Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 7 chân trời Bài 5 Văn bản 2: Cách ghi chép để nắm chắc nội dung bài học

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo Bài 5 Văn bản 2: Cách ghi chép để nắm chắc nội dung bài học. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo (có đáp án)

ĐỀ THI 15 PHÚT – VĂN BẢN: CÁCH GHI CHÉP ĐỂ NẮM CHẮC NỘI DUNG BÀI HỌC

ĐỀ SỐ 1

  1. Phần trắc nghiệm (6 điểm)

 (Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Tác phẩm “Cách ghi chép để nắm chắc nội dung bài học” được in trong tập nào?

  1. Bí kíp ghi chép hiệu quả
  2. Bí kíp hiệu quả
  3. Bí kíp ghi nội dung
  4. Bí kíp bài học

Câu 2: Tác phẩm trên thuộc thể loại nào?

  1. Miêu tả
  2. Tự sự
  3. Văn bản thông tin
  4. Biểu cảm

Câu 3: Phần thứ nhất của đoạn văn nói về điều gì?

  1. Giới thiệu về cách nắm chắc nội dung của bài học
  2. Giới thiệu về cách ghi chép
  3. Giới thiệu về cách để ghi chép
  4. Cả B và C

Câu 4: Phương thức biểu đạt của tác phẩm là gì?

  1. Tự Sự
  2. Miêu tả
  3. Biểu cảm
  4. Nghị luận

Câu 5: Theo tác giả, có thể sử dụng ít nhất mấy màu sắc để ghi chép nội dung khác nhau?

  1. 3 màu
  2. 4 màu
  3. 5 màu
  4. 6 màu

Câu 6: Trong quá trình soạn và ôn lại bài, muốn biết mình đã thật sự nắm được trọng tâm bài học hay chưa, em có thể làm gì?

  1. Tìm từ khóa và câu chủ đề
  2. Tự đặt câu hỏi và trả lời
  3. Đánh dấu những nội dung mà thầy, cô giáo nhấn mạnh “quan trọng” hay giảng đi giảng lại nhiều lần
  4. Dùng sơ đồ tóm tắt lại những kiến thức đã học
  5. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Làm thế nào để học cách tìm nội dung chính?

Câu 2 (2 điểm): Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm

ĐỀ SỐ 2

  1. Phần trắc nghiệm (6 điểm)

Câu 1: Khi nghe một ai đó trình bày về một vấn đề, bạn cần làm gì để nắm được nội dung bài nói?

  1. Nghe kĩ bài nói
  2. Không quan tâm bài nói
  3. Ghi chép lại ý chính của bài nói
  4. A và C đúng

Câu 2: Theo mẹo nhỏ của tác giả, trong đoạn văn đã gạch chân, chọn những từ ngữ cần nhấn mạnh bằng cách nào?

  1. Gạch chân thêm một đường
  2. Tô màu bằng bút dạ quang
  3. Cả A và B đúng
  4. Cả A và B sai

Câu 3: Theo tác giả, thông thường những câu được tô đậm, được viết in hoa; những câu mở đầu, câu kết thúc,… là gì?

  1. Là những câu mang từ khóa quan trọng
  2. Là câu chủ đề có thể tổng kết khái quát nội dung toàn văn bản
  3. A và B sai
  4. A và B đúng

Câu 4: Đoạn văn in nghiêng có vai trò như thế nào trong văn bản?

  1. Giới thiệu văn bản
  2. Giải thích khái niệm “ghi chép” và “chỉnh sửa ghi chép”
  3. Đề mục của phần nội dung sau
  4. Giải thích khái niệm cách ghi chép hiệu quả

Câu 5: Hình minh họa trong mục A (Phương pháp phân vùng) đã hỗ trợ như thế nào cho phần lời trong việc thể hiện thông tin cơ bản ở mục này?

  1. Minh họa rõ ràng, dễ hiểu, cụ thể
  2. Thể hiện văn bản có bố cục rõ ràng, mạch lạc
  3. Giải thích phương pháp phân vùng
  4. Làm sinh động phương pháp được nêu trong văn bản

Câu 6: Đâu là lợi ích cơ bản đem lại cho việc ghi chép từ văn bản?

  1. Khi ôn lại dễ nắm được vấn đề
  2. Ghi nhớ kiến thức lâu hơn
  3. Nắm được kiến thức trọng tâm của bài; rèn luyện khả năng tư duy
  4. Tất cả các ý trên
  5. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Tóm tắt và nêu bố cục của văn bản

Câu 2 (2 điểm): Em rút ra được kinh nghiệm gì để luyện đọc nhanh hơn sau khi học văn không? Ngoài ra, em có lời khuyên nào khác để giúp mọi người đọc văn bản và nắm bắt thông tin nhanh hơn không?

 

=> Giáo án điện tử ngữ văn 7 chân trời tiết: Cách ghi chép để nắm chắc nội dung bài học

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay