Đáp án Tiếng Việt 4 kết nối tri thức Bài 10: Tiếng nói của cỏ cây

File đáp án Tiếng Việt 4 kết nối tri thức Bài 10: Tiếng nói của cỏ cây. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt

Xem: => Giáo án tiếng việt 4 kết nối tri thức

 

BÀI 10: TIẾNG NÓI CỦA CỎ CÂY

PHẦN CHUẨN BỊ

Câu hỏi: Chia sẻ với các bạn những điều em biết về cách trồng hoặc chăm sóc cây cối. 

Trả lời:

Em đang tưới nước cho những chậu hoa xinh đẹp. Em vô cùng thích thú khi được tưới nước cho những bông hoa ấy. Được nhận những giọt nước tươi mát, những bông hoa xinh đua nhau khoe sắc. Mỗi cây hoa lại có những màu sắc khác nhau, trông vô cùng đẹp mắt.

 

PHẦN ĐỌC

Bài đọc: Tiếng nói của cỏ cây - Ben-la Đi-giua

 

Câu 1: Chi tiết nào cho thấy Ta-nhi-a cảm thấy thoải mái trong những ngày hè ở nhà ông bà?

Trả lời:

Chi tiết: Ta- nhi-a được thỏa thích chạy nhảy trong vườn.

 

Câu 2: Nêu công việc Ta-nhi-a đã làm trong vườn nhà ông bà theo các ý sau:

Việc đã làm                                       =>

Lí do

 

 

 

 

Lời giải:

Việc đã  làm

Lí do

Bứng một cây hoa hồng bạch và một cây hoa huệ nhỏ nhất trồng vào chỗ đất trống dưới cửa sổ

Do cô bé cảm thấy khóm hoa có vẻ chật chỗ nên khó có được vẻ đẹp nhất

 

Câu 3: Nhờ việc làm của Ta-nhi-a, cây hồng và cây huệ nở hoa đẹp như thế nào?

Trả lời:

Nhờ việc làm của Ta-nhi-a, cây hồng nở ra những bông hoa màu trắng dịu, cánh hoa trong suốt lung linh, hoa nở nhiều đến nỗi c ả bụi như phủ đầy tuyết trắng. Và cây hoa huệ cũng đẹp trội hơn: những bông huệ trắng muốt, đẹp như một nàng tiên trong truyện cổ tích. 

 

Câu 4: Trong câu chuyện, Ta-nhi-a đã suy đoán nguyên nhân biến đổi của cây hồng và cây huệ là gì ?

Trả lời:

Trong câu chuyện, Ta-nhi-a đã suy đoán nguyên nhân biến đổi của cây hồng và cây huệ là do chỗ ở  mới của chúng thoáng hơn, không bị rễ của cây khác tranh chất màu dưới đất. 

 

Câu 5: Theo em, Ta-nhi-a đã có thêm những trải nghiệm gì trong mùa hè ?

Trả lời:

Theo em, Ta-nhi-a đã có thêm những trải nghiệm trồng hoa và những kiến thức mới trong cách chăm sóc cây trồng để cây có thể sinh trưởng tốt nhất. 

 

PHẦN LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Câu 1: Xếp các từ dưới đây vào nhóm thích hợp.

Trả lời:

- Danh từ: vườn, cây, đất, hoa, bạn

- Động từ: đi, trồng, chọn, hỏi, ngắm

 

Câu 2: Đóng vai cây hoa hồng hoặc cây hoa huệ trong câu chuyện Tiếng nói của cỏ cây, đặt câu nêu cảm xúc của cây khi trở nên đẹp hơn trước. Tìm động từ chỉ cảm xúc trong câu em đặt.

Trả lời:

- Cây hồng: Ta-nhi-a ơi! Mình cảm ơn bạn rất nhiều khi đã giúp mình có thêm sức sống mới trên mảnh đất mới. Mình vô cùng phấn khích khi được mọi người khen đó. 

=> Động từ chỉ cảm xúc: phấn khích, cảm ơn

- Cây huệ: Ta-nhi-a à! Nếu không có bạn thì chắc chắn mình sẽ không vui vẻ và hứng khởi như bây giờ.

=> Động từ chỉ cảm xúc: vui vẻ, hứng khởi

 

PHẦN VIẾT

Lập dàn ý cho bài văn thuật lại một sự việc

 

Đề bài: Viết bài văn thuật lại một hoạt động trải nghiệm em đã tham gia và chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của mình về hoạt động đó. 

Trả lời:

  1. Chuẩn bị
  2. Giới thiệu chung về sự việc mà em muốn thuật lại ở trường.

Gợi ý: sự việc chào mừng ngày 20/11, khai giảng, tổng kết năm học, hội thao, lao động, biểu diễn văn nghệ…

  1. Liệt kê các sự việc
  • Hôm trước khi sự việc diễn ra, mọi người đã làm gì? (trang trí hội trường, sân khấu; tổng vệ sinh trường học; tập dượt…)
  • Trước khi sự việc diễn ra, mọi người có mặt ở trường lúc mấy giờ? Với trang phục ra sao? Vẻ mặt như thế nào?
  • Trước giờ G, mọi người tranh thủ làm gì trước khi sự việc chính thức bắt đầu? (chụp ảnh, chỉnh lại trang phục, nhẩm lại nội dung sắp trình bày, tập luyện những lần cuối…)
  • Khi sự việc bắt đầu, mọi người ổn định vị trí theo bố cục ra sao? Thái độ của mọi người như thế nào? Bầu không khí có gì thay đổi?
  • Sự việc diễn ra trong bao lâu, gồm bao nhiêu hoạt động? Hoạt động nào là trọng tâm của sự việc, được mọi người đón chờ nhất?
  • Trong suốt quá trình diễn ra sự việc, mọi người đã làm gì? Có thái độ ra sao?
  • Khi sự việc kết thúc, mọi người có về ngay không? Nếu còn ở lại thì mọi người làm gì?
  1. Lập dàn ý

+ Mở bài: Nêu tên sự việc, thời gian xảy ra sự việc.

+ Thân bài: Nêu các sự việc cụ thể và sắp xếp các sự việc ấy theo trật tự thời gian; các hình ảnh có liên quan nhằm cung cấp thêm thông tin về sự kiện.

+ Kết bài: Nêu kết thúc sự việc như thế nào. 

Ví dụ: 

  1. a) Mở bài: Giới thiệu chung về sự việc mà em muốn thuật lại ở trường.

Gợi ý: sự việc chào mừng ngày 20/11, khai giảng, tổng kết năm học, hội thao, lao động, biểu diễn văn nghệ…

  1. b) Thân bài: Thuật lại chi tiết sự việc:

- Giới thiệu ngắn gọn về sự kiện được thuyết minh:

  • Một năm sự việc đó diễn ra bao nhiêu lần? Với quy mô ra sao (toàn trường hay vài lớp tham gia)
  • Sự việc được diễn ra vào ngày nào? Kéo dài trong bao lâu? Có chuẩn bị công phu từ trước không?

- Thuật lại chi tiết sự việc:

  • Hôm trước khi sự việc diễn ra, mọi người đã làm gì? (trang trí hội trường, sân khấu; tổng vệ sinh trường học; tập dượt…)
  • Trước khi sự việc diễn ra, mọi người có mặt ở trường lúc mấy giờ? Với trang phục ra sao? Vẻ mặt như thế nào?
  • Trước giờ G, mọi người tranh thủ làm gì trước khi sự việc chính thức bắt đầu? (chụp ảnh, chỉnh lại trang phục, nhẩm lại nội dung sắp trình bày, tập luyện những lần cuối…)
  • Khi sự việc bắt đầu, mọi người ổn định vị trí theo bố cục ra sao? Thái độ của mọi người như thế nào? Bầu không khí có gì thay đổi?
  • Sự việc diễn ra trong bao lâu, gồm bao nhiêu hoạt động? Hoạt động nào là trọng tâm của sự việc, được mọi người đón chờ nhất?
  • Trong suốt quá trình diễn ra sự việc, mọi người đã làm gì? Có thái độ ra sao?
  • Khi sự việc kết thúc, mọi người có về ngay không? Nếu còn ở lại thì mọi người làm gì?

- Ý nghĩa của sự việc:

  • Với bản thân em
  • Với trường học
  1. c) Kết bài: Suy nghĩ, cảm xúc của em dành cho sự việc.

 

PHẦN NÓI VÀ NGHE

Trải nghiệm đáng nhớ

 

Yêu cầu: Thuật lại một hoạt động trải nghiệm em đã tham gia và chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của mình về hoạt động đó.

Trả lời:

  1. Nói

Bài tham khảo 1: 

Cuộc sống không chỉ có niềm vui mà còn có nỗi buồn. Đôi khi, chúng ta sẽ phải trải qua để nhận ra được bài học quý giá cho bản thân.

Tôi cũng đã từng có một trải nghiệm buồn. Hôm đó là chủ nhật, tôi đến nhà Minh Phương để cùng ôn tập cho bài kiểm tra học kì. Đến nơi, tôi thấy bạn đang tưới cây trong vườn giúp ông nội. Tôi đã lên phòng của Phương để ngồi đợi. Tôi ngồi vào bàn học, đặt cặp sách xuống bàn rồi tìm trên giá sách một cuốn truyện để đọc. Bỗng nhiên, tôi thấy một cuốn sổ tay đặt trên bàn, liền tò mò lấy ra xem. Thì ra đó là nhật kí của Minh Phương. Tranh thủ khi bạn chưa lên, tôi lén mở cuốn nhật ký ra đọc.

Bỗng nhiên, tôi nghe tiếng nói của Phương vang lên:

- Sao cậu lại đọc trộm nhật ký của tớ? Cậu thật là quá đáng!

Tôi vội vã gấp quyển nhật kí lại, đặt xuống bàn. Rồi quay lại thì thấy khuôn mặt Phương đang rất tức giận. Tôi ấp úng:

- Tớ… xin… lỗi…

Chưa kịp nói hết câu thì Phương đã đi xuống nhà. Tôi cảm thấy vô cùng hối hận. Tôi rất muốn nói lời xin lỗi, nhưng khi xuống dưới nhà thì không thấy Phương đâu. Bởi vậy, tôi đành chào bố mẹ của Phương rồi ra về.

Về đến nhà, tôi đã suy nghĩ rất lâu. Sau đó, tôi đã gọi điện cho Phương. Nhưng mẹ của bạn nói Phương không muốn nghe máy. Lúc này, tôi cảm thấy buồn bã và hối hận lắm. Tôi tự nhủ rằng ngày mai sẽ đến xin lỗi bạn. Sáng hôm sau, tôi đến thật sớm. Khi nhìn thấy bạn, tôi đã chạy đến:

- Minh Phương ơi, cho tớ xin lỗi cậu nhé!

- Thu này, tớ cũng xin lỗi vì hôm qua đã quát bạn nhé!

- Không đâu, tớ mới là người có lỗi. Tớ đã đọc trộm nhật ký của cậu. Ai cũng có quyền tức giận khi gặp phải tình huống này. Tớ mong cậu sẽ tha thứ cho tớ và chúng ta vẫn sẽ là bạn tốt của nhau.

Phương mỉm cười nhìn tôi:

- Ừ, vậy chúng mình làm hòa nhé?

Tôi và Minh Phương vẻ bắt tay nhau làm hòa. Từ đó trở đi, chúng tôi càng trở nên thân thiết hơn.

Một trải nghiệm buồn nhưng đã giúp tôi nhận được bài học quý giá. Không chỉ vậy, qua trải nghiệm, tình bạn của tôi cũng gắn bó và khăng khít hơn.

Bài tham khảo 2:

Trải nghiệm sẽ đem đến cho con người nhiều điều giá trị trong cuộc sống. Và em cũng có được rất nhiều trải nghiệm như vậy.

Tết đến là dịp để mỗi người có thời gian sum vầy bên gia đình. Năm nay, gia đình em sẽ về quê ngoại để ăn Tết. Mọi năm, gia đình em thường ăn Tết ở quê nội - trên thành phố. Nhưng năm nay, em đã được trải nghiệm không khí Tết ở một vùng nông thôn. Em cảm thấy rất tuyệt vời và thú vị.

Những ngày giáp Tết, quê hương của em như được khoác lên mình một chiếc áo mới. Các con đường trong thôn được trang trí cờ hoa rực rỡ. Xe cộ đi lại đông đúc, tấp nập hơn những ngày bình thường. Lần đầu tiên, em được theo mẹ đi chợ Tết. Khu chợ nào cũng đông đúc, nhộn nhịp. Các mặt hàng như thịt cá, rau củ, bánh kẹo… được bày bán rất nhiều. Người mua, người bán rộn ràng không kém với thành phố. Không khí vui tươi khiến em cảm thấy thật háo hức, rộn ràng.

Hai mươi tám Tết, mọi người trong gia đình cùng nhau gói bánh chưng. Mẹ đã đi chợ mua sẵn các nguyên liệu gồm lá dong, lạt mềm, gạo nếp, đỗ xanh, thịt mỡ. Lần đầu tiên trong đời, em được xem và gói bánh chưng. Mọi người trong gia đình vừa gói bánh, vừa trò chuyện thật vui vẻ. Công đoạn gói quả thật khó khăn. Ông ngoại vừa gói bánh, vừa hướng dẫn em từng bước một. Sau khoảng ba mươi phút, em đã hoàn thành. Chiếc bánh chưng dù còn chưa được đẹp đẽ, nhưng em cảm thấy rất vui. Sau hơn hai tiếng đồng hồ, công việc gói bánh đã xong xuôi.

Bố chuẩn bị một chiếc nồi thật to, rồi cho từng chiếc bánh vào. Sau đó, bố còn đổ nước vào để luộc bánh. Chiếc bánh của em cũng được cho vào luộc. Bố nói rằng phải mất hơn một ngày bánh mới chín. Em cùng chị gái háo hức ngồi canh nồi bánh chưng. Giữa tiết trời se lạnh, ngồi bên bếp lửa hồng, em cảm thấy vô cùng ấm cúng và hạnh phúc.

Đêm giao thừa, cả nhà cùng quây quần bên mâm cơm Tất niên. Những món ăn truyền thống của dân tộc được bà và mẹ chuẩn bị vô cùng công phu. Mọi người vừa ăn, vừa trò chuyện vui vẻ. Không khí thật ấm cúng, thiêng liêng. Khoảnh khắc năm mới đang đến rất gần rồi.

Một trải nghiệm đáng nhớ, khiến em thêm yêu quê hương của mình. Không chỉ vậy, em cũng thêm trân trọng những nét đẹp truyền thống của đất nước nhiều hơn.

  1. Trao đổi, góp ý

Học sinh tự trao đổi, góp ý

 

=> Giáo án dạy thêm tiếng việt 4 kết nối ôn tập bài 10: Bài đọc - Tiếng nói của cỏ cây. Luyện tập lập dàn ý cho bài văn thuật lại một sự việc

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: File word đáp án tiếng việt 4 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay