Đề thi giữa kì 1 ngữ văn 11 cánh diều ( Đề số 4)
Đây là đề thi, đề kiểm tra giữa kì môn ngữ văn 11 cánh diều. Bộ đề thi này sẽ có khoảng 20 đề. Gồm 5 đề giữa kì 1 + 5 đề cuối kì 1 + 5 đề giữa kì 2 + 5 đề cuối kì 2. Mời thầy cô xem mẫu
Xem: => Giáo án ngữ văn 11 cánh diều
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THPT………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1
NGỮ VĂN 11 – CÁNH DIỀU
NĂM HỌC: 2023 - 2024
Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
- PHẦN ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Cho ngữ liệu sau đọc và trả lời câu hỏi:
Quê hương tôi có cây bầu cây nhị
Tiếng “đàn kêu tích tịch tình tang…”
Có cô Tấm náu mình trong quả thị,
Có người em may túi đúng ba gang.
Quê hương tôi có ca dao tục ngữ,
Ông trăng tròn thường xuống mọi nhà chơi.
Một đĩa muối cũng mặn tình chồng vợ,
Một dây trầu cũng nhắc chuyện lứa đôi.
Con chim nhỏ cũng đau hồn nước mất
“Cuốc cuốc” kêu rỏ máu những đêm vàng
Chân ngựa đá cũng dính bùn trận mạc.
Theo người đi cứu nước chống xâm lăng.
Quê hương tôi có bà Trưng, bà Triệu
Cưỡi đầu voi, dấy nghĩa, trả thù chung.
Ông Lê Lợi đã trường kỳ kháng chiến,
Hưng Đạo vương đã mở hội Diên Hồng…
(Trích Bài thơ Quê Hương – Nguyễn Bính)
Câu 1 (0.5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt của văn bản trên?
Câu 2 (0.5 điểm): Kể tên ít nhất 2 truyện cổ hoặc 2 câu ca dao được gợi nhớ trong khổ thơ 1 và 2.
Câu 3 (1.0 điểm): Xác định và nêu hiệu quả của một biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ
Câu 4 (1.0 điểm): Anh/chị có nhận xét gì về tình cảm của tác giả đối với những di sản tinh thần của dân tộc?
PHẦN VIẾT (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm): Từ nội dung văn bản phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh chị về trách nhiệm của thế hệ trẻ với những di sản tinh thần của dân tộc?
Câu 2 (5.0 điểm): Phân tích 12 câu đầu trong đoạn trích Trao duyên của Nguyễn Du.
“ Cậy em, em có chịu lời
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa
Giữa đường đứt gánh tương tư
Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em
Kể từ khi gặp chàng Kim
Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề
Sự đâu sóng giò bất kỳ
Hiểu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai
Ngày xuân em hãy còn dài,
xót tình máu mủ thay lời nước non
Chị dù thịt nát xương mòn,
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.”