Đề thi cuối kì 1 công dân 7 cánh diều (Đề số 6)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Giáo dục công dân 7 cánh diều Cuối kì 1 Đề số 6. Cấu trúc đề thi số 6 học kì 1 môn Công dân 7 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

Xem: => Giáo án công dân 7 cánh diều (bản word)

        PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

        TRƯỜNG THCS…………...

Chữ kí GT2: ...........................

         

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2

GIÁO DỤC CÔNG DÂN 7  CÁNH DIỀU

NĂM HỌC: 2024 - 2025

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

ĐỀ BÀI

 A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm) 

Câu 1 (0,25 điểm). Ý nghĩa của quan tâm, cảm thông và chia sẻ trong đời sống xã hội hiện nay là gì? 

A. Giúp con người gần gũi, gắn bó; có thêm sức mạnh để vượt qua những khó khăn, thử thách trong cuộc sống. 

B. Thay đổi định kiến của xã hội. 

C. Góp phần giúp cho nền kinh tế phát triển toàn cầu.

D. Làm cho định kiến xã hội ngày càng sâu sắc.

Câu 2 (0,25 điểm). Để thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ đối với người thân trong gia đình, bản thân mỗi học sinh cần phải làm gì?

A. Giúp đỡ bố mẹ công việc nhà.

B. Đến thăm bạn trong lớp khi bị ốm.

C. Làm thiệp tặng sinh nhật bạn bè.

D. Giúp đỡ cụ già qua đường. 

Câu 3 (0,25 điểm). Người biết quan tâm, cảm thông, chia sẻ sẽ nhận được điều gì sau đây?

A. Bị mọi người bắt nạt, xa lánh, khinh rẻ. 

B. Được mọi người yêu mến, kính trọng.

C. Luôn phải chịu nhiều áp lực trong cuộc sống. 

D. Luôn phải chịu thiệt thòi về mình. 

Câu 4 (0,25 điểm). Hành vi nào dưới đây không phải là biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác?

A. Thương cảm trước nỗi đau của người khác. 

B. Giúp đỡ bố mẹ một số công việc trong gia đình. 

C. Bao che cho bạn khi mắc lỗi. 

D. Thường xuyên hỏi thăm sức khoẻ của người thân. 

Câu 5 (0,25 điểm). Trong cuộc sống, sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ được biểu hiện cụ thể như thế nào? 

A. Thờ ơ, phớt lờ khi thấy người khác cần giúp đỡ.

B. Biết san sẻ niềm vui, xoa dịu nỗi buồn với những người xung quanh. 

C. Biết cảm thông, thấu hiểu với những người thân trong gia đình, đối với người ngoài thì không cần thiết.

D. Lập hội nhóm trong lớp để cô lập các bạn khác.

Câu 6 (0,25 điểm). Câu tục ngữ, thành ngữ nào dưới đây là biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác?

A. Đường dài mới biết ngựa hay.

B. Chia ngọt sẻ bùi.

C. Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

D. Yêu nhau lắm, cắn nhau đau. 

Câu 7 (0,25 điểm). Điền vào chỗ trống: “Việc giữ chữ tín giúp chúng ta có thêm...”

A. Kiến thức, mở rộng hiểu biết.

B. Sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ đối với người khác. 

C. Ý chí, nghị lực và tự hoàn thiện bản thân. 

D. Được mọi người yêu quý, kính nể và dễ dàng hợp tác với nhau,…

Câu 8 (0,25 điểm). Khi biết giữ chữ tín, chúng ta sẽ 

A. mất thời gian, công sức để thực hiện lời hứa. 

B. khó hợp tác với nhau trong công việc. 

C. chịu nhiều thiệt thòi vì bị người khác lợi dụng.

D. nhận được sự tin tưởng của người khác. 

Câu 9 (0,25 điểm). Học sinh có thể rèn luyện việc giữ chữ tín qua những hành động sau đây?

A. Yêu thương, sống hòa hợp, đối xử công bằng với bạn bè trong lớp.

B. Giữ lời hứa với người thân, thầy cô, bạn bè.

C. Không tiếp xúc với những người không tôn trọng chữ tín, không biết giữ chữ tín. 

D. Quan tâm, cảm thông và chia sẻ.

Câu 10 (0,25 điểm). Hành vi, biểu hiện nào dưới đây thể hiện giữ chữ tín?

A. Hứa tất cả mọi việc để mọi người vui.

B. Luôn giữ lời hứa trong mọi điều kiện, hoàn cảnh.

C. Mượn dồ của bạn quên không trả.

D. Chỉ hứa suông.

Câu 11 (0,25 điểm). Nhận định nào sau đây là không đúng khi nói về giữ chữ tín?

A. Người biết giữ chữ tín sẽ được mọi người yêu quý, kính nể và dễ dàng hợp tác với nhau.

B. Chỉ cần giữ lời hứa, chân thành đối với người thân.

C. Người không giữ chữ tín sẽ khó có được các mối quan hệ thân thiết, tích cực.

D. Chữ tín trong cuộc sống rất quan trọng với tất cả mọi người.  

Câu 12 (0,25 điểm). Câu tục ngữ nào dưới đây không nói về giữ chữ tín?

A. Ngựa chạy có bầy, chim bay có bạn.

B. Một lần bất tín, vạn lần bất tin.

C. Chữ tín còn quý hơn vàng.

D. Quân tử nhất ngôn, tứ mã nan truy.

Câu 13 (0,25 điểm). Nội dung nào dưới đây không phải là ý nghĩa của việc quản lí tiền hiệu quả?

A. Nâng cao thu nhập hàng tháng.

B. Dự phòng cho trường hợp khó khăn.

C. Rèn luyện tiết kiệm.

D. Chủ động chi tiêu hợp lí.

Câu 14 (0,25 điểm). Đâu không phải nguyên tắc quản lí tiền hiệu quả

A. Chi tiêu hợp lí.

B. Gửi tiền ở ngân hàng.

C. Tiết kiệm thường xuyên.

D. Tăng nguồn thu.

Câu 15 (0,25 điểm). Để tạo ra nguồn thu nhập, học sinh có thể thực hiện hoạt động nào dưới đây?

A. Đòi bố mẹ tăng thêm tiền tiêu vặt.

B. Làm tài xế xe ôm công nghệ.

C. Thu gom phế liệu.

D.  Nghỉ học để đi làm kiếm tiền.

Câu 16 (0,25 điểm). Chi tiêu có kế hoạch là

A. Mua những gì là “mode” thịnh hành nhất, mặc dù không cần thiết.

B. Tăng xin - giảm mua, tích cực “cầm nhầm”.

C. Chỉ mua những thứ thật sự cần thiết và phù hợp với khả năng chi trả.

D. Mua những gì “hot” nhất mặc dù phải đi vay tiền.

Câu 17 (0,25 điểm). Ý kiến nào dưới đây là đúng khi bàn về vấn đề tiết kiệm?

A. Chỉ những người chi tiêu quá nhiều tiền mới cần tiết kiệm.

B. Quản lí tiền hiệu quả sẽ tạo dựng được cuộc sống ổn định, tự chủ.

C. Cứ mua những gì mình thích vì “đời có mấy tý, sao phải nghĩ”.

D. Đã mua đồ thì phải mua đồ hiệu để thể hiện đẳng cấp.

Câu 18 (0,25 điểm). Số trường hợp trong những trường hợp sau đây là biểu hiện của việc thực hiện tiết kiệm trong cuộc sống?

(1)  Khi là người ta sau cùng, Lan luôn với tay tắt công tắc điện và quạt của phòng học.

(2)  Sinh nhật của mình, Mai chỉ mua một ít bánh ngọt để đãi các bạn đến tham dự.

(3)  Cặp sách của H đã bị hỏng khóa và rách một số chỗ, thi thoảng sẽ bị rơi đồ ra ngoài. Khi mẹ đề nghị mua cặp sách mới cho H, H từ chối vì không muốn lãng phí.

(4)  Để tiết kiệm tiền của bố mẹ, Toàn dành tiền ăn sáng để chơi game ngoài quán nét.

(5)  Những quần áo cũ mà còn tốt được chị để lại, Lan đều dùng để không mất tiền mua thêm cái mới.

(6)  Để có hứng thú học tập, năm nào Cường cũng yêu cầu bố mẹ bán xe đạp cũ để mua cái mới.

A. 4.

B. 3.

C. 2.

D. 1.

Câu 19 (0,25 điểm). Một nguyên nhân khách quan gây ra căng thẳng có thể là

A. tâm lí không ổn định, thể chất yếu đuối.

B. sự kì vọng quá lớn của mọi người so với khả năng của bản thân.

C. những thành công ở giai đoạn đầu.

D. sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật trên thế giới.

Câu 20 (0,25 điểm). Đâu không phải một cách để ứng phó với căng thẳng?

A. Làm bài tập với tính chất là một hình thức giải trí sau những giờ chơi game căng thẳng.

B. Chia sẻ, tâm sự và tìm kiếm sự trợ giúp từ những người thân, người xung quanh.

C. Suy nghĩ tích cực.

D. Viết nhật kí.

Câu 21 (0,25 điểm). Một nguyên nhân chủ quan gây ra căng thẳng có thể là

A. gặp khó khăn, thất bại, biến cố trong đời sống.

B. luôn có tinh thần tự tôn dân tộc.

C. luôn mặc cảm hoặc dồn ép bản thân về một vấn đề.

D. sống vô tư, không nghĩ đến chuyện ngày mai, sau này.

Câu 22 (0,25 điểm). Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về biểu hiện của sự căng thẳng?

A. Mất ngủ là một biểu hiện về mặt thể chất khi căng thẳng.

B. Chán ăn là một biểu hiện về mặt tinh thần khi căng thẳng.

C. Cáu kỉnh, gây gổ là một biểu hiện về mặt hành vi khi căng thẳng.

D. Lo lắng, sợ hãi là một biểu hiện về mặt cảm xúc khi căng thẳng.

Câu 23 (0,25 điểm). “Trong trận đấu bóng đá hôm chủ nhật vừa rồi giữa những thanh niên trong làng, X đã có một suất trong đội hình ra sân. X đã sút rất nhiều nhưng không thể ghi được bàn nào. Không nản chí, với sự quyết tâm của mình, anh cuối cùng cũng ghi được 1 bàn vào những phút cuối hiệp 2, qua đó giúp đội của anh chiến thắng”.

Nguyên nhân nào gây ra căng thẳng cho X?

A. X đã sút trượt rất nhiều.

B. Trận đấu quá căng thẳng, làm X chịu áp lực.

C. X một mặt thì đòi hỏi quá cao ở bản thân, mặt khác thì X không có người đến cổ vũ.

D. X không bị căng thẳng.

Câu 24 (0,25 điểm). Suy nghĩ của ai trong những tình huống dưới đây là đúng?

A. Gần đây Tuyết và bố mẹ có chuyện hiểu nhầm. Tuyết cho rằng bố mẹ không thương yêu mình nên không muốn nói chuyện và xa cách với bố mẹ

B. Hùng đang rất chán nản và thất vọng vì kết quả thi học kì của mình. Thấy Hùng như vậy nên Dương nghĩ sẽ rủ Hùng đi đá bóng và tâm sự với Hùng cho Hùng bớt buồn.

C. Vy đang rất đau lòng vì một người thân trong gia đình mới qua đời. Vy tìm đến bia vì cho rằng rượu bia khiến Vy quên đi được nỗi đau này.

D. Một số bạn trong lớp có phần xa lánh Hà vì Hà là con nhà nghèo, quần áo không đẹp. Điều này khiến Hà xấu hổ, buồn bực và cho rằng đó là do lỗi của bố mẹ.

B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

     Câu 1 (2,0 điểm). 

a. Quỳnh luôn ngồi vào bàn học đúng giờ nhưng bạn lại không làm bài tập ngày mà thường xem mạng xã hội, đọc truyện,... Đến sát giờ đi ngủ bạn mới vội vàng làm các bài tập, nhiệm vụ học tập mà thầy cô giao.

Nếu là bạn của Quỳnh, em sẽ khuyên Quỳnh điều gì?

b. Em hãy nêu một số câu ca dao, tục ngữ thể hiện việc giữ chữ tín.

   Câu 2 (2,0 điểm). 

a. Bích đã vi phạm lỗi đi học muộn rất nhiều lần, mặc dù đã hứa trước cô giáo và cả lớp sẽ không tái phạm nữa nhưng Bích vẫn thường xuyên bị ghi tên trong sổ sao đỏ vì đi học muộn. 

Việc làm đó của Bích thể hiện điều gì?

b. Thế nào là tâm lý căng thẳng?

BÀI LÀM

        …………………………………………………………………………………………

        …………………………………………………………………………………………

        …………………………………………………………………………………………

        …………………………………………………………………………………………

        …………………………………………………………………………………………

TRƯỜNG THCS ............................

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2024 - 2025)

MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 7

BỘ CÁNH DIỀU

Tên bài học

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

Điểm số

 

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

 

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

 

Bài 4: Học tập tự giác, tích cực

3

0

2

0

1

0

0

1

6

1

2,5

  

Bài 5: Giữ chữ tín

3

0

2

1

1

0

0

0

6

1

2,5

  

Bài 6: Quản lí tiền

3

0

2

0

1

1

0

0

6

1

2,5

  

Bài 7: Ứng phó với tâm lí căng thẳng

3

1

2

0

1

0

0

0

6

1

2,5

  

Tổng số câu TN/TL

12

1

8

1

4

1

0

1

24

4

10,0

  

Điểm số

3,0

1,0

2,0

1,0

1,0

1,0

0

1,0

6,0

4,0

10,0

  

Tổng số điểm

4,0 điểm

40%

3,0 điểm

30%

 2,0 điểm

20%

1,0 điểm

10%

10 điểm

100 %

10 điểm

 

TRƯỜNG THCS ............................

BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2024 - 2025)

MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 7

BỘ CÁNH DIỀU

Nội dung

Mức độ

Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/ 

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TN

(số câu)

TL 

(số câu)

TN

TL

BÀI 4

6

1

6

1

Học tập tự giác, tích cực

Nhận biết

Nêu được các biểu hiện của học tập tự giác, tích cực

3

C1, C2, C3

Thông hiểu

- Hiểu vì sao phải học tập tự giác, tích cực.

- Thực hiện được việc học tập tự giác, tích cực.

2

C4, C5

Vận dụng

Biết góp ý, nhắc nhở những bạn chưa tự giác, tích cực trong học tập để khắc phục hạn chế này.

1

1

C6

C1 ý a (TL)

BÀI 5

6

1

6

1

Giữ chữ tín

Nhận biết

Hiểu được chữ tín là gì, biểu hiện của giữ chữ tín và vì sao phải giữ chữ tín.

3

C1, C2, C3, C4

Thông hiểu

Phân biệt được hành vi giữ chữ tín và không giữ chữ tín.

2

1

C5, C6

C1 ý b (TL)

Vận dụng

Luôn giữ lời hứa với người thân, thầy cô, bạn bè và người có trách nhiệm.

1

C7, C8

BÀI 6

6

1

6

1

Quản lí tiền

Nhận biết

Nêu được ý nghĩa của việc quản lí hiệu quả.

3

C13, C14, C15

Thông hiểu

Nhận biết được một số nguyên tắc quản lí tiền có hiệu quả.

2

C16, C17

Vận dụng

Bước đầu biết quản lí tiền và tạo nguồn thu nhập của cá nhân.

1

1

C18

C2 ý a

(TL)

BÀI 7

6

1

6

1

Nhận diện tình huống căng thẳng

Nhận biết

Nêu được các tỉnh huống thường gây căng thẳng.

3

1

C19, C20, C21, 

C2 ý b (TL)

Thông hiểu

Nhận biết được biểu hiện của cơ thể khi bị căng thẳng.

2

C22,C23

Vận dụng

Nêu được nguyên nhân và ảnh hưởng của căng thẳng.

1

C24

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi công dân 7 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay