Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 7 kết nối Ôn tập giữa kì 2 (Đề 2)

Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Ngữ văn 7 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 2 (Đề 2). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án ngữ văn 7 kết nối tri thức (bản word)

TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN 7 KẾT NỐI TRI THỨC GIỮA KÌ 2

ĐỀ SỐ 02:

Câu 1: Văn bản Con mối và con kiến được trích từ đâu?

A. Trang Tử và Nam Hoa kinh

B. Tuyển tập văn học dân gian Việt Nam

C. Truyện cổ nước Nam

D. Thơ ngụ ngôn La Phông-ten

Câu 2: Dấu chấm lửng trong câu sau được dùng với dụng ý gì?

Con thấy râu mọc ngược dưới cằm…

A. Tỏ ý ngập ngừng

B. Tỏ ý thông cảm

C. Tỏ ý hài hước

D. Tỏ ý mỉa mai, chua chát

Câu 3: Nhận xét nào không đúng về truyện Con hổ có nghĩa?

A. Truyện sử dụng những thủ pháp quen thuộc của truyện cười

B. Truyện có nhiều tình tiết li kì

C. Truyện thể hiện tình người lao động với loài vật

D. Truyện mượn hình ảnh con vật, nói về con người

Câu 4: Nhận xét nào nói đúng nhất tác dụng của biện pháp nói quá trong hai câu thơ sau?

Bác ơi tim Bác mênh mông thế,

Ôm cả non sông mọi kiếp người!

A. Nhấn mạnh vẻ đẹp trí dũng của Bác

B. Nhấn mạnh sự dũng cảm của Bác Hồ

C. Nhấn mạnh tình thương yêu bao la của Bác Hồ

D. Nhấn mạnh sự hiểu biết rộng của Bác Hồ

Câu 5: Câu tục ngữ nào sau đây có hình thức của một thể thơ quen thuộc, được dùng rất nhiều trong bài ca dao của người Việt?

A. Gió heo may, chuồn chuồn bay thì bão

B. Nắng chóng mưa, trưa chóng tối

C. Một cây làm chẳng nên non 

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

D. Kiến cánh vỡ tổ bay ra Bão táp mưa sa gần tới

Câu 6: Thành ngữ Chuyển núi dời sông được hiểu như thế nào?

A. việc cực kì vĩ đại, lớn lao

B. mất cả

C. tất cả mọi thứ, từ quý giá đến loại tầm thường, rẻ rúng nhất

D. vội vã tất tưởi

Câu 7: Điền từ vào chỗ trống: 

Nhiều câu tục ngữ về đời sống xã hội ra đời từ thuở xưa mà vẫn còn giá trị đối với con người ngày nay vì đó là những câu tục ngữ ...... về đời sống, giá trị của nó mang tính vĩnh cửu.

A. rút kinh nghiệm

B. bài học

C. thu vị

D. bổ ích

Câu 8: Ý nào dưới đây là thành ngữ?

A. Ai làm cái nón quai thau/ Để cho anh thấy cô nào cũng xinh.

B. Ăn bánh vẽ

C. Dĩ hòa vi quý

D. Thân em như hạt mưa sa/ Hạt vào giếng nước, hạt ra ruộng đồng.

Câu 9: Trong Đẽo cày giữa đường, người thợ đã xử lí ra sao?

A. Nhanh chóng làm theo lời khuyên của người khác

B. Lắng nghe và mặc kệ không quan tâm

C. Học hỏi và lựa chọn góp ý đúng để làm

D. Ghi lại sau này xem

Câu 10: Tác dụng của biện pháp tu từ trong câu tục ngữ "Đêm tháng Năm chưa nằm đã sáng/ Ngày tháng Mười chưa cười đã tối" là gì?

A. Gây khó hiểu cho người đọc.

B. Khiến câu trở nên khó sử dụng.

C. Gây ấn tượng mạnh với đêm tháng Năm và ngày tháng Mười rất ngắn.

D. Tặng sức gợi hình cho sự diễn đạt.

Câu 11: Thủ pháp nghệ thuật cơ bản nào bao trùm truyện Con hổ có nghĩa?

A. Hoán dụ 

B. Ẩn dụ

C. Nhân hóa, ẩn dụ

D. Nhân hóa, hoán dụ 

Câu 12: Nhan đề Hai vạn dặm dưới biển đã thể hiện điều gì?

A. ước mơ khám phá tận sâu dưới đáy biển

B. khát vọng sống mãnh liệt dưới đáy biển sâu vô tận

C. thể hiện ước mơ chinh phục vũ trụ

D. thể hiện ước mơ tìm kiếm không gian sống mới cho con người

Câu 13: Dòng nào không phải là công dụng của dấu chấm lửng ?

A. Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết.

B. Dùng để đánh dấu kết thúc câu tường thuật.

C. Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng.

D. Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm.

Câu 14: Hai câu “Nhà thơ hiểu rằng những tật xấu của chó sói là do nó vụng về vì chẳng có tài trí gì, nên nó luôn đói meo, và vì nó đói nên nó hóa rồ. Ông để cho Buy- phông dựng một vở bi kịch về sự độc ác, còn ông dựng một vở hài kịch về sự ngu ngốc.” liên kết với nhau bằng phép liên kết chính nào?

A. Phép lặp từ ngữ

B. Phép trái nghĩa

C. Phép đồng nghĩa

D. Phép thế

Câu 15: Trong văn bản "Hãy cầm lấy và đọc", bằng chứng được dùng để khẳng định vai trò của sách trong thế giới hiện đại?

A. Con chữ trên trang sách hàm chứa văn hóa của một dân tộc, mang hồn thiêng của đất nước. Chữ kích thích trí tưởng tượng của người đọc, không bị cố định hóa trong một khuôn khổ, hình thể nào.

B. "Bạn hãy cầm lấy và đọc", đó là lời chia sẻ của một người bạn muốn giới thiệu cho ta một cuốn sách hay.

C. "Em hãy cầm lấy và đọc", đó là lời nói tin cậy của thầy giáo khi trao cho học trò một cuốn sách quý.

D. Có những cuốn sách làm ta thất vọng, hụt hẫng.

Câu 16: ........................................

........................................

........................................

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm ngữ văn 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay