Đề thi cuối kì 1 tin học 9 cánh diều (Đề số 3)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Tin học 9 cánh diều Cuối kì 1 Đề số 3. Cấu trúc đề thi số 3 học kì 1 môn Tin học 9 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án tin học 9 cánh diều
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THCS………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
TIN HỌC 9 - CÁNH DIỀU
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
✂
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Tính sử dụng được của thông tin giúp:
A. Hiểu đúng vấn đề và tìm được cách giải quyết
B. Thể hiện đúng thực tế ở thời điểm gần nhất với hiện tại
C. Xem xét được một cách toàn diện các khía cạnh liên quan
D. Lựa chọn những thông tin hữu ích, dẫn đến giải pháp có thể thực hiện được
Câu 2. Labster là một phòng thí nghiệm ảo chạy trên hệ điều hành Android. Em hãy cho biết phần mềm này thực hiện các thí nghiệm ảo về những lĩnh vực nào?
A. Vật lí, Hoá học và Sinh học.
B. Toán, Vật lí và Hoá học.
C. Toán, Hoá học và Sinh học.
D. Vật lí, Hoá học và Thiên văn học.
Câu 3. Hình ảnh trong bài trình chiếu nên được sử dụng với mục đích gì?
A. Trang trí
B. Truyền đạt thông tin
C. Làm mất tập trung
D. Không nên sử dụng
Câu 4. Hành vi trái đạo đức và thiếu văn hóa trong môi trường số là:
A. Ghi âm, quay phim, chụp ảnh khi không được phép
B. Dùng các sản phẩm vi phạm bản quyền
C. Cá độ bóng đá và cờ bạc qua mạng dưới mọi hình thức
D. Sử dụng lời lẽ mang tính phân biệt vùng miền, giới tính, tôn giáo
Câu 5. Phần mềm nào sau đây thường được sử dụng để tạo sơ đồ tư duy?
A. Microsoft Word
B. Microsoft Excel
C. MindManager
D. Adobe Photoshop
Câu 6. Tìm kiếm, tiếp nhận và thu thập thông tin cần quan tâm đến:
A. Chất lượng thông tin
B. Cách trình bày thông tin
C. Độ dài/ngắn của thông tin
D. Yếu tố hài hước của thông tin
Câu 7. Khi thực hiện xác thực dữ liệu, ta thường sử dụng công cụ nào trong phần mềm bảng tính (như Excel)?
A. Format Cells
B. Sort & Filter
C. Data Validation
D. Conditional Formatting
Câu 8. Hàm IF lồng nhau dùng để làm gì?
A. Tính tổng các giá trị.
B. Kiểm tra nhiều điều kiện liên tiếp.
C. Sắp xếp dữ liệu.
D. Tìm giá trị lớn nhất.
Câu 9. Đâu là tác hại khi tham gia internet?
A. Giúp tìm kiếm thông tin
B. Chia sẻ thông tin
C. Bị rủ rê tham gia các hoạt động phi pháp trên mạng xã hội.
D. Học tập online
Câu 10. Âm thanh trong bài trình chiếu nên được sử dụng để:
A. Tăng cường thông điệp
B. Gây mất tập trung
C. Chỉ sử dụng khi cần thiết
D. Không cần thiết
Câu 11. Hàm IF trong Excel được sử dụng để làm gì?
A. Tính tổng các giá trị trong một dãy số
B. Kiểm tra điều kiện và trả về kết quả tương ứng
C. Sắp xếp dữ liệu theo thứ tự tăng dần hoặc giảm dần
D. Tìm giá trị lớn nhất hoặc nhỏ nhất trong một dãy số
Câu 12. Đăng tải, chia sẻ, bình luận thông tin có nội dung xuyên tạc, vu khống, xúc phạm người khác là hành vi bị nghiêm cấm theo:
A. điểm d mục 1 Điều 8 Luật An ninh mạng số 24/2018/QH14
B. điểm d mục 2 Điều 8 Luật An ninh mạng số 24/2018/QH14
C. điểm d mục 1 Điều 5 Nghị định 72/2013/NĐ – CP của Chính phủ
D. điểm d mục 2 Điều 5 Nghị định 72/2013/NĐ – CP của Chính phủ
Câu 13. Sơ đồ tư duy giúp ích gì trong việc trao đổi thông tin?
A. Minh họa và tổ chức ý tưởng
B. Làm cho thông tin khó hiểu
C. Tăng tính phức tạp
D. Không có tác dụng
Câu 14. Trong hàm IF, phần "điều kiện" có thể là gì?
A. Chỉ là một số
B. Chỉ là một ô
C. Một phép so sánh giữa hai giá trị hoặc ô
D. Chỉ có thể là TRUE hoặc FALSE
Câu 15. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Phần mềm Anotomy giúp em có thể tìm hiểu, nghiên cứu về cơ thể người thông qua mô phỏng trực quan
B. Phần mềm mô phỏng được phát triển nhằm tạo ra mô hình giả lập thế giới thực trên máy tính để thử nghiệm, nghiên cứu, khám phá đối tượng trong các điều kiện khác nhau
C. Phần mềm mô phỏng thể hiện trực quan sự vận động của một đối tượng, cho phép người dùng tương tác và tìm hiểu cách thức hoạt động của đối tượng đó.
D. Trên trang web phet.colorado.edu (PhET) có các ứng dụng mô phỏng trực quan, sinh động giúp các em khám phá kiến thức về văn học, lịch sử và địa lí.
Câu 16. Phần mềm trực tuyến https://physics.weber.edu/schroeder/md giúp em làm gì?
A. Chạy thử thuật toán dạng sơ đồ khối trước khi cài đặt trong ngôn ngữ lập trình.
B. Mô phỏng thí nghiệm vật lí.
C. Nghiên cứu và xây dựng các giải pháp giao thông nhằm giảm bớt hiện tượng tắc nghẽn giao thông trong các thành phố.
D. Nghiên cứu chuyển động và tương tác giữa các phân tử trong những điều kiện khác nhau.
Câu 17. Để tạo một sơ đồ tư duy hiệu quả, điều gì là cần thiết?
A. Sử dụng màu sắc ngẫu nhiên
B. Tổ chức thông tin một cách hợp lý
C. Không cần chú ý đến bố cục
D. Chỉ sử dụng văn bản
Câu 18. Để xác thực dữ liệu cho cột "Ngày sinh" trong bảng điểm, ta cần thực hiện các bước nào?
A. Chọn cột -> Data Validation -> Chọn kiểu Date -> Nhập khoảng ngày.
B. Chọn cột -> Format Cells -> Chọn kiểu Date.
C. Sử dụng công thức để kiểm tra ngày tháng.
D. Tạo một danh sách thả xuống với các ngày trong năm.
Câu 19. Nếu bạn có một công thức hàm IF lồng với điều kiện kiểm tra điểm số, như sau:
=IF(A1 >= 90, "A", IF(A1 >= 80, "B", IF(A1 >= 70, "C", "F")))
Nếu A1 = 85, giá trị trả về sẽ là gì?**
A. "A"
B. "B"
C. "C"
D. "F"
Câu 20. Khi trao đổi qua mạng, em sẽ lựa chọn những câu nào dưới đây để biểu hiện thái độ không tán thành mà vẫn giữ được sự hòa nhã, lịch sự?
1) Bạn chỉ nói lung tung.
2) Bạn nói vậy mà nghe được à.
3) Mình lại nghĩ khác.
4) Mình không nghĩ thế.
5) Chúng ta cùng xem lại nhé.
A. 1, 3, 5
B. 2, 4, 5
C. 3, 4, 5
D. 1, 3. 4
Câu 21. Nếu bạn muốn sử dụng sơ đồ tư duy để giải thích một vấn đề phức tạp, bạn nên:
A. Chia nhỏ thông tin thành các phần đơn giản
B. Sử dụng nhiều thuật ngữ chuyên ngành
C. Tránh sử dụng hình ảnh
D. Chỉ tập trung vào một ý tưởng
Câu 22. Hàm COUNTIF trong Excel dùng để làm gì?
A. Đếm số ô có giá trị
B. Đếm số ô thỏa mãn điều kiện
C. Tính tổng giá trị ô
D. Tính trung bình
Câu 23. Một cửa hàng có chương trình khuyến mãi: Khách hàng mua trên 2 triệu được giảm 10%, từ 1 triệu đến 2 triệu được giảm 5%, còn lại không giảm. Hãy viết công thức tính tổng tiền phải trả sau khi giảm giá (giả sử tổng tiền hàng ở cột E).
A. =IF(E2>=2000000, E20.9, IF(E2>=1000000, E20.95, E2))
B. =IF(E2>=2000000, E20.9, IF(E2>=1000000, E20.95, 0))
C. =IF(E2>=2000000, E20.9, IF(E2<1000000, E20.95, E2))
D. =IF(E2>=1000000, E20.95, IF(E2>=2000000, E20.9, E2))
Câu 24. Công thức =COUNTIF(A1:A10, ">5") sẽ làm gì?
A. Đếm số ô có giá trị lớn hơn 5 trong A1
B. Đếm số ô có giá trị nhỏ hơn 5 trong A1
C. Đếm tất cả các ô trong A1
D. Đếm số ô có giá trị emg 5 trong A1
PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm). Em hãy nêu các bước sử dụng thí nghiệm ảo “Nam châm và nam châm điện” trong trang web của PhET Interactive Simulations.
Câu 2 (2,0 điểm). Trong một bảng dữ liệu về điểm số của học sinh, cột A chứa tên học sinh, cột B chứa điểm số. Bạn cần phân loại học sinh theo các mức điểm sau:
Nếu điểm >= 8, thì kết quả là "Giỏi".
Nếu điểm >= 5 và < 8, thì kết quả là "Khá".
Nếu điểm < 5, thì kết quả là "Yếu".
Hãy sử dụng hàm IF lồng nhau để phân loại điểm của học sinh trong cột C theo các mức điểm trên. Đưa ra kết quả hiển thị tương ứng.
BÀI LÀM
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
TRƯỜNG THCS .........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I (2024 - 2025)
MÔN: TIN HỌC 9 - CÁNH DIỀU
NỘI DUNG | MỨC ĐỘ | Tổng số câu | Điểm số | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
Bài 1. Bộ xử lý thông tin ở quanh ta. | |||||||||||
Bài 2. Khả năng và ứng dụng thực tế của máy tính | |||||||||||
Bài 1: Một số đặc điểm quan trọng của thông tin trong giải quyết vấn đề | 1 | 1 | 0,25 | ||||||||
Bài 2: Chất lượng thông tin khi tìm kiếm, tiếp nhận và trao đổi thông tin | 1 | 1 | 0,25 | ||||||||
Bài 1. Một số tác động tiêu cực của công nghệ kỹ thuật số. | 1 | 1 | 0,25 | ||||||||
Bài 2. Khía cạnh pháp lý, đạo đức, văn hóa của việc trao đổi thông tin qua mạng. | 1 | 1 | 1 | 3 | 0,75 | ||||||
Bài 1. Phần mềm mô phỏng và ứng dụng. | 1 | 1 | 1 | 1 | 3 | 1 | 2,75 | ||||
Bài 1. Sử dụng bài trình chiếu trong trao đổi thông tin. | 1 | 1 | 2 | 0,5 | |||||||
Bài 2. Sử dụng sơ đồ tư duy trình bày thông tin trong trao đổi và hợp tác. | 2 | 1 | 1 | 4 | 1 | ||||||
Bài 1. Xác định dữ liệu nhập vào bảng tính. | 1 | 1 | 2 | 0,5 | |||||||
Bài 2&3: Hàm điều kiện If. | 2 | 1 | 1 | 1 | 1 | 5 | 1 | 3,25 | |||
Bài 4. Một số hàm thống kê có điều kiện. | 1 | 1 | 2 | 0,5 | |||||||
Tổng số câu TN/TL | 12 | 0 | 7 | 1 | 3 | 1 | 2 | 0 | 24 | 2 | 10 |
Điểm số | 3,0 | 0 | 1,75 | 2,0 | 0,75 | 2,0 | 2 | 0 | 6,0 | 4,0 | 10 |
Tổng số điểm | 3,0 điểm 30% | 3,75 điểm 37,5% | 2,75 điểm 27,5% | 0,5 điểm 5% | 10 điểm 100% | 100% |
TRƯỜNG THCS .........
BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I (2024 - 2025)
MÔN: TIN HỌC 9 - CÁNH DIỀU
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số câu TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TL (số câu) | TN (số câu) | TL | TN | |||
CHỦ ĐỀ A: MÁY TÍNH VÀ CỘNG ĐỒNG | 0 | |||||
Bài 1. Bộ xử lý thông tin ở quanh ta. | Nhận biết | -Nhận biết được các thiết bị có gắn bộ xử lý thông tin có mặt ở khắp nơi mọi trong mọi lĩnh vực, nêu được ví dụ minh họa | ||||
Bài 2. Khả năng và ứng dụng thực tế của máy tính. | Nhận biết | - Nêu được khả năng của máy tính và chỉ ra được một số ứng dụng thực tế của máy tính trong khoa học kỹ thuật và đời sống | ||||
Chủ đề C: TỔ CHỨC LƯU TRỮ, TÌM KIẾM VÀ TRAO ĐỔI THÔNG TIN | ||||||
Bài 1. Một số đặc điểm quan trọng của thông tin trong giải quyết vấn đề | Nhận biết | - Nêu được thông tin khi tìm kiếm, tiếp nhận và trao đổi thông tin. - Nêu được ví dụ minh hoạ. | 1 | C1 | ||
Thông hiểu | Giải thích được tính mới, tính chính xác, tính đầy đủ, tính sử dụng được của thông tin. | |||||
Bài 2. Chất lượng thông tin khi tìm kiếm, tiếp nhận và trao đổi thông tin. | Nhận biết | - Nêu được khái niệm chất lượng thông tin khi tìm kiếm, tiếp nhận và trao đổi thông tin trên cơ sở tính mới, tính chính xác, tính đầy đủ, tính sử dụng được của thông tin. | 1 | C6 | ||
Thông hiểu | Giải thích được sự cần thiết của phải quan tâm đến chất lượng thông tin khi tìm kiếm, tiếp nhận và trao đổi thông tin | |||||
Chủ đề D: ĐẠO ĐỨC, PHÁP LUẬT VÀ VĂN HÓA TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ | ||||||
Bài 1. Một số tác động tiêu cực của công nghệ kỹ thuật số. | Nhận biết | Trình bày được một số tác động tiêu cực của công nghệ kỹ thuật số đối với đời sống con người và xã hội. | 1 | C9 | ||
Thông hiểu | Tìm hiểu được một số ác động tiêu cực của công nghệ kỹ thuật số. | |||||
Vận dụng | Vận dụng các kiến thức, kỹ năng đã học một số tác động tiêu cực của công nghệ kỹ thuật số trong môi trường sống | |||||
Bài 2. Khía cạnh pháp lý, đạo đức, văn hóa của việc trao đổi thông tin qua mạng. | Nhận biết | Nêu được một số nội dung liên quan đến Luật Công nghệ thông tin nghị định về việc sử dụng internet các khía cạnh pháp luật của việc sử dụng yếu sử dụng và trao đổi thông tin | 1 | C4 | ||
Thông hiểu | Tìm hiểu và nêu được một số nội dung liên quan đến Luật Công nghệ thông tin Nghị định để được sử dụng dịch vụ internet và các kế hoạch pháp lý về việc sở hữu sử dụng và trao đổi thông tin | 1 | C12 | |||
Vận dụng | Nên được một số hành vi vi phạm pháp luật trái đất nước tiểu phân hóa khi hoạt động trong môi trường sống thông qua một vài ví dụ thực tiễn. | 1 | C20 | |||
CHỦ ĐỀ E: ỨNG DỤNG TIN HỌC E1: Phần mềm mô phỏng và khám phá tri thức | ||||||
Bài 1. Phần mềm mô phỏng và ứng dụng. | Nhận biết | - Nêu được ví dụ phần mềm mô phỏng. Nhận ra được ích lợi của phần mềm mô phỏng. | 1 | C2 | ||
Thông hiểu | - Trình bày được những kiến thức đã thu nhận từ việc khai thác một vài phần mềm mô phỏng. | 1 | 1 | C1 | C15 | |
Vận dụng cao | Dựa vào kiến thức kĩ năng đã học thực hành sử dụng phần mềm mô phỏng và ứng dụng | 1 | C16 | |||
E2. Trình bày thông tin trong trao đổi và hợp tác | ||||||
Bài 1. Sử dụng bài trình chiếu trong trao đổi thông tin. | Nhận biết | Nêu được cách thêm/ sử dụng hình ảnh biểu đồ, video trong bài trình chiếu | 1 | C3 | ||
Thông hiểu | Thực hành sử dụng hình ảnh biểu đồ, video hợp lí trong bài trình chiếu | 1 | C10 | |||
Bài 2. Sử dụng sơ đồ tư duy trình bày thông tin trong trao đổi và hợp tác. | Nhận biết | Nêu được cách thêm/ sử dụng hình ảnh biểu đồ, video trong sơ đồ tư duy | 2 | C5 C13 | ||
Thông hiểu | Thực hành sử dụng hình ảnh biểu đồ, video hợp lí trong sơ đồ tư duy | 1 | C17 | |||
Vận dụng | Dựa vào kiến thức kĩ năng đã học thiết kế một sơ đồ tư duy trong trao đổi thông tin có sử dụng ảnh/ biểu đồ/ video | 1 | C21 | |||
E3. Sử dụng bảng tính điện tử nâng cao. | ||||||
Bài 1. Xác định dữ liệu nhập vào bảng tính. | Nhận biết | - Nêu được ý nghĩa của việc xác thực dữ liệu | 1 | C7 | ||
Thông hiểu | Biết cách thiết lập điều kiện để xác thực dữ liệu, nhập dữ liệu từ danh sách. | 1 | C18 | |||
Bài 2&3: Hàm điều kiện If. | Nhận biết | Nêu được quy tắc viết hàm IF, hàm IF lồng nhau và giải thích được quy tắc thực hiện hàm IF, hàm IF lồng nhau . | 2 | C8 C11 | ||
Thông hiểu | Sử dụng được hàm IF, hàm IF lồng nhau trong một số tình huống đơn giản. | 1 | C12 | |||
Vận dụng | Vận dụng kiến thức, kĩ năng áp dụng vào thực tiễn. | 1 | 1 | C2 | C19 | |
Vận dụng cao | Vận dụng kiến thức, kĩ năng áp dụng vào thực tiễn. | 1 | C23 | |||
Bài 4. Một số hàm thống kê có điều kiện | Nhận biết | Nêu được cách sử dụng hàm COUNTIF để đếm dữ liệu có điều kiện. Nêu được cách sử dụng hàm SUMIF, AVERAGEIF để đếm dữ liệu có điều kiện. | 1 | C22 | ||
Thông hiểu | Sử dụng được một số hàm thống kê có điều kiện để tính toán có điều kiện. | 1 | C24 |