Đề thi giữa kì 1 tin học 9 cánh diều (Đề số 2)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Tin học 9 cánh diều Giữa kì 1 Đề số 2. Cấu trúc đề thi số 2 giữa kì 1 môn Tin học 9 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án tin học 9 cánh diều
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THCS………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
TIN HỌC 9 – CÁNH DIỀU
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Phương án nào sau đây là phần mềm mô phỏng sự lây lan của COVID-19?
A. GeoGebra.
B. Simcyp.
C. SimAEN.
D. Labster.
Câu 2. “Không đăng tải những nội dung vi phạm pháp luật, các thông tin xúc phạm danh dự, nhân phẩm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân khác; sử dụng ngôn ngữ phản cảm, vi phạm thuần phong mĩ tục; tung tin giả, tin sai sự thật; quảng cáo, kinh doanh dịch vụ trái phép... gây bức xúc trong dư luận xã hội, ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội” là nội dung của khoản mấy Điều 4 Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội (Quyết định 874/QĐ-BTTTT của Bộ Thông tin và truyền thông)?
A. Khoản 2.
B. Khoản 3.
C. Khoản 5.
D. Khoản 6.
Câu 3. Tiêu chí nào sau đây không được dùng để đánh giá chất lượng thông tin?
A. Tính sử dụng được.
B. Tính chính xác.
C. Tính phổ biến.
D. Tính cập nhật.
Câu 4. Thiết bị nào sau đây không gắn bộ xử lí thông tin?
A. Loa Bluetooth.
B. Bảng từ trắng.
C. Tủ lạnh.
D. Máy rửa bát.
Câu 5. PhET Interaction Simulations không chứa phần mềm mô phỏng về chủ đề nào?
A. Sinh học.
B. Vật lí.
C. Hội hoạ.
D. Toán.
Câu 6. Phương án nào sau đây là một ứng dụng của máy tính trong lĩnh vực tài chính ngân hàng?
A. Giám sát các thiết bị theo dõi nồng độ oxygen.
B. Theo dõi tài khoản và dữ liệu khách hàng.
C. Điều khiển dây chuyền sản xuất tự động.
D. Phân tích cấu trúc phân tử.
Câu 7. Đăng thông tin sai sự thật là hành vi bị nghiêm cấm theo quy định ở văn bản nào?
A. Điểm d mục 1 Điều 8 Luật An ninh mạng số 24/2018/QH14.
B. Điểm d khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP của Chính phủ.
C. Điểm d mục 1 Điều 5 Nghị định 72/2013/NĐ-CP của Chính phủ.
D. Điểm d khoản 2 Điều 12 Luật Công nghệ thông tin số 67/2006/QH11.
Câu 8. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Thiết bị có gắn bộ xử lí thông tin có mặt ở khắp nơi và trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
B. Bộ xử lí thông tin không chỉ xuất hiện trong máy tính hay điện thoại thông minh mà còn được gắn vào các thiết bị khác để hỗ trợ xử lí bất kì loại thông tin nào có thể số hoá được.
C. Hệ thống phun tưới tự động là một ví dụ về thiết bị có gắn bộ xử lí thông tin trong nông nghiệp hiện đại.
D. Máy chụp cắt lớp là một ví dụ về thiết bị có gắn bộ xử lí thông tin trong sản xuất công nghiệp.
Câu 9. Phương án nào sau đây là tác động tiêu cực của công nghệ kĩ thuật số đến xã hội?
A. Tạo ra một nền giáo dục hiện đại và tiên tiến.
B. Hao mòn các giá trị truyền thống.
C. Khiến con người bị lệ thuộc vào thiết bị công nghệ, lười suy nghĩ.
D. Tạo ra cơ hội kinh doanh mới.
Câu 10. Phương án nào sau đây là ví dụ về thiết bị có gắn bộ xử lí thông tin trong lĩnh vực giao thông?
A. Hệ thống thu phí tự động trên đường cao tốc.
B. Hệ thống nhận dạng khuôn mặt trong các cơ quan.
C. Hệ thống lắp ráp tự động.
D. Hệ thống phun tưới vận hành tự động.
Câu 11. Các máy tìm kiếm thông tin như Google, Bing,… giúp thông tin trên Internet đáp ứng tiêu chí nào của chất lượng thông tin?
A. Tính chính xác.
B. Tính sử dụng được.
C. Tính cập nhật.
D. Tính đầy đủ.
Câu 12. Hành vi nào sau đây là trái đạo đức, thiếu văn hoá trong môi trường số?
A. Tạo dựng sự việc không có thật rồi đưa lên Internet nhằm xúc phạm danh dự, bôi nhọ người khác.
B. Buôn bán vũ khí, chất cấm.
C. Xuyên tạc lịch sử.
D. Xem trộm mật khẩu tài khoản mạng xã hội của người khác.
Câu 13. Phương án nào sau đây là ứng dụng của máy tính trong lĩnh y tế?
A. Mô phỏng dòng chảy của chất lỏng, chất khí,…
B. Giải mã bản đồ số.
C. Chẩn đoán những rối loạn về thể chất và tinh thần.
D. Quản lí dữ liệu công dân.
Câu 14. Phương án nào sau đây không phải là tác động tiêu cực của công nghệ kĩ thuật số đến đời sống con người?
A. Phát sinh những hành vi thiếu văn hoá, trái đạo đức, vi phạm pháp luật trong môi trường số.
B. Thông tin số có thể bị đánh cắp.
C. Giảm sự gắn kết giữa các thành viên trong gia đình.
D. Sự phát triển của các ngành nghề mới.
Câu 15. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Sử dụng thông tin có chất lượng trong giải quyết vấn đề đóng vai trò quyết định chất lượng của giải pháp và kết quả.
B. Việc tìm kiếm, tiếp nhận và trao đổi thông tin giúp ta hiểu rõ vấn đề, giúp thu thập những điều cần thiết để hình thành giải pháp, lựa chọn và đánh giá được giải pháp.
C. Trong giải quyết vấn đề, mọi thông tin tìm được đều giúp đạt được mục tiêu.
D. Trong giải quyết vấn đề, vai trò của thông tin là quan trọng và sử dụng thông tin có chất lượng càng cao càng tốt.
Câu 16. Khi sử dụng thí nghiệm ảo lắp ráp mạch điện một chiều trong trang web của PhET Interaction Simulations, em cần mắc Ampe kế như thế nào?
A. Mắc Ampe kế song song với đoạn mạch điện cần đo cường độ dòng điện và không mắc trực tiếp vào hai cực của nguồn điện.
B. Mắc Ampe kế nối tiếp với đoạn mạch điện cần đo cường độ dòng điện và mắc trực tiếp vào hai cực của nguồn điện.
C. Mắc Ampe kế nối tiếp với đoạn mạch điện cần đo cường độ dòng điện và không mắc trực tiếp vào hai cực của nguồn điện.
D. Mắc Ampe kế song song với đoạn mạch điện cần đo cường độ dòng điện và mắc trực tiếp vào hai cực của nguồn điện.
Câu 17. Phương án nào sau đây là một tác động tích cực của công nghệ kĩ thuật số lên giáo dục?
A. Xuất hiện nhiều hình thức gian lận thi cử tinh vi.
B. Thúc đẩy quá trình tự động hoá ở mọi công đoạn sản xuất.
C. Nguồn tài liệu số phong phú, dễ dàng truy cập trên Internet.
D. Ảnh hưởng đến việc phát triển các giá trị truyền thống và nhân văn của Việt Nam.
Câu 18. Hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi: cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong Nhân dân, kích động bạo lực, tội ác, tệ nạn xã hội, đánh bạc hoặc phục vụ đánh bạc sẽ bị phạt bao nhiêu tiền theo điểm d khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP của Chính phủ?
A. Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
B. Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
C. Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
D. Từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
Câu 19. Em cần tìm kiếm thông tin về bài thi TOEIC ở đâu?
A. Website của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
B. Website của nhà trường.
C. Website của Hội đồng Anh (British Council).
D. Website của IIG Việt Nam.
Câu 20. Hành vi nào sau đây là hành vi vi phạm pháp luật trong môi trường số?
A. Truy cập không hợp lệ vào các nguồn và kênh truyền thông tin.
B. Tuỳ tiện nhận xét, phê bình, chê bai, nói xấu người khác.
C. Không làm bài tập về nhà.
D. Phát video trực tiếp ở những nơi không phù hợp.
Câu 21. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Cần phải quan tâm đến chất lượng thông tin khi tìm kiếm, tiếp nhận, trao đổi và sử dụng thông tin để có thể đưa ra các quyết định đúng đắn.
B. Không phải thông tin nào liên quan đến vấn đề cũng sử dụng được trong giải quyết vấn đề.
C. Trong giải quyết vấn đề, có thể cần sử dụng những thông tin phản ánh thực tế.
D. Tính chính xác cho biết thông tin đã bị lỗi thời chưa.
Câu 22. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Phần mềm mô phỏng thường được gọi tắt là “thí nghiệm ảo”.
B. GeoGebra là một phần mềm thường được sử dụng trong dạy và học Vật lí.
C. Labster là một phòng thí nghiệm ảo chạy trên hệ điều hành iOS.
D. Môi trường lập trình Scratch rất thuận lợi để tạo ra các mô phỏng.
Câu 23. Phương án nào sau đây là tác động tích cực của công nghệ thông tin đối với giáo dục?
A. Các giao dịch giữa doanh nghiệp với khách hàng trở nên nhanh chóng, tiện lợi và dễ kiểm soát.
B. Mở rộng phạm vi tiếp cận học tập.
C. Giảm thiểu sai lầm trong chẩn đoán bệnh.
D. Thúc đẩy quá trình tự động hoá ở mọi công đoạn sản xuất.
Câu 24. Khi tìm kiếm thông tin về Cuộc thi Khoa học kỹ thuật dành cho học sinh THCS năm học 2024 – 2025, bạn Nam đã không để ý đến thời gian đăng kí dự thi nên đã bỏ lỡ cơ hội tham gia. Theo em, sơ suất này vi phạm tiêu chí nào về chất lượng thông tin?
A. Tính đầy đủ.
B. Tính mới.
C. Tính chính xác.
D. Tính sử dụng được.
PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm). Em hãy nêu một số tác động tiêu cực của công nghệ kĩ thuật số đến sức khoẻ của con người.
Câu 2 (2,0 điểm). Em hãy nêu các bước sử dụng thí nghiệm ảo Định luật Ohm trong trang web của PhET Interaction Simulations.
BÀI LÀM
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
TRƯỜNG THCS .........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I (2024 - 2025)
MÔN: TIN HỌC 9 - CÁNH DIỀU
NỘI DUNG | MỨC ĐỘ | Tổng số câu | Điểm số | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
Bộ xử lí thông tin ở quanh ta | 2 | 1 | 3 | 0,75 | |||||||
Khả năng và ứng dụng thực tế của máy tính | 2 | 1 | 3 | 0,75 | |||||||
Một số đặc điểm quan trọng của thông tin trong giải quyết vấn đề | 1 | 2 | 3 | 0,75 | |||||||
Chất lượng thông tin khi tìm kiếm, tiếp nhận và trao đổi thông tin | 1 | 1 | 1 | 3 | 0,75 | ||||||
Một số tác động tiêu cực của công nghệ kĩ thuật số | 3 | 1 | 3 | 1 | 2,75 | ||||||
Khía cạnh pháp lí, đạo đức, văn hoá của việc trao đổi thông tin qua mạng | 5 | 5 | 1,25 | ||||||||
Phần mềm mô phỏng và ứng dụng | 3 | 1 | 4 | 1,0 | |||||||
Thực hành sử dụng phần mềm mô phỏng | 1 | 1 | 2,0 | ||||||||
Tổng số câu TN/TL | 13 | 0 | 8 | 1 | 1 | 1 | 2 | 0 | 24 | 2 | 10 |
Điểm số | 3,25 | 0 | 2,0 | 2,0 | 0,25 | 2,0 | 2 | 0 | 6,0 | 4,0 | 10 |
Tổng số điểm | 32,5 điểm 32,5% | 4,0 điểm 40% | 2,25 điểm 22,5% | 0,5 điểm 5% | 10 điểm 100% | 100% |
TRƯỜNG THCS .........
BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I (2024 - 2025)
MÔN: TIN HỌC 9 - CÁNH DIỀU
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số câu TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TL (số câu) | TN (số câu) | TL | TN | |||
CHỦ ĐỀ A. MÁY TÍNH VÀ CỘNG ĐỒNG VAI TRÒ CỦA MÁY TÍNH TRONG ĐỜI SỐNG | 0 | 6 | ||||
Bài 1. Bộ xử lí thông tin ở quanh ta | Nhận biết | - Nhận biết được sự có mặt của các thiết bị có gắn bộ xử lí thông tin ở khắp nơi (trong gia đình, ở trường học, cửa hàng, bệnh viện, công sở, nhà máy,…), trong mọi lĩnh vực (y tế, ngân hàng, hàng không, toán học, sinh học,…). | 2 | C4 C10 | ||
Thông hiểu | - Nêu được ví dụ minh hoạ sự có mặt của các thiết bị có gắn bộ xử lí thông tin ở khắp nơi. | 1 | C8 | |||
Bài 2. Khả năng và ứng dụng thực tế của máy tính | Nhận biết | - Nêu được khả năng của máy tính và chỉ ra được một số ứng dụng thực tế của nó trong khoa học kĩ thuật và đời sống. | 2 | C6 C13 | ||
Thông hiểu | - Giải thích được tác động của công nghệ thông tin lên giáo dục và xã hội thông qua các ví dụ cụ thể. | 1 | C23 | |||
CHỦ ĐỀ C. TỔ CHỨC LƯU TRỮ, TÌM KIẾM VÀ TRAO ĐỔI THÔNG TIN ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN TRONG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ | 0 | 6 | ||||
Bài 1. Một số đặc điểm quan trọng của thông tin trong giải quyết vấn đề | Nhận biết | - Biết được một số tiêu chí đánh giá chất lượng thông tin. | 1 | C3 | ||
Thông hiểu | - Giải thích được tính mới, tính chính xác, tính đầy đủ, tính sử dụng được của thông tin. Nêu được ví dụ minh hoạ. | 2 | C11 C21 | |||
Bài 2. Chất lượng thông tin khi tìm kiếm, tiếp nhận và trao đổi thông tin | Thông hiểu | - Giải thích được sự cần thiết phải quan tâm đến chất lượng thông tin khi tìm kiếm, tiếp nhận và trao đổi thông tin và nêu được ví dụ minh hoạ. | 1 | C15 | ||
Vận dụng | - Tìm kiếm được thông tin để giải quyết vấn đề. | 1 | C19 | |||
Vận dụng cao | - Đánh giá được chất lượng thông tin trong giải quyết vấn đề. | 1 | C24 | |||
CHỦ ĐỀ D. ĐẠO ĐỨC, PHÁP LUẬT VÀ VĂN HOÁ TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÍ VỀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ INTERNET | 1 | 8 | ||||
Bài 1. Một số tác động tiêu cực của công nghệ kĩ thuật số | Thông hiểu | - Trình bày được một số tác động tiêu cực của công nghệ kĩ thuật số đối với đời sống con người và xã hội. Nêu được ví dụ minh hoạ. | 1 | 3 | C1 | C9 C14 C17 |
Bài 2. Khía cạnh pháp lí, đạo đức, văn hoá của việc trao đổi thông tin qua mạng | Nhận biết | - Nêu được một số nội dung liên quan đến luật Công nghệ thông tin, nghị định về sử dụng dịch vụ Internet, các khía cạnh pháp lí của việc sở hữu, sử dụng và trao đổi thông tin. - Nêu được một số hành vi vi phạm pháp luật, trái đạo đức, thiếu văn hoá khi hoạt động trong môi trường số thông qua một vài ví dụ. | 5 | C2 C7 C12 C18 C20 | ||
CHỦ ĐỀ E. ỨNG DỤNG TIN HỌC E1. PHẦN MỀM MÔ PHỎNG VÀ KHÁM PHÁ TRI THỨC | 1 | 4 | ||||
Bài 1. Phần mềm mô phỏng và ứng dụng | Nhận biết | - Nêu được ví dụ phần mềm mô phỏng. - Nhận biết được sự mô phỏng thế giới thực nhờ máy tính có thể giúp con người khám phá tri thức và giải quyết vấn đề. | 3 | C1 C5 C22 | ||
Bài 2. Thực hành sử dụng phần mềm mô phỏng | Nhận biết | - Nêu được những kiến thức đã thu nhận từ việc khai thác một vài phần mềm mô phỏng cụ thể. | ||||
Vận dụng | - Sử dụng phần mềm mô phỏng. | 1 | C2 | |||
Vận dụng cao | - Sử dụng phần mềm thí nghiệm ảo lắp ráp mạch điện một chiều. Giải quyết vấn đề đo cường độ dòng điện đi qua một điện trở. | 1 | C16 |