Đề thi giữa kì 1 vật lí 12 chân trời sáng tạo (Đề số 2)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Vật lí 12 chân trời sáng tạo Giữa kì 1 Đề số 2. Cấu trúc đề thi số 2 giữa kì 1 môn Vật lí 12 chân trời này bao gồm: trắc nghiệm nhiều phương án, câu hỏi Đ/S, câu hỏi trả lời ngắn, hướng dẫn chấm điểm, bảng năng lực - cấp độ tư duy, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án vật lí 12 chân trời sáng tạo
SỞ GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THPT………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
VẬT LÍ 12 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 50 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
PHẦN I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án đúng.
Câu 1. Ở thể rắn, các phân tử có đặc điểm gì về hình dạng và thể tích?
A. Có hình dạng xác định nhưng không có thể tích xác định.
B. Có thể tích xác định nhưng không có hình dạng xác định.
C. Có thể tích và hình dạng riêng xác định.
D. Không có hình dạng và thể tích riêng.
Câu 2. Để giải thích các hiện tượng nhiệt quan sát được các nhà khoa học đã đưa ra mô hình nào?
A. Mô hình động học phân tử.
B. Mô hình vật chất.
C. Mô hình nguyên tử Rutherford.
D. Mô hình toán học.
Câu 3. Ở thể khí, các phân tử chuyển động như thế nào?
A. Chỉ dao động quanh vị trí cân bằng cố định.
B. Dao động quanh vị trí cân bằng luôn luôn thay đổi.
C. Chuyển động hỗn loạn.
D. Chuyển động rất chậm.
Câu 4. Lực tương tác giữa các phân tử là
A. lực đẩy.
B. lực hút.
C. lực hút và lực đẩy.
D. lực kéo.
Câu 5. Chất nào sau đây có khả năng chuyển trực tiếp từ thể rắn sang thể hơi khi nó nhận nhiệt?
A. Đá khô.
B. Thanh sôcôla.
C. Miếng sắt.
D. Mảnh nhựa.
Câu 6. Kết luận nào dưới đây không đúng với thể lỏng?
A. Khoảng cách giữa các phân tử xa nhau.
B. Sự sắp xếp của các phân tử kém trật tự.
C. Các phân tử dao động quanh vị trí cân bằng luôn luôn thay đổi.
D. Các phân tử chuyển động hỗn loạn.
Câu 7. Khi cho hai vật chênh lệch nhiệt độ tiếp xúc nhau, năng lượng nhiệt luôn truyền:
A. Từ vật có nhiệt độ thấp hơn sang vật có nhiệt độ cao hơn
B. Từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn
C. Từ vật có khối lượng thấp hơn sang vật có khối lượng cao hơn
D. Từ vật có khối lượng cao hơn và vật có khối lượng thấp hơn
Câu 8.Nhiệt kế thủy ngân hoạt động dựa trên hiện tượng nào?
A. Sự dãn nở vì nhiệt của chất lỏng
B. Sự phụ thuộc điện trở của vật theo nhiệt độ
C. Sự dãn nở vì nhiệt của chất khí
D. Sự cảm biến hồng ngoại
Câu 9. Kết luận nào sau đây không đúng với thang nhiệt độ Celsius?
A. Kí hiệu của nhiệt độ là t
B. Đơn vị đo nhiệt độ là 0C
C. Chọn mốc nhiệt độ nước đá đang tan ở áp suất 1 atm là
D. 10C tương ứng với 273 K
Câu 10. Nội năng của một vật
A. là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
B. không phụ thuộc vào nhiệt độ của vật, chỉ phụ thuộc vào thể tích của vật.
C. không phụ thuộc vào thể tích của vật, chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ của vật.
D. phụ thuộc cả thể tích và nhiệt độ của vật.
Câu 11. Biểu thức nào sau đây mô tả định luật 1 của nhiệt động lực học?
A. U = A + Q. B. U = A - Q.
C. ∆U = A + Q. D. ∆U = A - Q.
Câu 12. Công thức tính nhiệt lượng là
A. Q = m.c.(T2 – T1) B. Q = c. (T2 – T1)
C. Q = m. (T2 – T1) D. Q = m.c
Câu 13. Trường hợp nào sau đây nội năng của vật bị biến đổi không phải do truyền nhiệt?
A. Chậu nước để ngoài trời nắng sau một lúc thì nóng lên.
B. Gió mùa đông bắc tràn về làm cho không khí lạnh đi.
C. Xoa hai bàn tay vào nhau khi trời lạnh.
D. Cho miếng kim loại nóng lên bằng cách cho nó tiếp xúc với nguồn nhiệt.
Câu 14. Từ công thức gần đúng xác định nhiệt dung riêng của nước , thí nghiệm đo nhiệt dung riêng của nước không sử dụng dụng cụ nào dưới đây?
A. Biến thế nguồn. B. Nhiệt lượng kế.
C. Cân điện tử. D. Máy phát tần số.
Câu 15. Sắp xếp các nội dung sau theo trình tự các bước tiến hành thí nghiệm đo nhiệt dung riêng của nước theo công thức
(1) Dùng cân đo khối lượng của nhiệt lượng kế.
(2) Đổ nước vào nhiệt lượng kế.
(3) Cân khối lượng của nhiệt lượng kế và nước.
(4) Mắc nhiệt lượng kế vào nguồn điện, bật công tắc để cho dòng điện chạy vào nhiệt lượng kế, dùng que khuấy khuấy nhẹ nhàng, liên tục để nước trong nhiệt lượng kế nóng đều.
(5) Đo nhiệt độ ban đầu T0 của nhiệt lượng kế và nước.
A. (1) → (2) → (3) → (4) → (5).
B. (1) → (2) → (3) → (5) → (4).
C. (2) → (3) → (1) → (4) → (5).
D. (5) → (2) → (3) → (1) → (4).
Câu 16. Biết nhiệt nóng chảy riêng của thiếc là 0,61.105 J/kg. Nhiệt lượng cần cung cấp cho một cuộn thiếc hàn có khối lượng 800 g nóng chảy hoàn toàn ở nhiệt độ nóng chảy là
A. 48 800 J. B. 4 880 J. C. 4,88.107 J. D. 76 250 J.
Câu 17. Khi truyền nhiệt Q cho khối khí trong một xilanh hình trụ thì khí dãn nở đẩy pit – tông làm thể tích của khối khí tăng thêm 7 lít. Biết áp suất của khối khí là 3.105 Pa và không đổi trong quá trình khí dãn nở. Độ lớn công của khối khí thực hiện là:
A. 1 000J B. 1 200 J C. 2 100 J D. 2 200J
Câu 18. Nếu thực hiện công để nén khí trong một xilanh thì khí truyền ra môi trường xung quanh nhiệt lượng . Xác định độ thay đổi nội năng của khí trong xilanh.
A. . B. . C. . D. .
PHẦN II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1. Trong các phát biểu sau đây về sự bay hơi và sự sôi của chất lỏng, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai?
a) Sự bay hơi là sự hóa hơi xảy ra ở mặt thoáng của khối chất lỏng
b) Sự hóa hơi xảy ra ở cả mặt thoáng và trong lòng chất của khối chất lỏng khi chất lỏng sôi
c) Sự bay hơi diễn ra chỉ ở một số nhiệt độ nhất định
d) Sự sôi diễn ra ở nhiệt độ sôi
Câu 2. Thông thường, nhiệt kế thuỷ ngân thường dùng để đo thân nhiệt có phạm vi đo từ 35 °C đến 42 °C. Trong mỗi phát biểu sau, em hãy chọn đúng hoặc sai.
a) Vì đó là giới hạn tối đa trong sự dãn nở vì nhiệt của thuỷ ngân.
b) Vì thân nhiệt bình thường của con người nằm trong khoảng này.
c) Vì nhiệt độ cao hơn 42 °C thì thể tích thuỷ ngân biến thiên không còn tuyến tính.
d) Vì nhiệt độ thấp hơn 35 °C thì thể tích thuỷ ngân biến thiên không còn tuyến tính.
Câu 3. Cung cấp nhiệt lượng 1,5 J cho một khối khí trong một xilanh đặt nằm ngang. Chất khí nở ra đẩy pít-tông đi một đoạn 0,6 cm. Biết lực ma sát giữa pít-tông và xilanh có độ lớn là 20 N, diện tích tiết diện của pít-tông là 1 cm2. Coi pít-tông chuyển động thẳng đều.
a) Công của khối khí thực hiện là 1,2 J.
b) Độ biến thiên nội năng của khối khí là 0,5 J.
c) Trong quá trình dãn nở, áp suất của chất khí là 2.105 Pa.
d) Thể tích trong xilanh tăng 6 lít.
Câu 4. Trong mỗi phát biểu sau, em hãy chọn đúng hoặc sai khi thực hiện thí nghiệm đo nhiệt hoá hơi riêng của nước sử dụng ấm đun siêu tốc.
a) Công thức tính nhiệt hoá hơi riêng của nước là (với P là công suất của ấm đun, ∆m là khối lượng nước bị bay hơi sau thời gian t).
b) Điện áp sử dụng cho ấm đun không ảnh hưởng đến sai số của phép đo.
c) Sử dụng cân điện tử đo chính xác khối lượng nước sôi còn lại trong ấm tại các thời điểm khác nhau.
d) Sử dụng đồng hồ đo thời gian để đo thời gian đun nước.
PHẦN III. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM YÊU CẦU TRẢ LỜI NGẮN
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6.
Câu 1. Người ta sử dụng một nhiệt kế thuỷ ngân dùng thang nhiệt độ Celsius đo được khoảng cách từ vạch 20 °C đến vạch 32 °C là 1,5 cm. Tính khoảng cách từ vạch 14 °C đến vạch 50 °C trên nhiệt kế này.
Câu 2. Một ấm nhôm khối lượng 650 g chứa 2 kg nước ở nhiệt độ 23 °C được đun nóng bằng một bếp điện có công suất không đổi và có 80% nhiệt lượng do bếp cung cấp được dùng vào việc đun nóng ấm nước. Sau 40 phút thì có 400 g nước đã hoá hơi ở 100 °C. Biết nhiệt dung riêng của nước và của nhôm lần lượt là 4 200 J/kg.K và 880 J/kg.K. Nhiệt hoá hơi riêng của nước ở 100 °C là 2,3.106 J/kg. Tính công suất cung cấp nhiệt của bếp điện.
Câu 3. Tính nhiệt lượng cần cung cấp để chuyển hoàn toàn 5 kg nước ở 100 °C thành hơi ở cùng nhiệt độ. Biết nhiệt hoá hơi riêng của nước là 2,3.106 J/kg.
Câu 4. Đồ thị ở Hình 1.2 biểu diễn sự phụ thuộc nhiệt độ của khối băng theo nhiệt lượng cung cấp. Dựa vào đồ thị, hãy tính khối lượng khối băng. Biết nhiệt nóng chảy riêng của băng ở 0 °C là 3,34.105 J/kg.
Câu 5. Một ấm đun siêu tốc có phần thân ấm làm bằng thép không gỉ có khối lượng 0,5 kg, đang chứa 1,8 lít nước ở 25 °C. Biết nhiệt dung riêng của thép và nước lần lượt là 460 J/kg.K và 4 180 J/kg.K. Tính nhiệt lượng cần cung cấp để đun ấm nước đến khi sôi ở 100 °C.
Câu 6. Trong thí nghiệm đo nhiệt hoá hơi riêng của nước sử dụng ấm đun siêu tốc, một bạn học sinh thu được khối lượng nước còn lại trong ấm m (g) theo thời gian t (s) kể từ lúc khối lượng nước trong bình là m0 = 300,00 g như bảng dưới đây. Biết công suất ấm đun khi đó là PP = 1 500 W
.
Tính giá trị trung bình nhiệt hoá hơi riêng của nước.
TRƯỜNG THPT ........
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)
MÔN: VẬT LÍ 12 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
………………………………….
TRƯỜNG THPT .........
BẢNG NĂNG LỰC VÀ CẤP ĐỘ TƯ DUY
MÔN: VẬT LÍ 12 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Thành phần năng lực | Cấp độ tư duy | ||||||||
PHẦN 1 | PHẦN 2 | PHẦN 3 | |||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | |
Nhận thức vật lí | 7 | 2 | 6 | 1 | 1 | ||||
Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí | 1 | 2 | 2 | 1 | |||||
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học | 1 | 2 | 3 | 2 | 6 | 3 | |||
TỔNG | 9 | 6 | 3 | 6 | 4 | 6 | 1 | 2 | 3 |
TRƯỜNG THPT .........
BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)
MÔN: VẬT LÍ 12 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Nội dung | Cấp độ | Năng lực | Số ý/câu | Câu hỏi | ||||||
Nhận thức vật lí | Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí | Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học | TN nhiều đáp án (số ý) | TN đúng sai (số ý) | TN ngắn (số câu) | TN nhiều đáp án (số ý) | TN đúng sai (số ý) | TN ngắn (số câu) | ||
CHƯƠNG 1: VẬT LÍ NHIỆT | ||||||||||
Bài 1. Sự chuyển thể | Nhận biết | - Nêu được sơ lược đặc điểm về hình dạng và thể tích của các phân tử ở thể rắn. - Nhận biết được mô hình động học phân tử giúp giải thích các hiện tượng nhiệt quan sát được - Nêu được đặc điểm chuyển động của các phân tử ở thể khí - Nêu được lực tương tác giữa các phân tử | Xác định được sơ lược một số hiện tượng vật lí liên quan đến sự hóa hơi | Xác định được nhiệt lượng cần cung cấp trong các bài tập đơn giản | 4 | 4 | 1 | C1 C2 C3 C4 | C1a C1b C1c C1d | C3 |
Thông hiểu | - Trình bày được nội dung của sự chuyển thể. | - Xác định được kết luận không đúng với các chất ở thể lỏng | - Giải được bài tập liên quan đến sự nóng chảy | 2 | 1 | C5 C6 | C4 | |||
Vận dụng | - Giải được bài tập liên quan đến sự chuyển thể | 1 | C16 | |||||||
Bài 2. Thang nhiệt độ | Nhận biết | - Nhận biết được chiều truyền năng lượng nhiệt giữa hai vật chênh lệch nhiệt độ tiếp xúc nhau. | 1 | 1 | C7 | C1 | ||||
Thông hiểu | - Xác định được nguyên lí hoạt động của nhiệt kế thuỷ ngân | - Xác định được kết luận không đúng với thang nhiệt độ Celsius | Giải thích được phạm vi đo nhiệt độ thân nhiệt được sử dụng trong nhiệt kế thủy ngân | 2 | 4 | C8 C9 | C2a C2b C2c C2d | |||
Vận dụng | ||||||||||
Bài 3. Nội năng. Định luật 1 của nhiệt động lực học | Nhận biết | - Nêu được khái niệm nội năng của một vật - Nêu được biểu thức mô tả định luật 1 của nhiệt động lực học - Nêu được biểu thức xác định nhiệt lượng | 3 | C10 C11 C12 | ||||||
Thông hiểu | - Xác định được trường hợp nội năng của vật bị biến đổi không phải do truyền nhiệt | 1 | C13 | |||||||
Vận dụng | - Vận dụng được định luật I của nhiệt động lực học trong một số trường hợp. - Xác định được công của khối khí và thể tích trong xilanh. - Vận dụng và xác định được độ biến thiên nội năng. | 2 | 4 | 2 | C17 C18 | C3a C3b C3c C3d | C2 C5 | |||
Bài 4. Thực hành đo nhiệt dung riêng, nhiệt nóng chảy riêng, nhiệt hóa hơi riêng | Nhận biết | - Xác định được dụng cụ không sử dụng trong thí nghiệm đo nhiệt dung riêng của nước | 1 | C14 | ||||||
Thông hiểu | - Nêu được công thức tính nhiệt hóa hơi riêng của nước - Nhận biết được các dụng cụ sử dụng trong thí nghiệm đo nhiệt hóa hơi riêng của nước | - Sắp xếp được các nội dung theo trình tự các bước tiến hành thí nghiệm đo nhiệt dung riêng của nước | 1 | 4 | C15 | C4a C4b C4c C4d | ||||
Vận dụng | - Giải được bài tập liên quan đến thí nghiệm đo nhiệt hóa hơi của nước | 1 | C6 |