Đề thi cuối kì 1 ngữ văn 11 cánh diều (Đề số 1)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn 11 cánh diều cuối kì 1 đề số 1. Cấu trúc đề thi số 1 cuối kì 1 môn Ngữ văn 11 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án ngữ văn 11 cánh diều
PHÒNG GD & ĐT ………………. |
Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THPT………………. |
Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1
NGỮ VĂN 11 – CÁNH DIỀU
NĂM HỌC: 2023 - 2024
Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. |
Mã phách |
"
Điểm bằng số
|
Điểm bằng chữ |
Chữ ký của GK1 |
Chữ ký của GK2 |
Mã phách |
- PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)
Cho ngữ liệu sau đọc và trả lời câu hỏi:
“Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu chửi trời. Có hề gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: đời là tất cả nhưng chẳng là ai. Tức mình, hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại. Nhưng cả làng Vũ Đại, ai cũng nhủ: “ Chắc nó trừ mình ra! ” Không ai lên tiếng cả. Tức thật! ờ ! Thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất! Đã thế, hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn. Nhưng cũng không ai ra điều. Mẹ kiếp! Thế có phí rượu không? Thế thì có khổ thân hắn không? Không biết đứa chết mẹ nào lại đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này? A ha ! Phải đấy hắn cứ thế mà chửi, hắn cứ chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo! Hắn nghiến răng vào mà chửi cái đứa đã đẻ ra Chí Phèo. Nhưng mà biết đứa nào đã đẻ ra Chí Phèo? Có trời mà biết, hắn không biết, cả làng Vũ Đại cũng không ai biết …”
(Trích “Chí Phèo” – Nam Cao)
Câu 1 (1.0 điểm): Nêu vị trí và nội dung cơ bản của đoạn trích?
Câu 2 (1.0 điểm): Những kiểu câu nào được tác giả sử dụng trong đoạn trích trên?
Câu 3 (1.0 điểm): Đoạn văn bản trên kể theo giọng kể của ai?
Câu 4 (1.0 điểm): Tiếng chửi của Chí Phèo hướng đến đối tượng nào? Tiếng chửi của Chí có ý nghĩa gì?
PHẦN VIẾT (6.0 điểm)
Câu 1 (6.0 điểm): Nêu cảm nhận của anh chị về hình tượng sóng trong tác phẩm cùng tên của Xuân Quỳnh.
BÀI LÀM
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
TRƯỜNG THPT .........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)
MÔN: NGỮ VĂN 11 – CÁNH DIỀU
CHỦ ĐỀ |
MỨC ĐỘ |
Tổng số câu |
Điểm số |
||||||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
VD cao |
||||||||
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
||
Đọc hiểu văn bản |
0 |
1 |
0 |
1 |
|
|
0 |
1 |
0 |
3 |
3 |
Thực hành tiếng Việt |
0 |
1 |
|
|
|
|
0 |
1 |
1 |
||
Viết |
|
|
|
|
0 |
1 |
|
0 |
1 |
6 |
|
Tổng số câu TN/TL |
0 |
2 |
0 |
1 |
0 |
1 |
0 |
1 |
0 |
5 |
10 |
Điểm số |
0 |
2 |
0 |
1 |
0 |
6 |
0 |
1 |
0 |
10 |
10 |
Tổng số điểm |
2.0 điểm 20% |
1.0 điểm 10% |
6.0 điểm 60% |
1.0 điểm 10% |
10 điểm 100 % |
10 điểm |
TRƯỜNG THPT .........
BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)
MÔN: NGỮ VĂN 11 – CÁNH DIỀU
Nội dung |
Mức độ |
Yêu cầu cần đạt |
Số ý TL/ Số câu hỏi TN |
Câu hỏi |
||
TL (số ý) |
TN (số câu) |
TL (số ý) |
TN (số câu) |
|||
ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN |
4 |
0 |
|
|
||
|
Nhận biết
|
- Nhận biết được thể thơ, từ ngữ, vần nhịp, các biện pháp tu từ trong bài thơ. - Nhận biết được phong cách ngôn ngữ phương thức biểu đạt. - Nhận biết được bố cục, những hình ảnh tiêu biểu, các yếu tố tự sự, miêu tả được sử dụng trong bài thơ. |
2 |
0 |
|
C1,3 |
Thông hiểu
|
- Hiểu và lí giải được tình cảm xúc của nhân vật trữ tình được thể hiện qua ngôn ngữ văn bản. - Hiểu được nội dung chính của văn bản - Rút ra được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc. - Hiểu được giá trị biểu đạt của từ ngữ, hình ảnh, vần nhịp, biện pháp tu từ. |
1 |
0 |
|
C2 |
|
Vận dụng cao |
- Hiểu được ý nghĩa đối tượng mà tiếng chửi của Chí Phèo hướng đến. |
1 |
0 |
C4 |
||
VIẾT |
1 |
0 |
|
|
||
|
Vận dụng |
*Nhận biết: - Xác định được cấu trúc bài văn nghị luận phân tích đánh giá hình tượng sóng trong tác phẩm cùng tên của nhà thơ Xuân Quỳnh - Xác định được kiểu bài phân tích, đánh giá hình tượng sóng; vấn đề nghị luận ( chủ đề, đặc sắc về hình thức nghệ thuật và tác dụng của chúng) - Giới thiệu tác giả tác phẩm - Khái quát về hình tượng sóng *Thông hiểu - Những đặc điểm nổi bật của đối tượng - Lí giải được một số đặc điểm của thể loại qua tác phẩm - Phân tích cụ thể, rõ ràng về hình tượng sóng ( sóng trong suy nghĩ về tình yêu, sóng – sự thủy chung son sắc....) *Vận dụng: - Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu, các phép liên kết, các phương thức biểu đạt, các thao tác lập luận để phân tích, cảm nhận về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm - Nhận xét về nội dung nghệ thuật của tác phẩm: vị trí, đóng góp của tác giả |
1 |
0 |
|
C1 phần viết |