Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 7 kết nối Ôn tập giữa kì 2 (Đề 4)

Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Ngữ văn 7 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 2 (Đề 4). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án ngữ văn 7 kết nối tri thức (bản word)

TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN 7 KẾT NỐI TRI THỨC GIỮA KÌ 2

ĐỀ SỐ 04:

Câu 1: Truyện Đẽo cày giữa đường được kể theo ngôi thứ mấy?

A. Ngôi thứ nhất

B. Ngôi thứ hai

C. Ngôi thứ ba

D. Ngôi kể thay đổi linh hoạt

Câu 2: Đâu không phải sáng tác của Đa-ni-en Gốt-li-ép?

A. Tiếng nói của xung đột

B. Những bức thư gửi cháu Sam

C. Tiếng nói trong gia đình

D. Đường vào trung tâm vũ trụ

Câu 3: Thần Thoại được tạo ra như thế nào?

A. Lấy các thông số gen của thiên nga cấy ghép vào phôi ngựa

B. Lấy các thông số gen của dơi cấy ghép vào phôi ngựa

C. Lấy các thông số gen của chim sếu ghép vào phôi ngựa

D. Lấy các thông số gen của thằn lằn bay cổ đại ghép vào phôi ngựa

Câu 4: Thành ngữ nào sau đây có ý nghĩa “ý tưởng viển vông, thiếu thực tế thiếu tính khả thi”?

A. Đeo nhạc cho mèo

B. Đẽo cày giữa đường

C. Ếch ngồi đáy giếng

D. Thầy bói xem voi

Câu 5: Đọc truyện “Con mối và con kiến”, tác giả căn cứ vào tập tính nào của mối để chọn những con vật này làm nhân vật trong truyện?

A. Mối sống có kỉ luật, chăm chỉ làm việc, thường tích luỹ điểm chuyên cần trong tổ để kiếm học bổng.

B. Mối hay ăn, lười làm, chỉ tập trung vào vui chơi, giải trí.

C. Mối là loài thường đục phá gỗ, lấy gỗ làm thức ăn. Chúng sẽ tấn công, đục khoét cho đến khi phần gỗ bị ruỗng (mục) hết.

D. Cả B và C.

Câu 6: Nét chung nhất về hình thức của các câu tục ngữ là gì?

A. dài dòng, khó hiểu.

B. ngắn gọn nhưng quá khó hiểu.

C. rất khó sử dụng trong giao tiếp hằng ngày.

D. ngắn gọn, nhịp nhàng, cân đối, có vần điệu.

Câu 7: Mục đích của truyện cười là?

A. Phản ánh hiện thực cuộc sống

B. Nêu những mục đích của con người

C. Tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán

D. Đả kích một vài thói xấu

Câu 8: Những câu tục ngữ nào trong bài "Một số câu tục ngữ Việt Nam" thể hiện ý nghĩa qua hình ảnh có tính chất ẩn dụ?

A. (8), (10), (14), (15).

B. (9), (10), (11), (15).

C. (9), (10), (14), (15).

D. (9), (10), (13), (15).

Câu 9: Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong câu sau: 

“Thuận vợ, thuận chồng tát biển Đông cũng cạn”

A. Ẩn dụ

B. Nói quá

C. Nói giảm, nói tránh

D. Hoán dụ

Câu 10: Truyện "Con hổ có nghĩa" truyền tải thông điệp gì tới người đọc?

A. Đề cao tình cảm thủy chung giữa con người với nhau.

B. Đề cao cái nghĩa và khuyên con người luôn biết trọng ân nghĩa.

C. Đề cao tình cảm giữa loài vật với con người.

D. Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của loài vật.

Câu 11: Hình dáng bên ngoài của chiếc tàu ngầm được miêu tả trong "Cuộc chạm trán trên đại dương" như thế nào?

A. khoảng 8 mét, cân đối, vỏ bằng thép.

B. khoảng 10 mét, cân đối, vỏ bằng thép

C. khoảng 7 mét, cân đối, vỏ bằng thép.

D. khoảng 9 mét, cân đối, vỏ bằng thép.

Câu 12: Theo lời nhân vật người kể chuyện, nhà văn Giuyn Véc-nơ đã miêu tả không gian Tâm Trái Đất như thế nào?

A. giống như một bảo tàng sống động, lưu giữ tất cả những gì đã biến mất khỏi mặt đất.

B. khác biệt với thế giới bên ngoài, nơi sự sống không hề tồn tại.

C. rất lớn là nơi lưu trữ những gì con người chưa biết đến.

D. Tối đen như mực.

Câu 13: Dấu chấm lửng trong câu văn sau được dùng với dụng ý gì?

"Và Điền rất phàn nàn cho những tâm hồn cằn cỗi như tâm hồn của vợ Điền. Đối với thị, trăng chỉ là...đỡ tốn hai xu dầu!"

(Nam Cao)

A. Tỏ ý hài hước.

B. Tỏ ý mỉa mai, chua chát.

C. Tỏ ý thông cảm.

D. Tỏ ý bực tức.

Câu 14: Chi tiết nào ở đoạn đầu của văn bản thể hiện “Dấu ấn Hồ Khanh" trong công cuộc khám phá hang động ở Quảng Bình?

A. Thiên nhiên ưu đãi, ban tặng nhiều cảnh quan cùng hệ thống hang động tuyệt mĩ.

B. Hồ Khanh là người phát hiện ra hang Sơn Đoòng và rất nhiều hang động ấn tượng khác.

C. Có nhiều hang động tuyệt đẹp.

D. Hằng năm có nhiều du khách tham quan.

Câu 15: Chỉ ra thành ngữ trong các câu sau: 

Tất cả những cái đó cám dỗ tôi hơn là quy tắc về phân tử; nhưng tôi cưỡng lại được, và ba chân bốn cẳng chạy đến trường.

(An-phông-xơ Đô-đê (Alphonse Daudet), Buổi học cuối cùng)

A. ba chân bốn cẳng

B. cám dỗ tôi 

C. quy tắc về phân tử

D. tôi cưỡng lại được

Câu 16: ........................................

........................................

........................................

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm ngữ văn 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay