Đề thi cuối kì 1 vật lí 12 chân trời sáng tạo (Đề số 3)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Vật lí 12 chân trời sáng tạo Cuối kì 1 Đề số 3. Cấu trúc đề thi số 3 học kì 1 môn Vật lí 12 chân trời này bao gồm: trắc nghiệm nhiều phương án, câu hỏi Đ/S, câu hỏi trả lời ngắn, hướng dẫn chấm điểm, bảng năng lực - cấp độ tư duy, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án vật lí 12 chân trời sáng tạo
SỞ GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THPT………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
VẬT LÍ 12 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 50 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
PHẦN I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án đúng.
Câu 1. Chọn phát biểu đúng khi nói về chuyển động của các phân tử, nguyên tử.
A. Các nguyên tử, phân tử chuyển động theo một hướng nhất định.
B. Các nguyên tử, phân tử có lúc chuyển động, có lúc đứng yên.
C. Các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao.
D. Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động chậm lại.
Câu 2. Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật nhanh lên thì đại lượng nào sau đây của vật không tăng?
A. Nhiệt độ.
B. Nhiệt năng.
C. Thể tích.
D. Khối lượng.
Câu 3. Chọn câu trả lời đúng
A. Các vật được cấu tạo liền một khối.
B. Các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật không chuyển động.
C. Nhiệt độ càng cao thì các nguyên tử, phân tử chuyển động càng nhanh.
D. Chuyển động Brown chỉ quan sát được trong môi trường chất lỏng
Câu 4. Khi các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động nhanh lên thì đại lượng nào sau đây tăng lên? Hãy chọn câu trả lời đúng.
A. Trọng lượng của vật.
B. Khối lượng của vật.
C. Nhiệt độ của vật.
D. Cả khối lượng lần trọng lượng của vật.
Câu 5. Số phân tử oxygen chứa trong 16 g khí là
Biết khối lượng mol của oxygen là 32 g/mol.
A. 3,01.1023.
B. 6,02.1023.
C. 12,04.1023.
D. 1,51.1023.
Câu 6. Tại sao hòa tan đường trong nước nóng nhanh hơn trong nước lạnh?
A. Vì nước nóng có nhiệt độ cao hơn nước lạnh, các phân tử đường chuyển động chậm hơn nên đường dễ hòa tan hơn.
B. Vì nước nóng có nhiệt độ cao hơn nước lạnh nên làm cho các phân tử đường và nước chuyển động nhanh hơn.
C. Vì nước nóng có nhiệt độ cao hơn nước lạnh nên làm cho các phân tử nước hút các phân tử đường mạnh hơn.
D. Một lí do khác
Câu 7. Hình nào dưới đây mô tả quá trình đẳng áp của một khối lượng khí xác định?
A. Hình A
B. Hình B
C. Hình C
D. Hình D
Câu 8. Khi một lượng khí lí tưởng xác định dãn nở đẳng nhiệt thì mật độ phân tử khí sẽ
A. tăng tỉ lệ nghịch với áp suất.
B. giảm tỉ lệ thuận với áp suất.
C. không thay đổi.
D. tăng, không tỉ lệ với áp suất.
Câu 9. Một khối khí lí tưởng xác định thực hiện quá trình biến đổi trạng thái được biểu diễn như Hình 6.1.
Hình nào sau đây biểu diễn đúng quá trình biến đổi trên?
A. B.
C. D.
Câu 10. Tập hợp ba thông số xác định trạng thái của một lượng khí xác định là:
A. áp suất, thể tích, khối lượng.
B. áp suất, nhiệt độ, thể tích
C. nhiệt độ, áp suất, khối lượng.
D. thể tích, nhiệt độ, khối lượng
Câu 11. Một khối khí lí tưởng thực hiện quá trình biến đổi đẳng tích ở hai thể tích khác nhau được biểu diễn như Hình 7.1. Quan hệ giữa V1 và V2 là:
A. V1 > V2
B. V1 < V2
C. V1 = V2
D. không so sánh được.
Câu 12. Biểu thức nào sau đây không đúng khi xét quá trình biến đổi đẳng tích của một khối lượng khí lí tưởng xác định?
A.
B.
C.
D.
Câu 13. Khi nói về khí lí tưởng, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Các phân tử khí lí tưởng va chạm đàn hồi vào thành bình chứa gây nên áp suất.
B. Các phân tử khí lí tưởng chỉ tương tác với nhau khi va chạm.
C. Thể tích tổng cộng của các phân tử khí lí tưởng có thể bỏ qua.
D. Có thể bỏ qua khối lượng của các phân tử khí lí tưởng khi xét nhiệt độ của khối khí.
Câu 14. Áp suất khí tác dụng lên thành bình càng lớn khi:
A. Các phân tử khí chuyển động càng nhanh, khối lượng và mật độ phân tử khí càng nhỏ
B. Các phân tử khí chuyển động nhiệt càng chậm, khối lượng và mật độ phân tử khí càng nhỏ
C. Các phân tử khí chuyển động càng chậm, khối lượng và mật độ phân tử khí càng lớn
D. Các phân tử khí chuyển động càng nhanh, khối lượng và mật độ phân tử khí càng lớn
Câu 15. Khi tốc độ chuyển động nhiệt trung bình của phân tử khí tăng 4 lần và thể tích khối khí giảm còn một nửa thì áp suất của khối khí tác dụng lên thành bình sẽ
A. giảm 4 lần.
B. tăng 8 lần.
C. tăng 16 lần.
D. tăng 32 lần.
Câu 16. Biết khối lượng của một mol nước là 18 g, và 1 mol có NA = 6,02.1023 phân tử. Số phân tử trong 2 gam nước là
A. 3,24.1024 phân tử.
B. 6,68.1022 phân tử.
C. 1,8.1020 phân tử.
D. 4.1021 phân tử.
Câu 17. Xét một động cơ xăng 4 kì của ô tô. Trong quá trình pit-tông nén hỗn hợp khí (gọi là kì nén), nhiệt độ khí tăng từ 43 °C đến 300 °C, thể tích của khí giảm từ 1,8 lít đến 0,2 lít. Áp suất của khí lúc bắt đầu nén là 90 kPa. Coi hỗn hợp khí như chất khí thuần nhất và tuân theo các định luật chất khí, áp suất hỗn hợp khí ở cuối kì nén là
A. 0,45.106 Pa.
B. 1,47.106 Pa.
C. 1,81.104 Pa.
D. 2,4.106 Pa.
Câu 18. Một bình đầy không khí ở điều kiện chuẩn, được đậy bằng một vật có khối lượng m = 5 kg. Tiết diện của miệng bình là 10 cm3. Tìm áp suất cực đại của không khí trong bình để không khí không đẩy nắp bình lên và thoát ra ngoài. Biết áp suất khí quyển là po = 1 atm, g = 10 m/s2.
A. 6 atm.
B.1,8 atm.
C. 2,0 atm.
D. 1,5 atm.
PHẦN II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1. Từ mô hình động học phân tử và các kết quả thực nghiệm liên quan đến chất khí, các nhà khoa học đã rút ra những đặc điểm chung nhất về chất khí, gọi là thuyết động học phân tử chất khí, gồm những nội dung chính sau:
a) Chất khí gồm tập hợp rất nhiều các phân tử có kích thước lớn so với khoảng cách trung bình giữa chúng
b) Các phân tử khí luôn chuyển động hỗn loạn, không ngừng
c) Nhiệt độ càng cao, các phân tử khí chuyển động càng chậm
d) Trong quá trình chuyển động, các phân tử khí va chạm với thành bình chứa, gây ra áp suất lên thành bình
Câu 2. Trong các phát biểu sau đây về một lượng khí lí tưởng xác định; phát biểu nào là đúng, phát biểu nào là sai?
a) Áp suất của khí tăng lên bằng cách làm tăng nhiệt độ ở thể tích không đổi, tương ứng động năng trung bình của các phân tửđã tăng theo sự tăng nhiệt độ.
b) Khi giữ nhiệt độ không đổi, dù thể tích tăng, áp suất giảm nhưng động năng trung bình của các phân tửvẫn không thay đồi.
c) Khi tốc độ của mỗi phân tửtăng lên gấp đôi, áp suất cũng tăng lên gấp đôi.
d) Khi khối khí giảm nhiệt độ, tương ứng động năng trung bình của các phân tửkhí cũng giảm nhưng giảm chậm hơn sự giảm nhiệt độ.
Câu 3. . Một bình dưỡng khí dùng cho thợ lặn có thể tích chứa không khí , khí trong bình được nén đến . Bình được nối thông khí với một bình khác đang có không khí cùng nhiệt độ, ở áp suất và thể tích . Xét đến khi áp suất hai bình bằng nhau và bằng , nhiệt độ của khí ờ hai bình bằng với nhiệt độ khi chưa nối. Bỏ qua thể tích của phần ống nối hai bình.
a) Thể tích chứa khí tổng cộng của hai bình chứa là khi bỏ qua thể tích của ống nối hai bình chứa khi.
b) Để có áp suất , vẫn giữ nhiệt độ ban đầu, lượng khí (ban đầu ở trong bình dưỡng khi) cần chứa trong bình mới có thể tích là .
c) Áp suất khí trong hai bình sau khi được nối với nhau với điều kiện nhiệt độ bằng nhiệt độ ban đầu là .
d) Khi nối hai bình khí với nhau, do sự chênh lệch áp suất, có một lượng khí từ bình có áp suất lớn hơn chuyển sang bình có áp suất nhỏ hơn, tỉ số khối lượng phần khí chuyển sang và khối lượng tổng cộng của khí trong hai bình, bằng tỉ lệ áp suất ban đầu của bình khác và bình dưỡng khí.
Câu 4. Mô hình khí lí tưởng bỏ qua thể tích của phân tử khí, bỏ qua tương tác của các phân tử khi chưa va chạm và coi va chạm là hoàn toàn đàn hồi, giúp việc mô tả các hiện tượng về chất khí trở nên đơn giản, dễ dàng.
a) Áp suất của khí tăng lên bằng cách làm tăng nhiệt độ ở thể tích không đổi, tương ứng động năng trung bình của các phân tử đã tăng theo sự tăng nhiệt độ.
b) Khi giữ nhiệt độ không đổi, dù thể tích tăng, áp suất giảm nhưng động năng trung bình của các phân tử vẫn không thay đổi.
c) Khi tốc độ của mỗi phân tử tăng lên gấp đôi, áp suất cũng tăng lên gấp đôi.
d) Khi khối khí giảm nhiệt độ, tương ứng động năng trung bình của các phân tử khí cũng giảm nhưng giảm chậm hơn sự giảm nhiệt độ.
PHẦN III. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM YÊU CẦU TRẢ LỜI NGẮN
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6.
Câu 1. Có khí nitrogen đựng trong một xilanh kín. Biết số khối của nitrogen là 28 . Có bao nhiêu gam nitrogen trong xilanh?
Câu 2. Một khối lượng khí lí tưởng xác định có áp suất 2 atm được làm tăng áp suất lên đến 8 atm ở nhiệt độ không đổi thì thể tích biến đổi một lượng là 3 lít. Tính thể tích ban đầu của khối?
Câu 3. Khối khí trong xilanh của một động cơ nhiệt có áp suất là 0,8.105 Pa và nhiệt độ là 50 °C. Sau khi bị nén, thể tích của khí giảm 5 lần còn áp suất tăng lên đến 7.105 Pa. Nhiệt độ của khí ở cuối quá trình nén xấp xỉ bao nhiêu độ C?
Câu 4. Một lượng khí ở trong bình có thể tích không đổi, ở áp suất 20,0 atm và nhiệt độ 25,0 °C. Nếu rút bớt một nửa lượng khí và tăng nhiệt độ khí lên đến 75,0°C, Tính áp suất của lượng khí còn lại trong bình.
Câu 5. Ở nhiệt độ bao nhiêu oC thì các phân tử khí helium có tốc độ trung bình của các phân tử hydrogen ở nhiệt độ 20 oC?
Câu 6. Tính khối lượng riêng của không khi ở đỉnh núi Fansipan (Phan-Xi-Păng) cao 3140m. Biết rằng mỗi khi cao thêm 10,0 m (so với mực nước biển) thì áp suất khí quyển giảm 1,00 mmHg và nhiệt độ trên đỉnh núi là 2,00 °C. Khối lượng riêng của không khí ở điều kiện tiêu chuẩn (áp suất 760 mmHg, nhiệt độ 0 °C) là 1,29 kg/m.
TRƯỜNG THPT ........
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)
MÔN: VẬT LÍ 12 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
--------------------------------------
TRƯỜNG THPT .........
BẢNG NĂNG LỰC VÀ CẤP ĐỘ TƯ DUY
MÔN: VẬT LÍ 12 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Thành phần năng lực | Cấp độ tư duy | ||||||||
PHẦN 1 | PHẦN 2 | PHẦN 3 | |||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | |
Nhận thức vật lí | 7 | 2 | 6 | 1 | 1 | ||||
Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí | 1 | 2 | 2 | 1 | |||||
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học | 1 | 2 | 3 | 2 | 6 | 3 | |||
TỔNG | 9 | 6 | 3 | 6 | 4 | 6 | 1 | 2 | 3 |
TRƯỜNG THPT .........
BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)
MÔN: VẬT LÍ 12 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Nội dung | Cấp độ | Năng lực | Số ý/câu | Câu hỏi | ||||||
Nhận thức vật lí | Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí | Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học | TN nhiều đáp án (số ý) | TN đúng sai (số ý) | TN ngắn (số câu) | TN nhiều đáp án (số ý) | TN đúng sai (số ý) | TN ngắn (số câu) | ||
CHƯƠNG 1: VẬT LÍ NHIỆT | ||||||||||
Bài 5. Thuyết động học phân tử chất khí | Nhận biết | - Nhận biết được đặc điểm của chất khí - Nhận biết được mô hình chuyển động Brown | - Giải thích được một số trường hợp liên quan đến thuyết động học phân tử chất khí | Tính được khối lượng mol của phân tử chất khí | 4 | 4 | C1 C2 C3 C4 | C1a C1b C1c C1d | C1 | |
Thông hiểu | - Xác định được khi nhiệt độ tăng thì khối lượng phân tử, nguyên tử cấu tạo các chất tăng lên | Xác định được các chuyển động không được coi là chuyển động Brown | 2 | 1 | C5 C6 | |||||
Vận dụng | Vận dụng thuyết động học phân tử chất khí để giải thích các hiện tượng trong thực tế | 1 | C16 | |||||||
Bài 6. Định luật Boyle. Định luật Charles | Nhận biết | Nhận biết được theo định luật Boyle: áp suất của một khối lượng khí xác định tỷ lệ nghịch với thể tích của nó | 1 | 1 | C7 | |||||
Thông hiểu | Xác định được Khi một lượng khí lí tưởng xác định dãn nở đẳng nhiệt thì mật độ phân tử khí sẽ giảm tỉ lệ thuận với áp suất. - Biết được khối lượng khí và nhiệt độ khí được giữ không đồi theo định luật Boyle | 2 | C8 C9 | C2 | ||||||
Vận dụng | ||||||||||
Bài 7. Phương trình trạng thái của khí lí tưởng | Nhận biết | Nhận biết được Phương trình trạng thái khí lý tưởng và hằng số khí lí tưởng - Nêu được biểu thức quá trình biến đổi đẳng tích của một khối lượng khí lí tưởng xác định | 3 | C10 C11 C12 | ||||||
Thông hiểu | Phân biệt được quá trình đẳng tích trong các hiện tượng thực tế - Dựa vào phương trình trạng thái khí lí tưởng để giải thích một số bài tập | Tính được áp suất không khí trong lốp xe | 1 | 2 | 1 | C13 | C2a C2b | C3 | ||
Vận dụng | Dựa vào phương trình trạng thái khí lí tưởng để giải một số bài tập liên quan | 2 | 4 | 1 | C17 C18 | C3a C3b C3c C3d C2c C2d | C4 | |||
Bài 8. Áp suất – Động năng của phân tử khí | Nhận biết | Dựa vào công thức tính áp suất chất khí từ mô hình động học phân tử khí để phân biệt nhận định đúng/ sai | 1 | 2 | C14 | C4a C4b | ||||
Thông hiểu | Vận dụng kiến thức về áp suất và động năng của phân tử khí để giải một số bài tập đơn giản | 1 | 2 | 1 | C15 | C4c C4d | C5 | |||
Vận dụng | Tính được động năng tịnh tiến trung bình của một phân tử | 1 | C6 |