Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 7 chân trời Bài 4 Thực hành tiếng Việt
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo Bài 4 Thực hành tiếng Việt. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo (có đáp án)
ĐỀ THI 15 PHÚT – THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
ĐỀ SỐ 1
- Phần trắc nghiệm (6 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Thế nào là từ ngữ địa phương?
- Là từ ngữ toàn dân đều biết và hiểu
- Là từ ngữ chỉ được dùng duy nhất ở một địa phương
- Là từ ngữ chỉ được dùng ở một (một số) địa phương nhất định
- Là từ ngữ được ít người biết đến
Câu 2: Những mặt khác biệt trong tiếng nói của mỗi địa phương thể hiện ở phương diện nào?
- Ngữ âm
- Ngữ pháp
- Từ vựng
- Cả A và C
Câu 3: Nhận xét nào không nói lên mục đích của việc sử dụng các từ ngữ địa phương trong tác phẩm văn học?
- Để tô đậm màu sắc địa phương cho câu chuyện
- Để tô đậm màu sắc giai tầng xã hội của ngôn ngữ
- Để tô đậm tính cách nhân vật
- Để thể hiện sự hiểu biết của tác giả về địa phương đó
Câu 4: Các từ in đậm trong đoạn thơ sau là từ ngữ ở vùng nào là chủ yếu?
“Đồng chí mô nhớ nữa,
Kể chuyện Bình - Trị - Thiên,
Cho bầy tui nghe ví”
- Miền Bắc
- Miền Trung
- Miền Nam
- Đây là từ ngữ toàn dân
Câu 5: Từ địa phương "tía" của Nam Bộ có nghĩa toàn dân là gì?
- Lá tía tô
- Bố
- Màu đỏ
- Quả na
Câu 6: Trường hợp nào dưới đây có thể sử dụng từ ngữ địa phương để diễn tả?
- Khi viết đơn xin phép nghỉ học gửi lên Ban giám hiệu
- Khi tham gia thi thuyết trình trên phạm vi toàn quốc
- Khi trao đổi, trò chuyện với người địa phương
- Khi làm những bài tập làm văn do cô giáo phân công
- Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Nêu những điều kiện để văn bản có tính mạch lạc?
Câu 2 (2 điểm): Phép nối dùng để làm gì? Nêu 1 ví dụ
ĐỀ SỐ 2
- Phần trắc nghiệm (6 điểm)
Câu 1: Cho ví dụ sau đây:
“Cá nó để ở dằm thượng áo ba đờ suy, khó mõi lắm.”
Từ “dằm thượng” ở ví dụ trên có nghĩa là gì?
- Túi áo trên
- Vật nhọn, nhỏ được làm bằng thân cây tre
- Vật nhọn, nhỏ được làm bằng kim loại để cài áo
- Cả A, B, C đều sai
Câu 2: Từ “mõi” ở ví dụ trên có nghĩa là gì?
- Mệt mỏi
- Mắc bẫy, mắc lừa
- Lấy cắp, lấy trộm
- Cả A, B, C đều sai
Câu 3: Tính liên kết về mặt nội dung trong đoạn văn là gì?
- Các đoạn văn phải phục vụ chủ đề chung của văn bản, các câu phải phục vụ chủ đề của đoạn văn (liên kết chủ đề)
- Các đoạn văn phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lí (liên kết logic)
- Cả A và B đúng
- Cả A và B sai
Câu 4: Cho đoạn văn sau:
“Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến... Mặc dầu non một năm ròng mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư, nhắn người thăm tôi lấy một lời và gửi cho tôi lấy một đồng quà. Tôi cũng cười đáp lại cô tôi: - Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về.”
Tại sao trong đoạn văn này, có chỗ tác giả dùng từ mẹ, có chỗ lại dùng từ mợ?
- Mẹ và mợ là hai từ đồng nghĩa
- Vì trước Cách mạng tháng Tám 1945, tầng lớp thị dân tư sản thời Pháp thuộc gọi mẹ là mợ
- Dùng mẹ vì đó là lời kể của tác giả với đối tượng là độc giả, dùng mợ vì đó là lời đáp của chú bé Hồng khi đối thoại với người cô, giữa họ cùng một tầng lớp xã hội
- Cả A, B, C là đúng
Câu 5: Đại từ “nó” trong câu “Cái im lặng lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị chặt ra từng khúc, mà gió thì giống như nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung…” thay thế cho cụm từ nào?
- Cái im lặng
- Cái im lặng lúc đó
- Thật dễ sợ
- Lúc đó
Câu 6: Từ in đậm trong câu văn chỉ kiểu quan hệ gì giữa hai câu?
“Tất cả trẻ em trên thế giới đều trong trắng, dễ bị tổn thương và còn phụ thuộc. Đồng thời chúng hiểu biết, ham hoạt động và đầy ước vọng.”
- Quan hệ bổ sung
- Quan hệ nguyên nhân
- Quan hệ nhượng bộ
- Quan hệ nghịch đối
- Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Văn bản Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát đề cập đến nhiều vấn đề như: hạt dẻ, cốm hạt dẻ, rừng cây mùa thu, du lịch Trùng Khánh, con người ở quê sống lâu và hiền hòa ...Như vậy có phải văn bản thiếu mạch lạc không? Tại sao?
Câu 2 (2 điểm): Em hãy nêu tác dụng của từ ngữ địa phương trong các tác phẩm văn học?
=> Giáo án điện tử ngữ văn 7 chân trời tiết: Thực hành tiếng việt bài 4