Đáp án Tiếng Việt 4 kết nối tri thức Bài 7: Những bức chân dung
File đáp án Tiếng Việt 4 kết nối tri thức Bài 7: Những bức chân dung. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt
Xem: => Giáo án tiếng việt 4 kết nối tri thức
BÀI 7: NHỮNG BỨC CHÂN DUNGPHẦN ĐỌC:
Bài đọc: Những bức chân dung - Theo Ni-cô-lai-xốp
Câu 1: Tìm câu văn nêu nhận xét về hai bức chân dung của Bông Tuyết và Mắt Xanh.
Trả lời:
Câu văn nhận xét về hai bức dung của Bông Tuyết và Mắt Xanh: Hai bức chân dung thực sự là hai tác phẩm nghệ thuật, bởi người trong tranh được vẽ rất đẹp và rất giống người thật.
Câu 2: Cách vẽ chân dung Hoa Nhỏ có gì khác với cách vẽ chân dung Bông Tuyết và Mắt Xanh?
Trả lời:
Cách vẽ chân dung Hoa Nhỏ khác với 2 bạn còn lại ở chỗ: Màu Nước đã vẽ theo yêu cầu của Hoa Nhỏ là mắt và lông mi to hơn và dài hơn so với ngoài đời.
Câu 3: Đóng vai Màu Nước thuyết phục các cô bé đồng ý để cậu vẽ chân dung giống người thật.
Trả lời:
Nếu em là Màu Nước, em sẽ thuyết phục các cô bé bằng cách tự họa chính bản thân mình sau đó vẽ thêm một bức tranh khác khác với tỉ lệ thật của mình ở ngoài đời. Sau đó đem 2 bức tranh ra so sánh để chứng minh cho vẻ đẹp riêng của mỗi người là khác nhau. Nếu ai cũng theo 1 tiêu chuẩn trên gương mặt thì tất cả mọi người đều giống nhau.
Câu 4: Điều gì khiến các cô bé nhận ra Màu Nước nói đúng?
Trả lời:
Các cô bé nhận ra Màu Nước nói đúng là vì khi xếp các bức tranh lại gần nhau ai cũng giống nhau, rất khó để nhận ra bức chân dung của mình.
Câu 5: Tóm tắt mỗi sự việc trong câu chuyện Những bức chân dung bằng 1-3 câu.
Sự việc đầu tiên: Màu Nước vẽ chân dung của Bông Tuyết và Mắt Xanh Ví dụ: Bông Tuyết và Mắt Xanh được Màu Nước vẽ chân dung rất xinh đẹp và chân thực |
Sự việc tiếp theo: Màu Nước vẽ chân dung cho hoa nhỏ và các cô gái khác |
Sự việc cuối cùng: Các cô bé ngắm những bức chân dung khi chúng được đặt cạnh nhau |
Trả lời:
- Bông Tuyết và Mắt Xanh được Màu Nước vẽ chân dung rất xinh đẹp và chân thực.
- Màu Nước vẽ chân dung cho Hoa Nhỏ và các cô bé khác đều có cặp mắt rất to, lông mi rất dài và cái miệng rất nhỏ.
- Khi xếp các bức chân dung cạnh nhau các cô bé nhận ra chúng hoàn toàn giống nhau, rất khó phân biệt.
PHẦN LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Quy tắc viết tên cơ quan, tổ chức
Câu 1: Xếp các từ ngữ dưới đây vào nhóm thích hợp.
Trả lời:
- Tên cơ quan, tổ chức: Đài Truyền hình Việt Nam; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Sở Tài nguyên và Môi trường, Trường Tiểu học Ba Đình
- Tên người: Hồ Chí Minh, Võ Thị Sáu
Câu 2: Cách viết hoa tên của các cơ quan, tổ chức có gì khác với cách viết hoa tên người?
Trả lời:
- Tên người:
+ Tên thông thường: Viết hoa chữ cái đầu tất cả các âm tiết của danh từ riêng chỉ tên người.
+ Tên hiệu, tên nhân vật lịch sử: Viết hoa chữ cái đầu tất cả các âm tiết.
- Tên cơ quan, tổ chức: Viết hoa chữ cái đầu của các từ, cụm từ chỉ loại hình cơ quan, tổ chức; chức năng, lĩnh vực hoạt động của cơ quan, tổ chức.
Câu 3: Tách tên cơ quan, tổ chức dưới đây thành các bộ phận theo mẫu và nhận xét về cách viết hoa các bộ phận trong tên cơ quan, tổ chức.
M: Tập đoàn Điện lực Việt Nam => Tập đoàn/ Điện lực/ Việt Nam
- Trường Tiểu học Quang Trung
- Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình
Trả lời:
- Trường/ Tiểu học/ Quang Trung
- Nhà máy/ Thủy điện/ Hòa Bình
Câu 4: Thực hành viết tên cơ quan, tổ chức theo gợi ý dưới đây:
Tên trường học của em | Tên một cơ quan, tổ chức ở địa phương em |
Trả lời:
- Tên trường: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Trường Tiểu học Hòa Bình, Trường Tiểu học Hai Bà Trưng,...
- Tên một cơ quan, tổ chức: Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang, Ủy ban nhân dân quận Ba Đình, Ủy ban nhân dân huyện Vụ Bản…;
PHẦN VIẾT
Lập dàn ý cho báo cáo thảo luận nhóm
Viết báo cáo thảo luận nhóm về một trong các chủ để đưới đây:
Chủ để 1: Kế hoạch quyên góp sách báo tặng các trường vùng khó khăn.
Chủ để 2: Kế hoạch tổ chức các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11.
Trả lời:
- Thảo luận.
- Xác định nội dung thảo luận về chủ đề 1.
- Thời gian quyên góp: 10/09/2023
- Địa điểm quyên góp: phòng học Lớp 4E
- Cách thức quyên góp: hiện vật là sách báo
- Phân công nhiệm vụ:
+ Phát động quyên góp, tiếp nhận và trao gửi: Mai Anh, Minh Ngọc, Quang
+ Thống kê số lượng sách báo và cân sách: Nam Tú, Minh Huy, Mai Linh, Trần Quốc
+ Tổng hợp sách và báo theo từng phân loại: Trần Linh, Ngọc Tú, Huy Bảo
+ Đóng gói: Ngọc Anh, Bảo Châu, Đình Nam
- Các em tiến hành thảo luận theo nhóm.
- Lập dàn ý
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hà Nội ngày 21 tháng 1 năm 2023
BÁO CÁO THẢO LUẬN NHÓM VỀ KẾ HOẠCH QUYÊN GÓP SÁCH BÁO TẶNG CÁC TRƯỜNG VÙNG KHÓ KHĂN
Kính gửi: Cô giáo chủ nhiệm lớp 4A
Hôm nay vào lúc 9 giờ ngày 21 tháng 1 năm 2023, tại phòng học lớp 4A, nhóm 2 đã tiến hành thảo luận chủ đề thảo luận nhóm về:"Kế hoạch quyên góp sách báo tặng các trường vùng khó khăn".
Thành phần tham gia
- Quỳnh Như (chủ toạ)
- Bảo Ngọc (thư kí)
- Nguyễn Nam Hải, Trần Hoa, Dương Minh, Hà Minh (thành viên)
Sau khi thảo luận, chủ tọa đã thống nhất ý kiến và phân công như sau:
- Phát động quyên góp, tiếp nhận và trao gửi: Quỳnh Như, Bảo Ngọc
- Thống kê số lượng sách báo và cân sách: Nguyễn Nam Hải, Dương Minh
- Tổng hợp sách và báo theo từng phân loại: Trần Hoa, Dương Minh
Người viết báo cáo
Thư kí
(kí tên)
Bảo Ngọc
- Góp ý và chỉnh sửa dàn ý
- Báo cáo có đầy đủ các phần theo quy định
- Kết quả thảo luận được tiến hành chính xác, rõ ràng