Đề kiểm tra 15 phút Địa lí 10 kết nối Bài 22: Cơ cấu kinh tế, tổng sản phẩm trong nước và tổng thu nhập quốc gia
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Địa lí 10 kết nối tri thức Bài 22: Cơ cấu kinh tế, tổng sản phẩm trong nước và tổng thu nhập quốc gia. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Địa lí 10 kết nối tri thức (có đáp án)
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 22: CƠ CẤU KINH TẾ, TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC VÀ TỔNG THU NHẬP QUỐC GIA
I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM
ĐỀ 1
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Trong các bộ phận hợp thành cơ cấu kinh tế, bộ phận nào có vai trò quan trọng nhất?
- Các đặc khu, vùng kinh tế
- Cơ cấu thành phần kinh tế
- Cơ cấu lãnh thổ
- Cơ cấu ngành kinh tế
Câu 2: Với một quốc gia, GNI sẽ lớn hơn GDP khi tổng giá trị của tất cả các sản phẩm và dịch vụ cuối cùng do công dân quốc gia đó tạo ra ở ngoài nước lớn hơn tổng giá trị do công dân nước ngoài tạo ra ở trong nước đó. Nhận định trên đúng hay sai?
- Đúng
- Sai
Câu 3: Bộ phận cơ bản nhất của cơ cấu kinh tế, phản ánh trình độ phân công lao động xã hội và trình độ phát triển lực lượng sản xuất là cơ cấu
- lãnh thổ
- ngành kinh tế
- thành phần kinh tế
- trung tâm kinh tế
Câu 4: Cơ cấu ngành phản ánh đặc điểm nào sau đây?
- Chế độ sở hữu kinh tế và quan hệ hợp tác
- Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
- Phân bố sản xuất và chế độ sở hữu kinh tế.
- Quan hệ hợp tác, phân bố thành phần kinh tế
Câu 5: Cơ cấu thành phần kinh tế được hình thành dựa trên cơ sở
- chức năng sản xuất.
- quy mô sản xuất.
- thành phần lãnh đạo.
- chế độ sở hữu.
Câu 6: Để đánh giá tổng giá trị của tất cả các sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được tạo ra trong phạm vi lãnh thổ quốc gia đó trong một năm, người ta dựa vào chỉ số
- tổng sản phẩm trong nước (GDP)
- tổng thu nhập quốc gia (GNI)
- GDP/người
- GNI/người
Câu 7: Để đánh giá quy mô, cơ cấu kinh tế, tốc độ tăng trưởng và sức mạnh kinh tế của một quốc gia, người ta dùng chỉ số
- tổng thu nhập quốc gia (GNI).
- tổng sản phẩm trong nước (GDP).
- GNI/người.
- GDP/người.
Câu 8: Loại cơ cấu nào sau đây không phải là cơ cấu kinh tế?
- Cơ cấu theo ngành
- Cơ cấu theo lãnh thổ
- Cơ cấu theo nguồn lực kinh tế
- Cơ cấu theo thành phần kinh tế
Câu 9: Để đánh giá tổng giá trị của tất cả các sản phẩm và dịch vụ cuối cùng do công dân của một quốc gia tạo ra trong một năm, người ta dựa vào chỉ số
- tổng sản phẩm trong nước (GDP)
- GNl/người.
- GDP/người
- tổng thu nhập quốc gia (GNI)
Câu 10: Cơ cấu kinh tế là
- Tập hợp tất cả các ngành hình thành nền kinh tế
- Cơ cấu ngành kinh tế có sự thay đổi theo thời gian
- tổng thể các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế có mối quan hệ hữu cơ tương đối ổn định hợp thành
- bộ phận cơ bản nhất của cơ cấu kinh tế, phản ánh trình độ phân công lao động xã hội
GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Đáp án |
D |
B |
B |
B |
D |
Câu hỏi |
Câu 6 |
Câu 7 |
Câu 8 |
Câu 9 |
Câu 10 |
Đáp án |
A |
B |
C |
D |
C |
ĐỀ 2
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Nhận định nào dưới đây không đúng về cơ cấu kinh tế?
- Cơ cấu kinh tế có tính bất biến theo thời gian, không thay đổi trong không gian
- Việc xác định đúng cơ cấu kinh tế có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi quốc gia
- Trong các bộ phận hợp thành cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành có vai trò quan trọng
- Cơ cấu kinh tế hợp lí sẽ thúc đẩy nền kinh tế ở mỗi quốc gia tăng trưởng nhanh
Câu 2: Để đánh giá mức sống dân cư của một quốc gia, người ta dùng các chỉ số
- GDP và GNI
- GDP/người và GNl/người
- GDP và GNI/ người
- GDP/người và GNI
Câu 3: Cho biểu đồ sau
Hãy đặt tên cho biểu đồ trên:
- Biểu đồ thể hiện quy mô GDP theo lãnh thổ của Việt Nam năm 2019
- Biểu đồ cơ cấu GDP theo lãnh thổ của Việt Nam năm 2019
- Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng GDP theo lãnh thổ của Việt Nam năm 2019
- Biểu đồ thể hiện tỉnh hình phát triển của GDP theo lãnh thổ của Việt Nam năm 2019
Câu 4: Để đánh giá sự tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia một cách đầy đủ và đúng thực lực, người ta dùng chỉ số
- GDP/người.
- tổng sản phẩm trong nước (GDP)
- tổng thu nhập quốc gia (GNI).
- GNl/người
Câu 5: Đặc điểm nào sau đây thể hiện cơ cấu kinh tế phân theo khu vực của các nước đang phát triển?
- Tỉ trọng ngành công nghiệp - xây dựng có xu hướng giảm
- Tỉ trọng ngành nông - lâm - ngư nghiệp có xu hướng tăng
- Tỉ trọng nông nghiệp còn cao, tỉ trọng công nghiệp đã tăng.
- Tỉ trọng ngành nông - lâm - ngư nghiệp chiếm tỉ trọng rất cao
Câu 6: Cơ cấu nền kinh tế không bao gồm các bộ phận nào dưới đây?
- Khu kinh tế cửa khẩu, cảng biển và đặc khu kinh tế
- Khu vực kinh tế trong nước, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
- Nông lâm ngư nghiệp, công nghiệp - xây dựng, dịch vụ
- Toàn cầu và khu vực, quốc gia, vùng
Câu 7: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) là tổng giá trị của tất cả hàng hoá và dịch vụ cuối cùng được tạo ra trong một năm bởi
- tất cả công dân mang quốc tịch của một quốc gia, tiến hành trên phạm vi lãnh thổ của quốc gia đó
- các thành phần kinh tế hoạt động trên phạm vi lãnh thổ quốc gia đó
- các thành phần kinh tế trong nước hoạt động trên phạm vi lãnh thổ quốc gia đó
- tất cả công dân mang quốc tịch của một quốc gia, tiến hành trên phạm vi toàn thế giới
Câu 8: Cho bảng số liệu
Cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế của Việt Nam năm 2019 (Đơn vị:%)
Ngành |
Nông – lâm - thuỷ sản |
Công nghiệp và xây dựng |
Dịch vụ |
Tỉ trọng |
15,5 |
38,3 |
46,2 |
Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu GDP theo ngành của Việt Nam năm 2019 là
- Biểu đồ tròn
- Biểu đồ miền
- Biểu đồ cột
- Biểu đồ đường.
Câu 9: Cơ cấu kinh tế phân theo lãnh thổ là kết quả của
- quá trình phân công lao động theo lãnh thổ
- sự phân hóa khí hậu, nguồn nước theo lãnh thổ
- sự phân bố tài nguyên theo lãnh thổ
- khả năng thu hút vốn đầu tư theo lãnh thổ
Câu 10: Với một quốc gia, GDP sẽ lớn hơn GNI khi tổng giá trị của tất cả các sản phẩm và dịch vụ cuối cùng do công dân quốc gia đó tạo ra ở ngoài nước nhỏ hơn tổng giá trị do công dân nước ngoài tạo ra ở trong nước đó. Nhận định trên đúng hay sai?
- Đúng
- Sai
GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Đáp án |
A |
B |
B |
C |
C |
Câu hỏi |
Câu 6 |
Câu 7 |
Câu 8 |
Câu 9 |
Câu 10 |
Đáp án |
A |
B |
A |
A |
B |
II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN
ĐỀ 1
Câu 1 (6 điểm). Tổng thu nhập quốc gia là gì?
Câu 2 (4 điểm). Trình bày ý nghĩa của việc xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lí đối với sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (6 điểm) |
Tổng thu nhập quốc gia (GNI) + Là tổng thu nhập từ sản phẩm vật chất và dịch vụ cuối dùng do công dân một nước tạo ra, trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm), không phân biệt họ cư trú ở lãnh thổ nào (kể cả ở trong nước và ở nước ngoài). Như vậy, GNI bằng GDP cộng với các khoản thu nhập nhận được từ nước ngoài, trừ đi các khoản thu nhập chuyển trả cho nước ngoài. + GNI là thước đo tổng hợp nhất của nền kinh tế, chỉ rõ chủ sở hữu và hưởng thụ nguồn của cải làm ra. GN1 thường được sử dụng trong xem xét đầu tư nước ngoài của một nước. Nhìn chung, những nước có vốn đầu tư ra nước ngoài cao thì GNI lớn hơn GDP. Ngược lại, những nước đang tiếp nhận đầu tư nhiều hơn là đầu tư ra nước ngoài sẽ có GDP lớn hơn GNI. |
6 điểm |
Câu 2 (4 điểm) |
Ý nghĩa của việc xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lí đối với sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia: - Thúc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, tác động tích cực đến phản công lao động theo lãnh thổ. - Góp phần tạo nhiều việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống. - Góp phần khai thác, sử dụng hợp là các nguồn lực phát triển kinh tế. |
4 điểm |
ĐỀ 2
Câu 1 (6 điểm). Cơ cấu trong GDP được xem một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá nền kinh tế? Giải thích tại sao?
Câu 2 (4 điểm). Phân tích tiêu chí đánh giá quốc gia thông qua nền kinh tế?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (6 điểm) |
Cơ cấu ngành trong GDP cho biết trình độ phát triển kinh tế của các quốc gia nên được xem là một căn cứ để đánh giá nền kinh tế của một nước. + Các nước có nền kinh tế kém phát triển thường có tỉ trọng nông - lâm - ngư nghiệp trong GDP rất cao, tỉ trọng công nghiệp - xây dựng thấp. + Các nước phát triển thường có tỉ trọng nông - lâm ngư nghiệp rất nhỏ, tỉ trọng của ngành dịch vụ rất lớn. + Các nước có xu thế chuyển nền kinh tế kém phát triển sang nền kinh tế phát triển thưởng giảm nhanh tỉ trong nông nghiệp trong cả cơ cấu lao động lẫn cơ cấu GDP, đồng thời tăng tương ứng trong cơ cấu GDP và lao động của khu vực công nghiệp ở giai đoạn đầu và tăng cơ cấu lao động, cơ cấu GDP của khu vực dịch vụ ở giai đoạn sau |
6 điểm |
Câu 2 (4 điểm) |
Tiêu chí đánh giá nền kinh tế: - Tổng sản phẩm trong nước (GDP): phản ánh quy mô của nền kinh tế. - Tổng thu nhập quốc gia (GNI): phản ánh tổng thu nhập quốc dân. - GNI và GDP bình quân đầu người: phản ánh mức sống của dân cư. - Cơ cấu ngành trong GDP: phản ánh tỉ trọng của các ngành trong nền kinh tế |
4 điểm |
III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN
ĐỀ 1
- Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1. Để đánh giá sự tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia một cách đầy đủ và đúng thực lực, người ta dùng chỉ số
- GDP/người.
- tổng sản phẩm trong nước (GDP)
- tổng thu nhập quốc gia (GNI).
- GNl/người
Câu 2. Nhận định nào dưới đây không đúng về cơ cấu kinh tế?
- Cơ cấu kinh tế có tính bất biến theo thời gian, không thay đổi trong không gian
- Việc xác định đúng cơ cấu kinh tế có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi quốc gia
- Trong các bộ phận hợp thành cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành có vai trò quan trọng
- Cơ cấu kinh tế hợp lí sẽ thúc đẩy nền kinh tế ở mỗi quốc gia tăng trưởng nhanh
Câu 3. Đặc điểm nào sau đây thể hiện cơ cấu kinh tế phân theo khu vực của các nước đang phát triển?
- Tỉ trọng ngành công nghiệp - xây dựng có xu hướng giảm
- Tỉ trọng ngành nông - lâm - ngư nghiệp có xu hướng tăng
- Tỉ trọng nông nghiệp còn cao, tỉ trọng công nghiệp đã tăng.
- Tỉ trọng ngành nông - lâm - ngư nghiệp chiếm tỉ trọng rất cao
Câu 4. Cơ cấu nền kinh tế không bao gồm các bộ phận nào dưới đây?
- Khu kinh tế cửa khẩu, cảng biển và đặc khu kinh tế
- Khu vực kinh tế trong nước, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
- Nông lâm ngư nghiệp, công nghiệp - xây dựng, dịch vụ
- Toàn cầu và khu vực, quốc gia, vùng
- Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1 (4 điểm): Trình bày ý nghĩa của cơ cấu kinh tế theo thành phần.
Câu 2 (2 điểm): Trình bày ý nghĩa của việc xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lí đối với sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Đáp án |
C |
A |
C |
A |
Tự luận:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (4 điểm) |
Cho biết sự tồn tại các hình thức sở hữu, phản ảnh sở hữu kinh tế và loại hình nền kinh tế (bao ca thị trường hội nhập). Ví dụ. Nếu trong cơ cấu GDP chung, tỉ trọng của thành phần kinh tế ngoài thì nước chiếm ưu thế, thì đó là tiên kinh tế thị trường, tỉ trọng của thành phần kinh tế có vốn đầu từ nên ngoài cao biểu hiện sự hội nhập quốc tế sâu rộng của hen kinh tế đoạn |
4 điểm |
Câu 2 (2 điểm) |
Ý nghĩa của việc xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lí đối với sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia: - Thúc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, tác động tích cực đến phản công lao động theo lãnh thổ. - Góp phần tạo nhiều việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống. - Góp phần khai thác, sử dụng hợp là các nguồn lực phát triển kinh tế. |
2 điểm |
ĐỀ 2
- Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1. Cơ cấu ngành phản ánh đặc điểm nào sau đây?
- Chế độ sở hữu kinh tế và quan hệ hợp tác
- Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
- Phân bố sản xuất và chế độ sở hữu kinh tế.
- Quan hệ hợp tác, phân bố thành phần kinh tế
Câu 2. Để đánh giá tổng giá trị của tất cả các sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được tạo ra trong phạm vi lãnh thổ quốc gia đó trong một năm, người ta dựa vào chỉ số
- tổng sản phẩm trong nước (GDP)
- tổng thu nhập quốc gia (GNI)
- GDP/người
- GNI/người
Câu 3. Cơ cấu kinh tế là
- Tập hợp tất cả các ngành hình thành nền kinh tế
- Cơ cấu ngành kinh tế có sự thay đổi theo thời gian
- tổng thể các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế có mối quan hệ hữu cơ tương đối ổn định hợp thành
- bộ phận cơ bản nhất của cơ cấu kinh tế, phản ánh trình độ phân công lao động xã hội
Câu 4. Loại cơ cấu nào sau đây không phải là cơ cấu kinh tế?
- Cơ cấu theo ngành
- Cơ cấu theo lãnh thổ
- Cơ cấu theo nguồn lực kinh tế
- Cơ cấu theo thành phần kinh tế
- Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1 (4 điểm): Tổng sản phẩm trong nước là gì?
Câu 2 (2 điểm): Trình bày ý nghĩa của cơ cấu kinh tế theo ngành.
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Đáp án |
B |
A |
C |
C |
Tự luận:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (4 điểm) |
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) + Là tổng giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ cuối dùng được sản xuất ra bên trong lãnh thổ một nước, trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm), không phân biệt do người trong nước hay người nước ngoài tạo ra. + GDP thể hiện số lượng nguồn của cải được tạo ra bên trong một quốc gia, sự phồn thịnh hay khả năng phát triển kinh tế. GDP thường được sử dụng để phân tích cơ cấu kinh tế, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, trình độ phát triển và mức sống của con người. |
4 điểm |
Câu 2 (2 điểm) |
Phản ánh tính chất và trình độ phát triển kinh tế của một quốc gia. Ví dụ. Nếu tỉ trọng của từng làm, ngư nghiệp cao công nghiệp - xây dựng sử dịch vụ thấp, thì đó là nước nông nghiệp và phát triển chưa cao |
2 điểm |