vật muôn màu, muôn vẻ. 
  3. Mỗi người hãy tạo cho mình nét đẹp riêng. 
  4. Muôn hát hay, đàn giỏi phải tập luyện chăm chỉ. 

Trả lời:

Đáp án đúng là C

LUYỆN TỪ VÀ CÂU 

Câu 1: Tìm danh từ trong các câu dưới dây:

  1. Sau ve sầu, gà trống đĩnh đạc bước lên, kiêu hãnh ngẩng đầu với cái mũ đỏ chói. 
  2. Dế bước ra khỏe khoắn và trang nhã trong chiếc áo nâu óng. 
  3. Trong tà áo dài tha thướt, họa mi trông thật dịu dàng, uyển chuyển. 

Trả lời:

  1. ve sầu, gà trống, đầu, cái mũ
  2. dế, chiếc áo 
  3. tà áo dài, họa mi

 

Câu 2: Đặt 1- 2 câu về nhân vật yêu thích trong bài đọc Thi nhạc. Chỉ ra danh từ trong câu em đặt. 

Trả lời:

- Ở làng quêmùa hè nhộn nhịp với dàn đồng ca của ve sầu, tiếng đàn lợn ụt ịt...nhưng ai cũng quen thuộc âm thanh “ Ò...Ó...O” của chú gà trống mỗi sớm tinh mơ gọi mọi người thức dậy đúng giờ.

Tiếng gáy của chú gà trống như tiếng gọi mọi người dậy sớm học bài, đi làm, chuẩn bị cho ngày mới.

(Danh từ là các từ được in đậm trong mỗi câu)

VIẾT

Câu 1: Đọc đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi. 

Câu chuyện Thi nhạc của nhà văn Nguyễn Phan Hách cuốn tôi vào một thế giới đầy thú vị. Những con vật quen thuộc như ve sầu, gà trống, dế mèn, chim hoạ mi,... hoá thành những nghệ sĩ tài năng. Tiếng kêu, tiếng gáy, tiếng hót của chúng gợi lên trong tâm trí người nghe những cảnh vật có âm thanh, ánh sáng, sắc màu, hương vị,... Nhân vật thầy giáo vàng anh cũng để lại ấn tượng khó quên. Việc làm và lời nói của thầy thể hiện tình yêu thương, sự trân trọng đối với học trò. Câu chuyện đã kết thúc, nhưng các nhân vật đáng yêu ấy vẫn hiện mãi trong tâm trí tôi. 

(Tùng Anh)

  1. Người viết muốn nói gì qua đoạn văn trên ? Tìm câu trả lời đúng. 
  2. Nêu lí do người viết yêu thích câu chuyện Thi nhạc. 
  3. Thuật lại diễn biến buổi thi nhạc trong câu chuyện. 
  4. Tả hình dáng, điệu bộ của các nhân vật trong câu chuyện. 
  5. Câu mở đầu đoạn văn cho biết điều gì ? 
  6. Người viết yêu thích những gì ở câu chuyện ? Từ ngữ,câu văn nào cho biết điều đó ? 
  7. Câu kết thúc đoạn nói gì ? 

Trả lời:

  1. Đáp án đúng là A
  2. Câu mở đầu đoạn văn cho biết người viết bị cuốn hút bởi buổi biểu diễn thi nhạc các các con vật ve sầu, gà trống, dế mèn và họa mi. 
  3. Người viết yêu thích thế giới nhân vật đầy thú vị trong Thi nhạc: 

- Những con vật quen thuộc hiện ra hết sức sinh động: tất cả đều hóa thành những nghệ sĩ tài năng.

- Tiếng kêu, tiếng gáy, tiếng hót của các nhân vật gợi ra những cảnh vật có âm thanh, ánh sáng, sắc màu, hương vị. 

- Nhân vật thầy giáo hoàng anh đã rất xúc động và tự hào qua việc cảm nhận được những tài năng riêng biệt của mỗi trò. 

  1. Câu kết thúc đoạn văn nói đến sức ảnh hưởng của câu chuyện và các nhân vật trong chuyện đến người viết: hiện mãi  trong tâm trí tôi. 

Câu 2: Đọc đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi. 

Hồi bé, tôi nghe mẹ kể câu chuyện Bà cháu của Trần Hoài Dương nhiều lần mà vẫn thấy thích. Ban đầu, tôi thích xứ sở thần tiên, nơi có cây đào lấp lánh trái vàng trái bạc và cô tiên có phép nhiệm màu... Rồi sau đó, tôi rưng rưng xúc động trước cuộc sống nghèo khổ nhưng đầm ấm của ba bà cháu. Với hai người cháu, vàng bạc, châu báu,.. nhiều đến mấy cũng không bằng tình yêu thương của bà. Thế nên, khi bà mất, hai người cháu đã xin cô tiên hoá phép cho bà sống lại, sẵn sàng sống cảnh đạm bạc như xưa nhưng có bà ở bên. Kết thúc câu chuyện là cảnh sum họp ấm áp: “Bà hiện ra móm mém, hiền từ, dang tay ôm hai đứa cháu hiếu thảo vào lòng”...

(Vĩnh Nga)

  1. Câu mở đầu có điểm nào giống với câu mở đầu của đoạn văn ở bài tập 1 ?
  2. Những lí do người viết yêu thích câu chuyện là gì ? 
  3. Đoạn văn trình bày các ý theo cách nào dưới đây ? 

Trả lời:

  1. Điểm giống nhau: Đều miêu tả cảm xúc khi được nghe hoặc đọc những câu chuyện. 
  2. Những lí do đó là: 

- Xứ sở thần tiên kì diệu và lấp lánh với cây đào và cô tiên màu nhiệm.

- Tình yêu vô bờ bến của người cháu dành cho bà dù cho hoàn cảnh cuộc sống có khốn khó và đạm bạc. 

- Sự ấm áp và hành phúc của tình cảm bà cháu. 

  1. Đoạn văn trình bày các ý theo cách 2. 

Câu 3: Trao đổi về những đặc điểm cần lưu ý khi viết đoạn văn nêu ý kiến về câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe. 

- Cách sắp xếp ý trong đoạn (mở đầu, triển khai,...)

- Cách nêu lí do yêu thích câu chuyện

- Cách thức trình bày đoạn văn

Trả lời:

- Cách sắp xếp ý trong đoạn: 

+ Mở đầu: nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ. 

+ Triển khai: nêu các lí do yêu thích câu chuyện. 

+ Kết thúc: Tiếp tục khẳng định ý kiến về câu chuyện. 

- Cách nêu lí do yêu thích câu chuyện:

+ Nhận xét về câu chuyện: hay, thú vị,...

+ Cảm nghĩ về câu chuyện: yêu thích, ấn tượng,...

- Cách thức trình bày đoạn văn: từ 5-7 câu. 

NÓI VÀ NGHE

Tôi và bạn

Yêu cầu: Giới thiệu đặc điểm nổi bật của bản thân.

 

Câu 1: Nói về bản thân

  1. Giới thiệu bức chân dung tự họa (nếu có). 
  2. Nêu đặc điểm nổi bật của bản thân (giải thích rõ từng đặc điểm hoặc đưa ví dụ minh họa).  

Trả lời:

  1. Để viết đoạn văn tự giới thiệu về bản thân em, các em có thể triển khai theo các câu hỏi cũng là dàn ý như sau:
  • Em tên là gì?
  • Bao nhiêu tuổi?
  • Ở đâu?
  • Học lớp nào, trường nào?
  • Sở thích của em là gì?
  • Em yêu thích môn học nào?
  • Ước mơ của em là gì?....
  1. Em là Trương Kiều Oanh. Em sinh ra và lớn lên tại cố đô Huế xinh đẹp, nơi có dòng Hương Giang thơ mộng chảy qua. Sở thích của em là hát và học Tiếng Việt. Bố mẹ em đều là giáo viên. Em ước mơ sau này sẽ trở thành cô giáo dạy Văn học như mẹ của mình.

Hoặc: 

Xin chào mọi người! Em tên là Hoàng Gia Bảo. Em đang học lớp 3A trường Tiểu học Hy vọng, thành phố XX. Đang đang sống cùng ông bà nội và bố mẹ. Gia đình em rất hạnh phúc. Mỗi ngày em rất thích đi học vì gặp được nhiều bạn bè và thầy cô. Môn học yêu thích nhất của em là mĩ thuật. Em ước mơ sau này có thể trở thành họa sĩ để vẽ nên những bức tranh thật đẹp. Em sẽ cố gắng chăm chỉ học tập mỗi ngày để thực hiện ước mơ của mình.

Câu 2: Trao đổi. 

  1. Nêu những điểm tốt của một người bạn mà em muốn học tập 
  2. Nói điều em mong muốn ở bạn

Trả lời:

a.Người bạn mà em yêu quý nhất tên là Hoàng. Cậu rất khỏe khoắn lại đẹp trai. Cậu học giỏi tất cả các môn học. Mỗi giờ ra chơi, em và Hoàng lại cùng nhau chơi đá bóng, bóng chuyền, cầu lông… Chúng em thường giúp đỡ nhau trong học tập. Em rất yêu quý Hoàng.

Hoặc: 

Hoài Anh là người bạn thân thiết nhất của em. Đó là một cô bạn rất đáng yêu. Khuôn mặt xinh xắn, dáng người nhỏ nhắn. Ở lớp, Hoài Anh được bầu làm lớp trưởng. Thành tích học tập của bạn cũng rất tốt. Em và Hoài Anh thường cùng nhau học bài, trò chuyện… Em rất yêu quý Hoài Anh.

  1. Học sinh tự nói điều mình mong muốn: năng nổ, tự tin,...

Bài tham khảo 1:

Đinh Hương Giang là tên mà ba mẹ đặt cho lúc em mới ra đời. Nhưng mọi người trong nhà vẫn quen gọi em là Bé Còi. Cái tên đó xem ra rất hợp với thân hình nhỏ nhắn của em. Em rất khoẻ nhưng cũng nghịch ngợm nhiều nên mẹ bảo em không thể lớn được. Mỗi buổi chiều đi học về em thường cùng bạn Sơn, bạn Tuấn xách chai đi đổ dế. Hôm nào chán chúng em lại rủ nhau đi đánh đáo, đánh khăng. Trong nhà em toàn bi, quay, khăng, không thể kiếm đâu ra một con búp bê hay một bộ đồ hàng cả. Ba thường vừa cười vừa trêu em “đáng lẽ Bé Còi nhà ta phải là con trai mới đúng”. Nghịch ngợm là vậy nhưng em cũng chăm học lắm nhé! Ở lớp Bé Còi toàn đứng đầu thôi. Năm ngoái em còn được nhà trường cử đi thi học sinh giỏi môn Văn nữa đấy. Mơ ước lớn nhất của em là được trở thành phi công, lái những chiếc máy bay thật lớn, thật to bay lên bầu trời cao và trong xanh trên kia. Em tin chắc rằng mình sẽ thực hiện được ước mơ đó. 

Bài tham khảo 2:

Em là Trương Kiều Oanh. Em sinh ra và lớn lên tại cố đô Huế xinh đẹp, nơi có dòng Hương Giang thơ mộng chảy qua. Sở thích của em là hát và học Tiếng Việt. Bố mẹ em đều là giáo viên. Em ước mơ sau này sẽ trở thành cô giáo dạy Văn học như mẹ của mình.

Bài tham khảo 3:

Xin chào mọi người! Em tên là Hoàng Gia Bảo. Em đang học lớp 3A trường Tiểu học Hy vọng, thành phố XX. Đang đang sống cùng ông bà nội và bố mẹ. Gia đình em rất hạnh phúc. Mỗi ngày em rất thích đi học vì gặp được nhiều bạn bè và thầy cô. Môn học yêu thích nhất của em là mĩ thuật. Em ước mơ sau này có thể trở thành họa sĩ để vẽ nên những bức tranh thật đẹp. Em sẽ cố gắng chăm chỉ học tập mỗi ngày để thực hiện ước mơ của mình.

 

v

=> Giáo án dạy thêm tiếng việt 4 kết nối bài: Bài đọc - Thi nhạc. Luyện từ và câu: Luyện tập về danh từ. Luyện tập tìm hiểu đoạn văn nêu ý kiến

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: File word đáp án tiếng việt 4 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay