Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 7 kết nối Ôn tập giữa kì 2 (Đề 5)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Ngữ văn 7 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 2 (Đề 5). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án ngữ văn 7 kết nối tri thức (bản word)
TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN 7 KẾT NỐI TRI THỨC GIỮA KÌ 2
ĐỀ SỐ 05:
Câu 1: Đâu không phải sáng tác của Huỳnh Như Phương?
A. Dẫn vào tác phẩm văn chương
B. Tiếng nói của xung đột
C. Hãy cầm lấy và đọc
D. Giấc mơ, cảnh tượng và cái nhìn
Câu 2: Các từ được sử dụng trong phép thế?
A. Đây, đó, kia, thế, vậy…
B. Cái này, việc ấy, vì vậy, tóm lại…
C. Và, rồi, nhưng, vì, để, nếu…
D. Nhìn chung, tuy nhiên, dù thế, nếu vậy…
Câu 3: Hòn đá Ôm-phe-lốt đã tạo ra điều gì?
A. Cánh cửa thần kì
B. Cỗ máy thời gian
C. Chiếc tàu ngầm
D. Bước nhảy không gian
Câu 4: Xác định vai trò ngữ pháp của thành ngữ trong câu “Mẹ đã phải một nắng hai sương vì chúng con”
A. Chủ ngữ
B. Vị ngữ
C. Bổ ngữ
D. Trạng ngữ
Câu 5: Đặc điểm hình thức của truyện ngụ ngôn là gì?
A. Truyện ngụ ngôn thường ngắn gọn, được viết bằng văn vần.
B. Truyện ngụ ngôn thường ngắn gọn, được viết bằng văn xuôi hoặc thơ.
C. Truyện ngụ ngôn thường có dung lượng lớn, được viết bằng văn vần.
D. Truyện ngụ ngôn thường có dung lượng lớn, được viết bằng văn xuôi hoặc thơ.
Câu 6: Trong 15 câu tục ngữ trong bài Một số câu tục ngữ Việt Nam những câu nào có gieo vần?
A. trừ câu (14), các câu còn lại đều có gieo vần.
B. tất cả các câu đều gieo vần.
C. trừ câu (1), các câu còn lại đều có gieo vần.
D. trừ câu (4), các câu còn lại đều có gieo vần.
Câu 7: Thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây có sử dụng biện pháp nói quá?
A. Ăn như rồng cuốn, nói như rồng leo.
B. Ngồi mát ăn bát vàng.
C. Không thầy đó mày làm nên.
D. Uống nước nhớ nguồn.
Câu 8: Chuyện con hổ thứ hai so với truyện con hổ thứ nhất trong Con hổ có nghĩa mang ý nghĩa gì?
A. Đền ơn ngay người đã giúp mình .
B. Đền ơn khi ân nhân còn sống .
C. Đền ơn trong nhiều năm .
D. Đền ơn mãi ngay cả khi ân nhân đã chết .
Câu 9: Con cá thiết kình trong "Hai Vạn dặm dưới biển" có gì khác thường?
A. là một loài cá voi có răng thuộc họ cá heo đại dương.
B. nhỏ hơn, dài khoảng 5 – 7m, với cân nặng từ 3 đến 4 tấn
C. xuất hiện những tia sáng đầu tiên của bình minh, ánh điện của cá thiết kình cũng phụt tắt.
D. có thể sinh sản đến khoảng 40 tuổi.
Câu 10: Ý nghĩa chính của thành ngữ Đẽo cày giữa đường là gì?
A. Nên nghe theo người khác.
B. Lắng nghe và học hỏi trước góp ý người khác.
C. Phê phán những người không có chính kiến của mình, tin người và không tập trung.
D. Khuyên con người ta phải biết đánh giá, nhìn nhận sự vật, sự việc một cách toàn diện, khách quan.
Câu 11: Chỉ ra những câu tục ngữ nào trong bài "Một số câu tục ngữ Việt Nam" thể hiện ý nghĩa một cách trực tiếp?
A. (1), (2), (3), (4), (5), (6), (8), (11), (12), (13).
B. (1), (2), (3), (4), (5), (6), (7), (8), (12), (13).
C. (1), (2), (3), (4), (5), (6), (7), (8), (11), (12), (15).
D. (1), (2), (3), (4), (5), (6), (7), (8), (11), (12), (13).
Câu 12: Từ nào dưới đây có thể điền vào cả hai chỗ trống trong đoạn văn bên dưới (để câu văn đó có nội dung thích hợp)?
"[...] là một trong những tính chất quan trọng nhất của văn bản. Trong một văn bản có tính [...], các câu, các đoạn phải được nối liền với nhau một cách tự nhiên, hợp lí, để việc diễn đạt trở nên dễ hiểu, không bị rời rạc và hỗn độn".
A. Liên kết.
B. Dấu câu.
C. Đoạn văn.
D. Bố cục.
Câu 13: "Bước nhảy không gian" kì diệu trong văn bản Đường vào trung tâm vũ trụ đã đưa các nhân vật chính trở lại với khoảng thời gian nào?
A. khoảng thời gian xa xưa, khoảng thời gian mà khủng long vẫn còn tồn tại.
B. khoảng thời gian chiến tranh.
C. khoảng thời gian 100 năm trước.
D. khoảng thời gian 1000 năm trước.
Câu 14: Dấu chấm lửng được dùng trong đoạn văn sau có tác dụng gì ?
Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương ai oán … Lời ca thong thả, trang trọng, trong sáng gợi lên tình người, tình đất nước, trai hiền, gái lịch.
A. Nói lên sự ngập ngừng của người viết.
B. Nói lên sự bí từ của người viết.
C. Tỏ ý còn nhiều cung bậc tình cảm chưa được kể hết của các thể điệu ca Huế.
D. Tỏ ý người viết diễn đạt rất khó khăn.
Câu 15: Truyện ngụ ngôn khác truyện cười ở điểm nào?
A. Nhân vật chính của truyện là con người.
B. Tạo không khí vui vẻ, thoải mái.
C. Dùng cách nói bóng gió, kín đáo về loài đồ vật, con người nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó.
D. Tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội.
Câu 16: ........................................
........................................
........................................