Đề kiểm tra 15 phút Địa lí 10 kết nối Bài 21: Các nguồn lực phát triển kinh tế

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Địa lí 10 kết nối tri thức Bài 21: Các nguồn lực phát triển kinh tế. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 21: CÁC NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN KINH TẾ

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Căn cứ vào đâu để phân loại các nguồn lực?

  1. Vai trò và mức độ ảnh hưởng
  2. Nguồn gốc và phạm vi lãnh thổ
  3. Thời gian và khả năng khai thác
  4. Không gian và thời gian hình thành

Câu 2: Yếu tố nào dưới đây không nằm trong nhóm nguồn lực tự nhiên?

  1. Vị trí địa lí
  2. Đất đai
  3. Khí hậu
  4. Nguồn nước

Câu 3: Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ, có thể phân chia thành nguồn lực

  1. nguồn lực tự nhiên và nguồn lực kinh tế - xã hội
  2. nguồn lực bên trong và nguồn lực từ bên ngoài
  3. Vốn đầu tư nước ngoài và thị trường
  4. Vị trí địa lí và nguồn lực tự nhiên

Câu 4: Nguồn lực nào sau đây đóng vai trò là cơ sở tự nhiên của quá trình sản xuất?

  1. Đất, khí hậu, dân số
  2. Sinh vật, đất, khí hậu
  3. Dân số, nước, sinh vật
  4. Khí hậu, thị trường, vốn

Câu 5: Nguồn lực tự nhiên có vai trò như thế nào đối với quá trình sản xuất?

  1. Cơ sở tự nhiên của quá trình sản xuất
  2. Quyết định việc sử dụng các nguồn lực khác
  3. Ít ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất
  4. Tạo động lực cho quá trình sản xuất

Câu 6: Để tạo ra môi trường sản xuất hiện địa, linh hoạt giúp tăng năng suất lao động không cần đến nguồn lực nào?

  1. Vốn đầu tư
  2. Chính sách
  3. Khí hậu
  4. khoa học và công nghệ

Câu 7: Nguồn lực phát triển kinh tế của một quốc gia không phải là

  1. các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
  2. nguồn nhân lực chất lượng cao
  3. toàn bộ hệ thống tài sản quốc gia
  4. lịch sử phát triển lãnh thổ tự nhiên

Câu 8: Nguồn lực nào dưới đây vừa là đối tượng sản xuất vừa là đối tượng tiêu dùng các sản phẩm?

  1. Sinh vật
  2. Lao động
  3. Nguồn vốn
  4. Thị trường

Câu 9: Tổng thể các yếu tố trong và ngoài nước có khả năng khai thác nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một lãnh thổ nhất định được gọi là

  1. các nhân tố ảnh hưởng
  2. nguồn nhân lực
  3. các điều kiện phát triển
  4. nguồn lực

Câu 10: Yếu tố nào sau đây không nằm trong nhóm nguồn lực kinh tế - xã hội?

  1. Chính sách.
  2. Khoáng sản
  3. Vốn
  4. Thị trường

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

B

A

B

B

A

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

C

D

B

D

B

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Mối quan hệ chủ yếu giữa nguồn lực trong nước và nguồn lực nước ngoài trong quá trình phát triển kinh tế được xác định là

  1. quan hệ độc lập
  2. quan hệ cạnh tranh
  3. quan hệ phụ thuộc
  4. quan hệ hợp tác, hỗ trợ

Câu 2: Trong các nguồn lực kinh tế - xã hội, nguồn lực nào quan trọng nhất, có tính quyết định đến sự phát triển của một đất nước?

  1. Dân số và nguồn lao động
  2. Thị trường tiêu thụ
  3. Chính sách và xu thế phát triển
  4. Khoa học kĩ thuật và công nghệ

Câu 3: Nguyên nhân nào sau đây không đúng về việc các nước đang phát triển có nguồn tài nguyên đa dạng, phong phú nhưng nền kinh tế vẫn chậm phát triển?

  1. Dân cư đông nên sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm ưu thế
  2. Khoa học - kĩ thuật và công nghệ vẫn còn lạc hậu, thiếu đồng bộ
  3. Tài nguyên ít có giá trị về kinh tế, lợi nhuận thu về thấp
  4. Nguồn lao động dồi dào nhưng trình độ thấp, thiếu chuyên môn

Câu 4: Nguyên nhân nào sau đây không đúng về việc các nước đang phát triển có nguồn tài nguyên đa dạng, phong phú nhưng nền kinh tế vẫn chậm phát triển?

  1. Tài nguyên ít có giá trị về kinh tế, lợi nhuận thu về thấp
  2. Dân cư đông nên sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm ưu thế
  3. Khoa học - kĩ thuật và công nghệ vẫn còn lạc hậu, thiếu đồng bộ
  4. Nguồn lao động dồi dào nhưng trình độ thấp, thiếu chuyên môn

Câu 5:Nhật Bản là một quần đảo nằm giữa biển khơi, chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai, nghèo tài nguyên nhưng với một quyết tâm cam, chiến lược phát triển đúng đắn, Nhật Bản đã vươn trở thành một cường quốc kinh tế” dẫn chứng về

  1. nguồn lực tự nhiên đóng vai trò quyết định đến sự phát triển kinh tế
  2. nguồn lực tự nhiên tạo lợi thế quan trọng nhưng không đóng vai trò quyết đinh đến phát triển kinh tế
  3. nguồn lực kinh tế -xã hội đóng vai trò quan trọng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế.
  4. Tạo ra động lực thúc đẩy các cơ sở sản xuất hình thành và phát triển.

Câu 6: Để có nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững cần

  1. phát triển nguồn lực tự nhiên
  2. kết hợp nguồn lực bên trong và nguồn lực bên ngoài
  3. đẩy mạnh và đầu tư các nguồn lực kinh tế - xã hội
  4. quan tâm đến lợi thế của vị trí địa lí.

Câu 7: Nguồn lực nào sau đây được xác định là điều kiện cần cho quá trình sản xuất?

  1. Vị trí địa lí
  2. Dân cư và nguồn lao động
  3. Tài nguyên thiên nhiên
  4. Đường lối chính sách

Câu 8: Để phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia, loại nguồn lực có vai trò quyết định là

  1. nguồn lực bên trong
  2. nguồn lực bên ngoài
  3. tài nguyên thiên nhiên
  4. vị trí địa lí

Câu 9: Nguồn lực là 

  1. các điều kiện tự nhiên trong nước ở dưới dạng tiềm năng được con người nghiên cứu đưa vào khai thác.
  2. tổng thể các yếu tố trong nước không thể khai thác để phục vụ cho việc phát triển kinh tế của một lãnh thổ
  3. tổng thế các yếu tố trong và ngoài nước được khai thác nhằm phục vụ cho việc phát triển kinh tế của một lãnh thổ
  4. các điều kiện kinh tế - xã hội ở cả trong và ngoài nước được khai thác để phát triển kinh tế của một lãnh thổ

Câu 10: Nguồn lực kinh tế - xã hội có vai trò nào sau đây?

  1. Làm giàu có về nguồn tài nguyên cung cấp nguyên liệu cho sản xuất
  2. Lựa chọn chiến lược phát triển đất nước phù hợp với từng giai đoạn
  3. Vừa phục vụ trực tiếp cho cuộc sống, vừa phục vụ phát triển kinh tế
  4. Tạo ra động lực thúc đẩy các cơ sở sản xuất hình thành và phát triển

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

D

A

C

A

B

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

B

C

A

C

B

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 (6 điểm). Nêu sự phân loại các nguồn lực?

Câu 2 (4 điểm). Nguồn lực bên trong và nguồn lực bên ngoài có mối quan hệ như thế nào?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

- Căn cứ vào nguồn gốc, có các nguồn lực:

+ Vị trí địa lí: vị trí địa lí tự nhiên; vị trí địa lí kinh tế chính trị, giao thông.

+ Tự nhiên: Đất, khí hậu, nước, biển, sinh vật, khoáng sản.

+ Kinh tế - xã hội: Dân số và nguồn lao động, vốn, thị trường, khoa học - kĩ thuật và công nghệ, thương hiệu quốc gia, lịch sử - văn hoá, đường lối chính sách.

- Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ, có các loại:

+Nguồn lực trong nước: Tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động, nguồn vốn đầu tư, khoa học - công nghệ, lịch sử - văn hoá, hệ thống tài sản quốc gia, đường lối chính sách.

+Nguồn lực nước ngoài: Vốn đầu tư nước ngoài, lao động nước ngoài; tri thức, kinh nghiệm tổ chức và quản lí, khoa học - công nghệ.

6 điểm

Câu 2

(4 điểm)

+ Nguồn lực bên ngoài (vốn, kinh nghiệm,...): Thúc đẩy, hỗ trợ việc khai thác có hiệu quả nguồn lực bên trong.

+ Nguồn lực bên trong: Tạo sự hấp dẫn, thu hút, định hướng việc huy động các nguồn lực bên ngoài.

4 điểm

ĐỀ 2

Câu 1 (6 điểm). Nguồn lực bên trong có vai trò như thế nào đối với phát triển kinh tế?

Câu 2 (4 điểm). Nguồn lực bên ngoài có vai trò như thế nào đối với phát triển kinh tế?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

- Các nguồn lực bên trong có vai trò quyết định đối với sự phát triển kinh tế của một lãnh thổ.

+ Vị trí địa lí có thể tạo điều kiện thuận lợi hay gây khó khăn trong việc trao đổi, hợp tác cùng phát triển giữa các lãnh thổ, đặc biệt trong xu thế hội nhập của nền kinh tế.

+ Nguồn lực tự nhiên là yếu tố đầu vào đề sản xuất ra hàng hoá, dịch vụ giúp phát triển kinh tế.

+ Nguồn lực kinh tế – xã hội đóng vai trò trực tiếp và quyết định đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của một lãnh thổ, tạo ra môi trường sản xuất hiện đại, linh hoạt giúp tăng năng suất lao động.

6 điểm

Câu 2

(4 điểm)

Các nguồn lực từ bên ngoài lãnh thổ: việc tận dụng, thu hút vốn đầu tư, nguồn nhân lực, tri thức và sản phẩm khoa học – công nghệ, thị trường từ bên ngoài lãnh thổ,... sẽ tạo thêm sức mạnh cho sự phát triển kinh tế, đặc biệt trong thời kì kinh tế tri thức và các xu hướng hợp tác hoa, quốc tế hoá ngày càng mở rộng

4 điểm

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Tổng thể các yếu tố trong và ngoài nước có khả năng khai thác nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một lãnh thổ nhất định được gọi là

  1. các nhân tố ảnh hưởng
  2. nguồn nhân lực
  3. các điều kiện phát triển
  4. nguồn lực

Câu 2. Nguồn lực nào dưới đây vừa là đối tượng sản xuất vừa là đối tượng tiêu dùng các sản phẩm?

  1. Sinh vật
  2. Lao động
  3. Nguồn vốn
  4. Thị trường

Câu 3. Yếu tố nào sau đây không nằm trong nhóm nguồn lực kinh tế - xã hội?

  1. Chính sách.
  2. Khoáng sản
  3. Vốn
  4. Thị trường

Câu 4. Các nguồn lực nào sau đây tạo thuận lợi (hay khó khăn) trong việc tiếp cận giữa các vùng trong một nước?

  1. Vị trí địa lí.
  2. Đất đai, biển
  3. Lao động
  4. Khoa học
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (4 điểm): Nguồn lực vị trí địa lí có tác động như thế nào tới phát triển kinh tế?

Câu 2 (2 điểm): Tại sao nguồn lực bên trong có tính quyết định?

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

D

B

B

A

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(4 điểm)

- Vị trí địa lí (địa lí tự nhiên, địa lí kinh tế – xã hội, địa lí giao thông).

- Vị trí địa lí tạo ra những thuận lợi hoặc khó khăn để trao đổi, tiếp cận, giao thoa hay cùng phát triển giữa các quốc gia với nhau.Ví dụ: Một nước có vị trí ở gần đường giao thông quốc tế sẽ thuận lợi cho giao lưu quốc tế hơn là nước không có vị trí đó.

- Trong xu thế hội nhập toàn cầu của nền kinh tế thế giới, vị trí địa lí là một nguồn lực để định hướng phát triển có lợi nhất trong phân công lao động toàn thế giới và xây dựng các mối quan hệ song phương hay đa phương của một quốc gia

4 điểm

Câu 2

(2 điểm)

+ Phản ánh thực lực của một quốc gia, đảm bảo cho sự phát triển bền vững, không lệ thuộc hoàn toàn từ bên ngoài.

+ Con người (dân cư, lao động, chính sách) là động lực chính quyết định sự phát triển.

2 điểm

 

ĐỀ 2

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Trong các nguồn lực phát triển kinh tế của lãnh thổ, tài nguyên biển được xếp vào nhóm

  1. Vị trí địa lí
  2. Nguồn lực kinh tế – xã hội
  3. Nguồn lực tự nhiên
  4. Nguồn lực từ bên ngoài lãnh thổ.

Câu 2. Nguồn lực kinh tế - xã hội có vai trò nào sau đây?

  1. Làm giàu có về nguồn tài nguyên cung cấp nguyên liệu cho sản xuất
  2. Lựa chọn chiến lược phát triển đất nước phù hợp với từng giai đoạn
  3. Vừa phục vụ trực tiếp cho cuộc sống, vừa phục vụ phát triển kinh tế
  4. Tạo ra động lực thúc đẩy các cơ sở sản xuất hình thành và phát triển

Câu 3. Nguyên nhân nào sau đây không đúng về việc các nước đang phát triển có nguồn tài nguyên đa dạng, phong phú nhưng nền kinh tế vẫn chậm phát triển?

  1. Dân cư đông nên sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm ưu thế
  2. Khoa học - kĩ thuật và công nghệ vẫn còn lạc hậu, thiếu đồng bộ
  3. Tài nguyên ít có giá trị về kinh tế, lợi nhuận thu về thấp
  4. Nguồn lao động dồi dào nhưng trình độ thấp, thiếu chuyên môn

Câu 4. Nguồn lực nào sau đây được xác định là điều kiện cần cho quá trình sản xuất?

  1. Vị trí địa lí
  2. Dân cư và nguồn lao động
  3. Tài nguyên thiên nhiên
  4. Đường lối chính sách
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (4 điểm): Nguồn lực tự nhiên có tác động như thế nào tới phát triển kinh tế?

Câu 2 (2 điểm): Phân tích vai trò của nguồn lực thị trường đối với phát triển kinh tế - xã hội?

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

C

B

C

C

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(4 điểm)

+ Tự nhiên: Tài nguyên thiên nhiên (khoáng sản, đất, nước, biển, sinh vật,...) và các điều kiện tự nhiên (thời tiết, khí hậu,...) là điều kiện cần thiết cho quá trình sản xuất, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội. Ví dụ: Một nước giàu tài nguyên thiên nhiên có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế hơn là một ngước nghèo tài nguyên.

+ Các ngành kinh tế có định hướng tài nguyên thiên nhiên một cách rõ rệt.

+ Tài nguyên thiên nhiên trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến quy mô sản xuất, chuyên môn hóa sản xuất, cơ cấu ngành, cơ cấu lãnh thổ và tổ chức lãnh thổ sản xuất.

4 điểm

Câu 2

(2 điểm)

- Thị trường: Là động lực phát triển kinh tế.

- Quy mô và cơ cấu tiêu dùng của thị trường góp phần trọng phát triển sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

2 điểm

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Địa lí 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay