Đề thi cuối kì 1 ngữ văn 7 kết nối tri thức (Đề số 2)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn 7 kết nối tri thức cuối kì 1 đề số 2. Cấu trúc đề thi số 2 cuối kì 1 môn Ngữ văn 7 kết nối tri thức này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

Xem: => Giáo án ngữ văn 7 kết nối tri thức (bản word)

Click vào ảnh dưới đây để xem tài liệu

Đề thi cuối kì 1 ngữ văn 7 kết nối tri thức (Đề số 2)
Đề thi cuối kì 1 ngữ văn 7 kết nối tri thức (Đề số 2)
Đề thi cuối kì 1 ngữ văn 7 kết nối tri thức (Đề số 2)
Đề thi cuối kì 1 ngữ văn 7 kết nối tri thức (Đề số 2)
Đề thi cuối kì 1 ngữ văn 7 kết nối tri thức (Đề số 2)

PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

    TRƯNG TIỂU HỌC…………...

Chữ kí GT2: ...........................

         

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1

TIẾNG VIỆT 7 KẾT NỐI TRI THỨC

NĂM HỌC:

Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

"

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

 

ĐỀ BÀI

  1. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau:

MÙA XUÂN CỦA TÔI

Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân. Mà tháng giêng là tháng đầu của mùa xuân, người ta càng trìu mến, không có gì lạ hết. Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con; ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân.

Tôi yêu sông xanh, núi tím; tôi yêu đôi mày ai như trăng mới in ngần và tôi cũng xây mộng ước mơ, nhưng yêu nhất mùa xuân không phải là vì thế.

Mùa xuân của tôi - mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội - là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng. . .

Người yêu cảnh, vào những lúc trời đất mang mang như vậy, khoác một cái áo lông, ngậm một ống điếu mở cửa đi ra ngoài tự nhiên thấy một cái thú giang hồ êm ái như nhung và không cần uống rượu mạnh cũng như lòng mình say sưa một cái gì đó - có lẽ là sự sống.

Ấy đấy, cái mùa xuân thần thánh của tôi làm cho người ta muốn phát điên lên như thế ấy. Ngồi yên không chịu được. Nhựa sống ở trong người căng lên như máu căng lên trong lộc của loài nai, như mầm non của cây cối, nằm im mãi không chịu được, phải trồi ra thành những cái lá nhỏ li ti giơ tay vẫy những cặp uyên ương đứng cạnh.

Cùng với mùa xuân trở lại, tim người ta dường như cũng trẻ hơn ra, và đập mạnh hơn trong những ngày đông tháng giá. Lúc ấy, đường sá không còn lầy lội nữa mà là cái rét ngọt ngào, chớ không còn tê buốt căm căm nữa.

Y như những con vật nằm thu hình một nơi trốn rét thấy nắng ấm trở về thì lại bò ra để nhảy nhót kiếm ăn, anh cũng “sống” lại và thèm khát yêu thương thực sự. Ra ngoài trời, thấy ai cũng muốn yêu thương, về đến nhà lại cũng thấy yêu thương nữa.

Nhang trầm, đèn nến, và nhất là bầu không khí gia đình đoàn tụ êm đềm, trên kính dưới nhường, trước những bàn thờ Phật, bàn thờ Thánh, bàn thờ tổ tiên làm cho lòng anh ấm lạ ấm lùng, tuy miệng chẳng nói ra nhưng trong lòng thì cảm như có không biết bao nhiêu là hoa mới nở, bướm ra ràng mở hội liên hoan.

(Vũ Bằng, Thương nhớ mười hai, NXB Văn học, Hà Nội, 1993)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1: Em hãy cho biết văn bản “Mùa xuân của tôi” thuộc loại văn bản nào? (Biết)

  1. Tản văn
    B. Truyện ngắn
    C. Tùy bút
    D. Hồi ký

Câu 2: Vũ Bằng đã tái hiện cảnh sắc thiên nhiên và không khí mùa xuân của vùng nào? (Biết)

  1. Đồng bằng Bắc bộ
    B. Duyên hải Nam trung bộ
    C. Đồng bằng sông Cửu Long
    D. Tây Nguyên

Câu 3: Mùa xuân được tác giả cảm nhận bằng những giác quan nào? (Biết)

  1. Thính giác, xúc giác, thị giác
    B. Thính giác, khứu giác, vị giác
    C. Thinh giác, xúc giác, vị giác
    D. Thính giác, khứu giác, xúc giác

Câu 4: Vẻ đẹp của mùa xuân trong văn bản “Mùa xuân của tôi” được miêu tả như thế nào? (Biết)

  1. Tươi tắn và sôi động
    B. Lạnh lẽo và u buồn
    C. Trong sáng và nồng cháy
    D. Se lạnh và ấm áp

Câu 5: Đoạn trích “Mùa xuân của tôi”, nói về cảnh sắc thiên nhiên, không khí mùa xuân,…được tái hiện trong nỗi nhớ da diết của một người xa quê, đúng hay sai? (Biết)

  1. Đúng
    B. Sai

Câu 6. Ý nghĩa của văn bản trên là gì? (Hiểu)

  1. Sự gắn bó máu thịt giữa con người với quê hương, xứ sở – một biểu hiện cụ thể của tình yêu đất nước.
    B. Cảnh sắc thiên nhiên, không khí mùa xuân ở Hà Nội và miền Bắc được cảm nhận, tái hiện trong nỗi nhớ thương da diết của một người xa quê.
    C. Sự gắn bó máu thịt giữa con người với quê hương, tái hiện nỗi nhớ da diết của một người xa quê.
    D. Cảnh sắc thiên nhiên, không khí mùa xuân ở Hà Nội - một biểu hiện cụ thể của tình yêu đất nước.

Câu 7: Trong câu văn: Đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong [. . . ] trong văn bản “Mùa xuân của tôi”, từ "phong" có nghĩa là gì? (Hiểu)

  1. Bọc kín.
    B. Oai phong.
    C. Cơn gió.
    D. Đẹp đẽ.

Câu 8: Công dụng của dấu chấm lửng trong đoạn văn sau: Mùa xuân của tôi - mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội - là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng. . . (Hiểu).

  1. Còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết.
    B. Thể hiện chỗ lời bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng.
    C. Làm giãn nhịp điệu câu văn
    D. Biểu thị lời trích dẫn bị lược bớt.

Câu 9: Qua văn bản trên, em hãy nêu những đặc trưng khi mùa xuân về trên quê hương em? (Vận dụng)

Câu 10: Em thường làm gì để cùng gia đình đón Tết vui vẻ? (Hãy nêu ít nhất 02 việc) (Vận dụng)

  1. LÀM VĂN (4,0 điểm)

Em hãy viết bài văn (khoảng 400 đến 500 chữ) phân tích đặc điểm một nhân vật văn học mà em có ấn tượng sâu sắc. (Vận dụng cao)

BÀI LÀM:

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………...……………………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………………………….…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………...……………………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………………………….…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………...……………………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………

TRƯỜNG TIỂU HỌC ............................

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1

MÔN: TIẾNG VIỆT 7 KẾT NỐI TRI THỨC

TT

Kĩ năng

Nội dung/đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng

% điểm

   

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

 
   

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

 

1

Đọc hiểu

- Tản văn, tùy bút

5

0

3

0

0

2

0

 

60

2

Viết

Phân tích nhân vật trong một tác phẩm văn học

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

25

5

15

15

0

30

0

10

100

Tỉ lệ %

30%

30%

30%

10%

 

Tỉ lệ chung

60%

40%

 

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi ngữ văn 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay