Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 7 kết nối Ôn tập giữa kì 2 (Đề 3)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Ngữ văn 7 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 2 (Đề 3). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án ngữ văn 7 kết nối tri thức (bản word)
TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN 7 KẾT NỐI TRI THỨC GIỮA KÌ 2
ĐỀ SỐ 03:
Câu 1: Theo truyện Ếch ngồi đáy giếng, con ếch cảm thấy thế nào khi có thể ra khỏi giếng, nhảy lên miệng giếng, rồi lại vô giếng, ngồi nghỉ trong những kẽ gạch của thành giếng?
A. Sung sướng
B. Nhàm chán
C. Phấn khích
D. Buồn bã
Câu 2: Theo nhân vật “tôi” trong Cuộc chạm trán trên đại dương, “con cá thiết kình” có gì khác thường?
A. Nó có màu xanh
B. Nó có cánh
C. Nó biết nói
D. Nó phát ra ánh điện
Câu 3: Trong đoạn văn sau, những từ nào đặt trong dấu ngoặc kép được hiểu theo nghĩa đặc biệt?
Thỉnh thoảng nghe tiếng quan phụ mẫu gọi: “Điếu, mày”, tiếng tên lính hầu thưa: “Dạ”; tiếng thầy đề hỏi: “Bẩm bốc”, tiếng quan lớn truyền: “ừ”. Kẻ này “bát sách! Ăn”. Người kia “thất văn”!... “Phỗng”, lúc mau, lúc khoan, ung dung êm ái; khi cười, khi nói, vui vẻ dịu dàng. Thật là tôn kính, xứng đáng với một vị phúc tinh.
(Phạm Duy Tốn, Sống chết mặc bay)
A. “Điếu, mày”
B. “Dạ”, “Ừ”
C. “Bẩm, bốc”
D. “bát sách! Ăn”, “thất văn”!... “phỗng”
Câu 4: Nhân vật trung tâm của truyện Con hổ có nghĩa hiện lên chủ yếu ở phương diện nào?
A. Những lời đối thoại với các nhân vật khác
B. Những hành động, cử chỉ đối với các nhân vật khác
C. Những lời độc thoại, suy tư, day dứt
D. Trong lời giới thiệu của các nhân vật khác
Câu 5: Thành ngữ Gợi đục khơi trong được hiểu như thế nào?
A. Yên ổn chuyện nhà cửa, nơi ở thì mới có thể yên tâm làm việc tốt được
B. Chỉ người già, khi về già tóc bạc, da xuất hiện đốm đồi mồi
C. Cố gắng tìm lấy điều tốt đẹp giữa những thứ đen tối, xấu xa
D. Thờ ơ, bàng quan trước mọi việc đang diễn ra xung quanh
Câu 6: Tính chất nổi bật của truyện ngụ ngôn là gì?
A. Ẩn dụ đầy kịch tính
B. Giáo dục con người
C. Tố cáo xã hội
D. Cải tạo con người và xã hội
Câu 7: Giải nghĩa thành ngữ sau: ba chân bốn cẳng
A. việc cực kì vĩ đại, lớn lao.
B. mất cả.
C. tất cả mọi thứ, từ quý giá đến loại tầm thường, rẻ rúng nhất.
D. vội vã tất tưởi.
Câu 8: Câu nào dưới đây là thành ngữ?
A. Ăn trông nồi, ngồi trông hướng.
B. Ăn có mời, làm có khiến.
C. Ăn trông nồi, ngồi trông hướng.
D. Há miệng chờ sung.
Câu 9: Câu tục ngữ nào dưới đây đối nghĩa với câu "Đói cho sạch, rách cho thơm"?
A. Chết vinh còn hơn sống nhục.
B. Đói ăn vụng, túng làm càn.
C. Chết trong còn hơn sống ngoài.
D. Chết đứng còn hơn sống quỳ.
Câu 10: Câu nào dưới đây là nói khoác?
A. Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.
B. Trời nóng quá, mồ hôi nhỏ xuống ướt sũng cả sàn nhà.
C. Bài văn này tôi chỉ làm vèo trong năm phút, thế mà vẫn viết được ba trang.
D. Đời người có một gang tay
Ai hay ngủ ngày còn có nửa gang.
Câu 11: Chi tiết nào trong truyện Con hổ có nghĩa thể hiện rõ nhất cái nghĩa của con hổ thứ nhất?
A. Hổ đực cầm tay bà đỡ nhìn hổ cái, nhỏ nước mắt.
B. Hổ đực đùa giỡn với hổ con mới sinh.
C. Bà đỡ Trần đỡ đẻ cho hổ .
D. Hổ đực tặng bạc cho bà đỡ .
Câu 12: Cuộc chạm trán trên đại dương dẫn những nhân vật nào vào cuộc phiêu lưu ở không gian trên mặt biển, cụ thể là trên một con tàu ngầm?
A. Pi-e A-rôn-nác, Công-xây và Nét Len
B. Pi-e A-rôn-nác
C. Công-xây
D. Nét Len
Câu 13: Dấu chấm phẩy trong câu văn sau được dùng để làm gì?
Cái thằng mèo mướp bệnh hen cò cử quanh năm mà không chết ấy, bữa nay tất đi chơi đâu vắng; nếu có nó ở nhà đã nghe thấy nó rên gừ gừ ở trên đầu ông đồ rau! ( Tô Hoài)
A. Đánh dấu ranh giới giữa hai câu đơn.
B. Đánh dấu ranh giới giữa hai câu ghép có cấu tạo phức tạp.
C. Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp.
D. Đánh dấu ranh giới giữa hai câu ghép có cấu tạo đơn giản.
Câu 14: Tác dụng của cách mở đầu văn bản bằng việc kể lại câu chuyện có tính chất ngụ ngôn trong "Bản đồ dẫn đường" là gì?
A. lôi cuốn người đọc vào văn bản và suy nghĩ về ý nghĩa của câu chuyện ngụ ngôn.
B. tạo nét riêng cho văn bản.
C. giúp người đọc dễ hình dung câu chuyện.
D. không có tác dụng gì đặc biệt.
Câu 15: Theo tác giả trong văn bản Hãy cầm lấy và đọc, cần có những điều kiện gì để giải quyết tình trạng sa sút của văn hóa đọc hiện nay?
A. cần có người hiếu học.
B. cần có người ham đọc và có sách hay để đọc.
C. cần có nhiều hình thức phát hành sách.
D. cần cuốn sách có nội dung chạy theo xu hướng.
Câu 16: ........................................
........................................
........................................