Đề kiểm tra 15 phút Toán 8 cánh diều Chương 5 Bài 4: Hình bình hành (P1)
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Toán 8 cánh diều 8 cánh diều Chương 5 Bài 4: Hình bình hành. Đồ thị của hàm số. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Toán 8 cánh diều (có đáp án)
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT - BÀI 4: HÌNH BÌNH HÀNH
I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM
ĐỀ BÀI
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Hãy chọn câu đúng. Cho hình bình hành ABCD, gọi E là trung điểm của AB, F là trung điểm của CD. Khi đó:
A. DE > BF
B. DE = BF
C. DE < BF
D. DE = BE
Câu 2: Cho hình bình hành ABCD có Số đo các góc của hình bình hành là:
\
Câu 3: Chọn phương án sai trong các phương án sau?
A. Tứ giác có các cạnh đối song song là hình bình hành.
B. Tứ giác có các cạnh đối bằng nhau là hình bình hành.
C. Tứ giác có hai góc đối bằng nhau là hình bình hành.
D. Tứ giác có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường là hình bình hành.
Câu 4: Chọn phương án đúng trong các phương án sau.
A. Hình bình hành là tứ giác có các cạnh đối song song.
B. Hình bình hành là tứ giác có các góc bằng nhau.
C. Hình bình hành là tứ giác có hai cạnh đối song song.
D. Hình bình hành là hình thang có hai cạnh kề bằng nhau.
Câu 5: Cho tam giác ABC có M, N và P lần lượt là trung điểm AB, AC và BC. Tìm khẳng định sai ?
A. Tứ giác MNCP là hình bình hành.
B. MP // AC
C. MN = BC/2
D. Tứ giác AMNP là hình bình hành.
Câu 6:Cho hình thang ABCD có AD// BC và ∠BAD = 100o; ∠ADC = 80o. Tìm khẳng định sai
A. AB// CD
B. Tứ giác ABCD là hình bình hành
C. AC = BD
D. AB = CD; AD = BC
Câu 7: Cho hình bình hành ABCD, gọi E và F là trung điểm của AD và BC. Gọi I là giao điểm của AC và BD. Tìm khẳng định sai?
A. AI = ID
B. EI là đường trung bình của tam giác ACD
C. Tứ giác ABFE là hình bình hành
D. Tứ giác EFCD là hình bình hành
Câu 8: Chọn câu sai. ABCD là hình bình hành. Khi đó:
A. AB = CD
B. AD = BC
C. AC = BD
D.
Câu 9: Cho hình bình hành ABCD có Số đo các góc của hình bình hành là:
\
Câu 10: Tỉ số độ dài hai cạnh của hình bình hành là 3 : 5. Còn chu vi của nó bằng 48cm. Độ dài cạnh kề của hình bình hành là:
A. 12cm và 20cm
B. 6cm và 10cm
C. 3cm và 5cm
D. 9cm và 15cm
II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN
ĐỀ BÀI
Câu 1: (4 điểm) Cho hình bình hành ABCD. Gọi E là trung điểm của AD, F là trung điểm của BC. Chứng minh rằng BE = DF.
Câu 2: (6 điểm) Cho hình bình hành ABCD (AB > BC). Tia phân giác của góc D cắt AB ở E, tia phân giác của góc B cắt CD ở F.
a) Chứng minh rằng DE // BF
b) Tứ giác DEBF là hình gì? Vì sao?
II. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN
ĐỀ BÀI
I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Cho hình bình hành ABCD. Gọi I, K theo thứ tự là trung điểm của CD, AB. Đường chéo BD cắt AI, CK theo thứ tự ở E, F. Chọn khẳng định đúng.
A. DE = FE = FB
B. DE = FE; FE > FB
C. DE > FE; EF = FB
D. DE > FE > FB
Câu 2: Hãy chọn câu đúng. Cho hình bình hành ABCD có các điều kiện như hình vẽ, trong hình có:
A. 5 hình bình hành
B. 6 hình bình hành
C. 4 hình bình hành
D. 3 hình bình hành
Câu 3: Cho tứ giác ABCD. Gọi E, F lần lượt là giao điểm của AB và CD; M, N, P, Q lần lượt là trung điểm của AF, EC, BF, DE. Khi đó MNPQ là hình gì? Chọn đáp án đúng nhất.
A. Hình thang
B. Hình thang cân
C. Hình thang vuông
D. Hình bình hành
Câu 4: Cho tam giác ABC và H là trực tâm. Các đường thẳng vuông góc với AB tại B, vuông góc với AC tại C cắt nhau ở D. Chọn câu sai.
A. CH // BD
B. BH = CD
C. HB = HC
D. BH // CD
II. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1: (3 điểm) Tứ giác ABCD có E, F, G, H theo thứ tự là trung điểm của các cạnh AB, BC, CD, DA. Tứ giác EFGH là hình gì? Vì sao?
Câu 2: (3 điểm) Cho hình thang cân ABCD (AB//CD, AB < CD). Trên tia đối của tia BA lấy điểm E sao cho CB = CE. Chứng minh AECD là hình bình hành.