Giáo án Ngữ văn 11 cánh diều Bài 9 Đọc 2: Một thời đại trong thi ca

Giáo án Bài 9 Đọc 2: Một thời đại trong thi ca sách Ngữ văn 11 cánh diều. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Ngữ văn 11 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án ngữ văn 11 cánh diều

Xem video về mẫu Giáo án Ngữ văn 11 cánh diều Bài 9 Đọc 2: Một thời đại trong thi ca

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án ngữ văn 11 cánh diều đủ cả năm

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../....

TIẾT  : MỘT THỜI ĐẠI TRONG THI CA

 

  1. MỤC TIÊU
    1. Kiến thức
  • HS nhận biết và phân tích được nội dung và ý nghĩa của văn bản.
  • HS nhận biết và phân tích được các luận điểm, lí lẽ bằng chứng cũng như mối quan hệ giữa chúng với luận đề của văn bản, nhận biết và giải thích được sự phù hợp giữa nội dung nghị luận với nhan đề của văn bản.
  • HS nhận biết và phân tích được mục đích, thái độ và tình cảm của người viết, vai trò của các yếu tố thuyết minh biểu cảm trong văn bản nghị luận.
  • HS liên hệ được nội dung văn bản với một tư tưởng quan niệm, xu thế ( kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học) của thời kì 1930-1945 để hiểu văn bản sâu sắc hơn

- HS có thái độ sống trung thực, trách nhiệm yêu tiếng Việt.

2.Năng lực

  1. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

  1. Năng lực đặc thù

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Một thời đại trong thi ca

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Một thời đại trong thi ca

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản.

- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của văn bản với các văn bản khác có cùng chủ đề.

  1. Phẩm chất

- Có thái độ trung thực, trách nhiệm, yêu tiếng Việt.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  1. Chuẩn bị của giáo viên
  • Giáo án
  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
  • Tranh ảnh về nhà văn hình ảnh
  • Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp
  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà
  1. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 11, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi.

III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
    1. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học Một thời đại trong thi ca
    2. Nội dung: GV tổ chức cho HS chia sẻ về câu hỏi mà giáo viên đặt ra
    3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS những hiểu biết của em về bài học
    4. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

  • GV đặt câu hỏi gợi mở:

+ Có bao giờ bạn băn khoăn khi phải phân biệt cái mới và cái cũ? Hãy chia sẻ trải nghiệm của mình?

+ Bạn hãy lựa chọn và so sánh một bài thơ thuộc phong trào Thơ mới với một bài thơ thuộc thời kì trung đại để tìm ra những điểm khác biệt.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

  • HS lắng nghe yêu cầu của GV

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

  • GV mời một số HS trình bày hiểu biết của mình về nạn đói năm 1945

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

  • GV đưa ra gợi ý:

+ Hiện tượng cái cũ và cá mới đan xen cùng tồn tại là rất phổ biến trong đời sống. Cần nhận biết và trân trọng cái mới.

+ HS có thể chọn các bài thơ thuộc phong trào thơ mới ( Mùa xuân chín, Tiếng thu, Nhớ rừng, Ông đồ, Đây mùa thu tới…) và một bài thơ thuộc thời kì trung đại (Thu điếu – mùa thu câu cá, Bảo kính cảnh giới – Gương báu răn mình, Qua Đèo Ngang… ). Tổ chức cho cả lớp thảo luận nhận xét về sự khác biệt. GV có thể gợi ý một số phương diện như sau:

+  Về văn tự: chữ quốc ngữ - chữ Hán, Nôm

+ Về tác giả: tri thức tây học – nho sĩ

+ Về nội dung: cảm xúc cá nhân sự vận động của cảnh vật – ý thức về bổn phận, vẻ đẹp bất biến.

+ Về thể thơ: Hợp thể, thơ tự do – theo luật ( thất ngôn bát cú, ngũ ngôn, thất ngôn…)

  • GV dẫn dắt vào bài: Hoài Thanh được biết đến là một nhà phê bình, nghiên cứu văn học xuất sắc tài hoa. Ông được rất nhiều bạn đọc yêu thích và ngưỡng mộ ở lĩnh vực phê bình thơ. Một thời đại trong thi ca là một phần tiểu luận của cuốn Thi nhân Việt Nam – một công trình xuất sắc trong sự nghiệp văn chương của Hoài Thanh đề cập đến nhiều vấn đề Thơ mới. Trong bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về đoạn trích Một thời đại trong thi ca.
  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

  1. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về thể loại và đọc văn bản Một thời đại trong thi ca
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến văn bản Một thời đại trong thi ca
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Một thời đại trong thi ca
  4. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về tác giả tác phẩm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV mời đại diện các nhóm dựa vào nội dung đã đọc trình bày một số hiểu biết của em:

+ Trình bày những hiểu biết của em về tác giả Hoài Thanh và đoạn trích Một thời đại trong thi ca?

+ Bố cục tác phẩm và ý nghĩa từng phần?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin trong SGK, chuẩn bị trình bày trước lớp.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 2 – 3 HS phát biểu, yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung.

Dự kiến sản phẩm: HS dựa vào SHS, tóm tắt về nêu vài nét cơ bản về tác giả, tác phẩm.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

I. Tìm hiểu chung

1.    Tác giả

-       Tên: Hoài Thanh tên khai sinh là Nguyễn Đức Nguyên

-       Sinh năm: 1909 – 1982

-       Quê quán:  Xã Nghi Trung huyện Nghi Lộc tỉnh Nghệ An.

-       Hoài Thanh là nhà phê bình ăn học xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại.

-       Ông là tác giả của một loạt các tác phẩm có giá trị như: Văn chương và hành động ( viết chung với Lê Tràng Kiều và Lưu Trọng Lư), Thi nhân Việt Nam 1932-1941 viết chung với Hoài Chân, Có một nền văn hóa Việt Nam (1946), Quyền sống của con người trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du (1949), Phê bình và tiểu luận (3 tập 1960, 1965, 1971), Chuyện thơ (1978)….

-       Năm 2000 ông được nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật.

2.    Tác phẩm

a.    Xuất xứ

Một thời đại trong thi ca là tiểu luận mở đầu cuốn Thi nhân Việt Nam 1932 – 1941, công trình này mang tính chất của một bản tổng kết về phong trào thơ mơi ngay trong thời kì phát triển đỉnh cao của nó.

b.     Bố cục: 3 phần

+ Phần 1:  Từ đầu đến nhìn vào cái đại thể: Nguyên tắc để xác định tinh thần thơ mới

+ Phần 2: Tiếp theo cho đến hồn ta cùng Huy Cận: Tinh thần thơ mới chữ tôi.

+ Phần 3: Còn lại: Sự vận động của thơ mới xung quanh cái tôi và bi kịch của nó

 

Hoạt động 2: Khám phá văn bản

  1. Mục tiêu: Nhận biết và phân tích được văn bản Một thời đại trong thi ca
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến văn bản Một thời đại trong thi ca
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Một thời đại trong thi ca
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Nguyên tắc để xác định tinh thần Thơ mới

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Dựa vào kiến thức và văn bản đã chuẩn bị ở nhà hãy cho biết:

+ Hoài Thanh đã chỉ ra những khó khăn trong việc xác định tinh thần thơ mới là gì?

+ Nguyên tắc để xác định tinh thần Thơ mới là gì?

+ Em có nhận xét gì về nguyên tắc đó?

HS tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- Các nhóm thảo luận để trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 nhóm lên bảng yêu cầu các nhóm khác nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chốt kiến thức

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 2: Tinh thần thơ mới

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Dựa vào kiến thức và văn bản đã chuẩn bị ở nhà hãy cho biết:

+ Tinh thần thơ mới bao gồm tất cả trong chữ tôi, vậy chữ “tôi” ở đây là gì có ý nghĩa như thế nào?

+ Nêu nhận xét của em về chữ “tôi” đó?

HS tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- Các nhóm thảo luận để trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 nhóm lên bảng yêu cầu các nhóm khác nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chốt kiến thức

 

 

 

Nhiệm vụ 3: Sự vận động của thơ mới xung quanh cái “tôi” và bi kịch của nó

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

 

I.     Nguyên tắc để xác định tinh thần Thơ mới

-        Khó khăn

+ Ranh giới giữa thơ mới và thơ cũ không phải lúc nào cũng rõ ràng dễ nhận ra.

·      Luận điểm: Trời đất không phải dựng lên cùng một lần… hôm nay phôi thai từ hôm qua và trong cái mới vẫn còn rớt lại ít nhiều cái cũ.

+ Cả thơ mới và thơ cũ đều có những cái hay, cái dở

·      Luận điểm: Khốn nỗi cái tầm thường cái lố lăng chẳng phải của riêng thời nào.

ð Câu văn giả định, cảm thán với một giọng điệu thân mật, gần gũi, thiết tha, chân thành tác giả đã nêu lên những cái khó khăn mà cũng là cái khao khát của kẻ yêu văn quyết tìm cho được tinh thần thơ mới.

-        Nguyên tắc xác định

+ Phương pháp so sánh

·      So sánh bài hay với bài hay, không căn cứ vào bài dở

+ Cái nhìn biện chứng, nhiều chiều, không phiến diện

·      Nhìn vào cái đại thể, không nhìn cục bộ.

ð Nguyên tắc ấy có sức thuyết phục, khách quan đúng đắn. Bởi vì:

·      Cái dở thời nào cũng có nó chẳng tiêu biểu gì hết nó cũng không đủ tư cách đại diện cho thời đại và nghệ thuật luôn có sự tiếp nối giữa cái cũ và cái mới.

·      Đồng thời nhìn nhận đánh giá phải nhìn nhận toàn diện.

I.    Tinh thần thơ mới

-        Tinh thần thơ mới bao gồm trong chữ “tôi”

+ Bản chất của chữ “tôi”: Quan niệm con người cá nhân trong sự giải phóng, trỗi dậy, bùng nổ của ý thức cá nhân ( cái nghĩa tuyệt đối của nó)

+ Hành Trình: chập chữ, lạ lẫm – được quen biết được cho là đáng thương và tội nghiệp.

-        Thơ cũ là tiếng nói của cái ta gắn liền với đoàn thể, cộng đồng, dân tộc.

-        Thơ mới là tiếng nói của cái tôi với nghĩa tuyệt đối, gắn liền với cá riêng, cái cá nhân cá thể.

-        Thủ pháp nghệ thuật so sánh, đối chiếu kết hợp chặt chữ với cái nhìn biện chứng lịch sử, nhiều chiều:

+ Đặt cái tôi trong mối quan hệ đối chiếu với cái ta

+ Đặt cái tôi trong mối quan hệ với thời đại, với tâm lí người thanh niên đương thời để phân tích đánh giá

+ Đặt cái tôi trong cái nhìn lịch sử để nhận định: Lịch sử xuất hiện, lịch sự phát triển, lịch sử tiếp nhận.

III. Sự vận động của thơ mới xung quanh cái “tôi” và bi kịch của nó

a.   Cái thương đáng thương và đáng tội nghiệp

 

 

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (350k)
  • Giáo án Powerpoint (400k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (250k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
  • ...

Có thể chọn nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 700k/năm

=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 7 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án ngữ văn 11 cánh diều đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 11 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 CÁNH DIỀU

 
 

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 11 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 11 CÁNH DIỀU

Giáo án dạy thêm toán 11 cánh diều đủ cả năm
Giáo án dạy thêm ngữ văn 11 cánh diều đủ cả năm

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD NGỮ VĂN 11 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN WORD BÀI 1: THƠ VÀ TRUYỆN THƠ

GIÁO ÁN WORD BÀI 2: THƠ VĂN NGUYỄN DU

GIÁO ÁN WORD BÀI 3: TRUYỆN

GIÁO ÁN WORD BÀI 4: VĂN BẢN THÔNG TIN

GIÁO ÁN WORD BÀI 5. TRUYỆN NGẮN

GIÁO ÁN WORD BÀI 6. THƠ

GIÁO ÁN WORD BÀI 7. TÙY BÚT, TẢN VĂN, TRUYỆN KÍ

GIÁO ÁN WORD BÀI 8. BI KỊCH

GIÁO ÁN WORD BÀI 9. VĂN BẢN NGHỊ LUẬN

II. GIÁO ÁN POWRPOINT NGỮ VĂN 11 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT 1: THƠ VÀ TRUYỆN THƠ

GIÁO ÁN POWERPOINT 2: THƠ VĂN NGUYỄN DU

GIÁO ÁN POWERPOINT 3: TRUYỆN

GIÁO ÁN POWERPOINT 4: VĂN BẢN THÔNG TIN

 

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 5. TRUYỆN NGẮN

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 6. THƠ

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 7. TUỲ BÚT, TẢN VĂN, TRUYỆN KÍ

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 8. BI KỊCH

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 9. VĂN BẢN NGHỊ LUẬN

III. GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ NGỮ VĂN 11 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 1. TẬP NGHIÊN CỨU VÀ VIẾT BÁO CÁO VỀ MỘT VẤN ĐỀ VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 2. TÌM HIỂU NGÔN NGỮ TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI HIỆN ĐẠI

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 3. ĐỌC, VIẾT VÀ GIỚI THIỆU VỀ MỘT TÁC GIẢ VĂN HỌC

IV. GIÁO ÁN DẠY THÊM NGỮ VĂN 11 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN DẠY THÊM 1: THƠ VÀ TRUYỆN THƠ

GIÁO ÁN DẠY THÊM 2: THƠ VĂN NGUYỄN DU

GIÁO ÁN DẠY THÊM 3: TRUYỆN

GIÁO ÁN DẠY THÊM 4: VĂN BẢN THÔNG TIN

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 5. TRUYỆN NGẮN

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 6. THƠ

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 7. TUỲ BÚT, TẢN VĂN, TRUYỆN KÍ

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 8. BI KỊCH

Chat hỗ trợ
Chat ngay