Đề thi cuối kì 2 hoá học 6 kết nối tri thức (Đề số 3)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra hoá học 6 kết nối tri thức cuối kì 2 đề số 3. Cấu trúc đề thi số 3 cuối kì 2 môn hoá học 6 kết nối tri thức này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

PHÒNG GD & ĐT ……..                                                            Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG THCS……..                                                              Chữ kí GT2: ...........................                                       

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2021 - 2022

Môn: Hóa học               Lớp: 6

Họ và tên: …………………………………………………. Lớp:  ………………..

Số báo danh: ……………………………………………….Phòng KT:…………..

Mã phách

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

"

Điểm bằng số

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

  1. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Khi cho bột mì vào nước và khuấy đều, ta thu được:

  1. Dung dịch.                           B. Huyền phù.
  2. Dung môi.                            D. Nhũ tương.

Câu 2. Cho các vật thể: áo sơ mi, bút chì, đôi giày, viên kim cương. Vật thể chỉ chứa một chất duy nhất là

  1. Viên kim cương.                 B. Áo sơ mi.                                         
  2. Bút chì. D. Đôi giày.

Câu 3. Điền vào chỗ trống trong nhận định sau: Khi pha muối vào nước ta thu được hỗn hợp…

  1. Không đồng nhất.               B. Đồng nhất.                    
  2. Không hoà tan.                   D. Hoà tan.

Câu 4. Khi sử dụng ấm để đun sôi nước suối hoặc nước máy thì sau một thời gian sử dụng sẽ xuất hiện nhiều cặn trắng bám vào bên trong ấm. Cho biết: Làm thế nào để có thể làm sạch cặn trong ấm?

  1. Dùng dao hoặc đồ vật bằng kim loại để cạo đi lớp cặn.                               
  2. Dùng nước rửa chén bát để cọ.
  3. Dùng nuớc nóng để cặn tan ra.
  4. Dùng giấm, nước chanh để ngâm ấm.

Câu 5. Phương pháp chiết là:

  1. Sự tách chất dựa vào sự khác nhau về kích thước hạt.
  2. Sự tách chất dựa vào sự khác nhau ở mức độ nặng nhẹ.
  3. Sự tách chất dựa vào sự khác nhau về tính bay hơi.
  4. Sự tách chất dựa vào sự khác nhau về khả năng tan trong các dung môi khác nhau.

Câu 6. Tác dụng chủ yếu của việc đeo khẩu trang là gì?

  1. Tách oxygen ra khỏi không khí hít vào.
  2. Tách khí carbon dioxide ra khỏi không khí hít vào. 
  3. Tách khói bụi ra khỏi không khí hít vào.
  4. Tách hơi nước ra khỏi không khí hít vào.

Câu 7. Hỗn hợp nào dưới đây có thể tách riêng các chất khi cho hỗn hợp vào nước, sau đó khuấy kĩ và lọc?

  1. Bột đá vôi và muối ăn.                           B. Bột sắt và muối ăn.
  2. Đường và muối.                                      D. Giấm và rượu.

Câu 8. Bạn Hà muốn tách riêng một hỗn hợp gồm cát và muối. Các hình vẽ dưới đây mô tả các bước tiến hành của bạn nhưng chưa đúng thứ tự.

Chất rắn còn lại trên giấy lọc ở các bước E,F lần lượt là:

  1. Bay hơi muối.                               B. Bay hơi nước.
  2. Bay hơi cát. D. Tất cả các phương án trên.
  1. PHẦN TỰ LUẬN: (6 điểm)

Câu 1. (2,5 điểm)

  1. a) Nêu khái niệm chất tinh khiết, hỗn hợp? Cho ví dụ?
  2. b) Không khí là hỗn hợp đồng nhất hay không đồng nhất? Kể tên thành phần các chất có trong không khí?

Câu 2. (2,0 điểm):

  1. Lõi bông gòn trong máy lọc nước có tác dụng gì?
  2. Nước giếng khoan thường lẫn nhiều tạp chất. Để tách bỏ tạp chất, người dân cho vào nước giếng khoan vào bể lọc, đáy bể lót các lớp cát mịn, sỏi và than củi. Nước chảy qua các lớp này sẽ trong hơn. Nêu tác dụng của các lớp lót?

Câu 3. (1,5 điểm): Gia đình bạn M đang sử dụng nước giếng khoan để sinh hoạt. Khi chưa có máy lọc nước thì sau một thời gian dùng, ở thanh đốt của bình nóng lạnh thấy xuất hiện nhiều cặn trắng bám vào. Cho biết:

  1. Nước giếng khoan có phải nước tinh khiết không?
  2. Tại sao khi nhà M dùng máy lọc nước rồi mới sử dụng bình nóng lạnh thì thanh đốt ít bị đóng cặn hơn?
  3. Chúng ta cần phải làm gì để làm sạch cặn bám ở thanh đốt của bình nóng lạnh?

BÀI LÀM

................................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................................

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi hóa học 6 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay