Đề thi cuối kì 2 Tiếng Việt 5 cánh diều (Đề số 1)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Tiếng Việt 5 cánh diều Cuối kì 2 Đề số 1. Cấu trúc đề thi số 1 học kì 2 môn Tiếng Việt 5 cánh diều này bao gồm: kt đọc thành tiếng, đọc hiểu, luyện từ và câu, tập làm văn, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án tiếng Việt 5 cánh diều
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG TH………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2
TIẾNG VIỆT 5 – CÁNH DIỀU
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
✂
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
A. PHẦN TIẾNG VIỆT (10,0 điểm)
1. Đọc thành tiếng (3,0 điểm)
Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng HS.
Nội dung kiểm tra: Các bài đã học từ chủ điểm 5 đến chủ điểm 6, giáo viên ghi tên bài, số trang vào phiếu, gọi HS lên bốc thăm và đọc thành tiếng. Mỗi HS đọc một đoạn văn, thơ khoảng 100 tiếng/phút (trong bài bốc thăm được) sau đó trả lời một câu hỏi về nội dung của đoạn đọc do giáo viên nêu.
2. Đọc hiểu văn bản kết hợp tiếng Việt (7,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi (3,0 điểm)
Công việc đầu tiên
Một hôm, anh Ba Chẩn gọi tôi vào trong buồng đúng cái nơi anh giao việc cho ba tôi ngày trước. Anh lấy từ mái nhà xuống bó giấy lớn, rồi hỏi tôi:
- Út có dám rải truyền đơn không?
Tôi vừa mừng vừa lo, nói:
- Được, nhưng rải thế nào anh phải chỉ vẽ, em mới làm được chớ!
Anh Ba cười, rồi dặn dò tôi tỉ mỉ. Cuối cùng, anh nhắc:
- Rủi địch nó bắt em tận tay thì em một mực nói rằng có một anh bảo đây là giấy quảng cáo thuốc. Em không biết chữ nên không biết giấy gì.
Nhận công việc vinh dự đầu tiên này, tôi thấy trong người cứ bồn chồn, thấp thỏm. Đêm đó, tôi ngủ không yên, lục đục dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn. Khoảng ba giờ sáng, tôi giả đi bán cá như mọi hôm. Tay tôi bê rổ cá, còn bó truyền đơn thì giắt trên lưng quần. Tôi rảo bước và truyền đơn cứ từ từ rơi xuống đất. Gần tới chợ thì vừa hết, trời cũng vừa sáng tỏ.
Độ tám giờ, nhân dân xì xào ầm lên: “Cộng sản rải giấy nhiều quá!”
Mấy tên lính mã tà hớt hải xách súng chạy rầm rầm.
Về đến nhà, tôi khoe ngay kết quả với anh Ba. Anh tôi khen:
- Út khá lắm, cứ làm như vậy rồi quen, em ạ!
Lần sau, anh tôi lại giao rải truyền đơn tại chợ Mỹ Lồng. Tôi cũng hoàn thành. Làm được một vài việc, tôi bắt đầu ham hoạt động. Tôi tâm sự với anh Ba: Em chỉ muốn làm thật nhiều việc cho Cách mạng. Anh cho em thoát li hẳn nghe anh!
(Theo Hồi ký của bà Nguyễn Thị Định)
Câu 1 (0,5 điểm). Công việc đầu tiên mà anh Ba Chẩn giao cho nhân vật "tôi" trong đoạn văn là gì?
A. Bán cá ở chợ.
B. Rải truyền đơn.
C. Giấu truyền đơn.
D. Nói chuyện với lính.
Câu 2 (0,5 điểm). Nhân vật "tôi" đã giấu truyền đơn ở đâu khi đi rải?
A. Trong rổ cá.
B. Trên lưng quần.
C. Trong túi áo.
D. Trong người.
Câu 3 (0,5 điểm). Thời điểm nhân vật "tôi" bắt đầu đi rải truyền đơn là khi nào?
A. Buổi trưa.
B. Buổi chiều.
C. Nửa đêm.
D. Khoảng ba giờ sáng.
Câu 4 (0,5 điểm). Theo hướng dẫn của anh Ba Chẩn, nếu bị bắt, nhân vật Út sẽ nói gì?
A. Nói thật về việc rải truyền đơn.
B. Nói là không biết gì.
C. Nói là giấy quảng cáo thuốc.
D. Từ chối trả lời.
Câu 5 (0,5 điểm). Sau khi thấy giấy truyền đơn, phản ứng của mọi người và lính là gì?
A. Mọi người tỉnh bơ, không ai để ý.
B. Mọi người xì xào và lính hốt hoảng chạy.
C. Mọi người vui mừng.
D. Không ai phát hiện ra.
Câu 6 (0,5 điểm). Qua câu chuyện trên, em thấy nhân vật tôi là người như thế nào?
A. Dũng cảm và mưu trí.
B. Cẩu thả và bất cẩn.
C. Nhút nhát và cẩu thả.
D. Kĩ tính và quyết đoán.
Luyện từ và câu (4,0 điểm)
Câu 7 (2,0 điểm). Đọc đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi.
Bên hàng xóm tôi có cái hang của Dế Choắt. Dế Choắt là tên tôi đã đặt cho nó một cách chế giễu và trịch thượng thế. Choắt nọ có lẽ cũng trạc tuổi tôi. Nhưng vì Choắt bẩm sinh yếu đuối nên tôi coi thường và gã cũng sợ tôi lắm.
(Tô Hoài)
a. Từ nào được lặp lại ở các câu trong đoạn văn trên?
.....................................
b. Việc lặp lại từ đó có tác dụng gì?
.....................................
Câu 8 (2,0 điểm). Mỗi từ in đậm trong đoạn văn dưới đây thay thế cho từ ngữ nào? Nêu tác dụng của việc thay thế từ ngữ trong đoạn văn.
Cánh đồng cỏ của cao nguyên Gia Lai, Đắk Lắk vào mùa mưa có rất nhiều hồ nước. Đó là những vạt đất trũng, phơi nắng suốt mấy tháng mùa khô. Bước vào mùa mưa, chúng trở thành những hồ nước đầy ăm ắp như những chiếc gương lớn.
(Theo Thiên Lương)
.....................................
B. PHẦN VIẾT - TẬP LÀM VĂN (10,0 điểm)
Câu 9 (2,0 điểm). Chính tả nghe – viết: GV cho HS viết một đoạn trong bài “Bài ca Trái Đất” (SGK TV5, Cánh diều – Trang 74) Từ đầu cho đến… Màu hoa nào cũng quý, cũng thơm.
Câu 10 (8,0 điểm). Em hãy kể sáng tạo một câu chuyện cổ tích mà em đã đọc, đã nghe bằng cách đóng vai nhân vật.
Bài làm
.....................................
.....................................
.....................................
TRƯỜNG TH .........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HK2 (2024 - 2025)
MÔN: TIẾNG VIỆT 5 – CÁNH DIỀU
STT | Mạch kiến thức, kĩ năng | Số câu và số điểm | Mức 1 Nhận biết | Mức 2 Thông hiểu | Mức 3 Vận dụng | Tổng | |||||||
TN | TL | HT khác | TN | TL | HT khác | TN | TL | TN | TL | HT khác | |||
1 | Đọc thành tiếng | 1 câu: 3 điểm | |||||||||||
2 | Đọc hiểu + Luyện từ và câu | Số câu | 2 | 0 | 0 | 3 | 1 | 0 | 1 | 1 | 6 | 2 | 0 |
Câu số | 1,2 | 0 | 0 | 3,5,6 | 7 | 0 | 4 | 8 | C1,2,3,4,5,6 | C7,8 | 0 | ||
Số điểm | 1 | 0 | 0 | 1 | 2 | 0 | 0.5 | 2 | 3 | 4 | 0 | ||
Tổng | Số câu: 8 Số điểm: 7 | ||||||||||||
3 | Viết | Số câu | 0 | 1 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 1 | 0 | 2 | 0 |
Câu số | 0 | 9 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 10 | 0 | C9,10 | 0 | ||
Số điểm | 0 | 2 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 8 | 0 | 0 | |||
Tổng | Số câu: 2 Số điểm: 10 |
TRƯỜNG TH .........
BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HK2 (2024 – 2025)
MÔN: TIẾNG VIỆT 5 – CÁNH DIỀU
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TL (số ý) | TN (số câu) | TL (số ý) | TN (số câu) | |||
A. TIẾNG VIỆT | ||||||
TỪ CÂU 1 – CÂU 6 | 6 | |||||
1. Đọc hiểu văn bản | Nhận biết | - Xác định được công việc đầu tiên mà anh Ba Chẩn giao cho nhân vật tôi. - Xác định được nơi mà nhân vật tôi giấu truyền đơn. | 2 | C1,2 | ||
Thông hiểu | - Xác định được thời điểm nhân vật tôi bắt đầu đi rải truyền đơn. - Nắm được phản ứng của mọi người và lính khi thấy giấy truyền đơn được rải khắp nơi. - Qua câu chuyện hiểu được tính cách và con người của nhân vật tôi. | 3 | C3,5,6 | |||
Vận dụng | - Xác định được lời nói của nhân vật Út nếu bị địch bắt. | 1 | C4 | |||
CÂU 7 – CÂU 8 | 2 | |||||
2. Luyện từ và câu | Nhận biết | - Tìm được từ ngữ lặp lại trong đoạn văn và nêu được tác dụng của nó. | 1 | C7 | ||
Thông hiểu | - Tìm được từ ngữ thay thế trong đoạn văn và hiểu tác dụng của nó. | 1 | C8 | |||
B. TẬP LÀM VĂN | ||||||
CÂU 9 – CÂU 10 | 2 | |||||
3. Luyện viết bài văn | Vận dụng | Chính tả nghe và viết | 1 | C9 | ||
- Nắm được bố cục của bài văn kể chuyện sáng tạo (Mở bài – Thân bài – Kết bài). - Đóng vai nhân vật kể lại được câu chuyện cổ tích mà em đã đọc, đã nghe. - Vận dụng được các kiến thức đã học để viết được bài văn kể chuyện sáng tạo. - Bài viết sử dụng ngôi thứ nhất xưng “tôi”, lời kể sinh động, giàu cảm xúc, có sáng tạo trong cách viết bài. | 1 | C10 |