Đề thi giữa kì 1 Công nghệ 12 Điện - Điện tử Kết nối tri thức (Đề số 2)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Công nghệ 12 - Công nghệ Điện - Điện tử kết nối tri thức Giữa kì 1 Đề số 2. Cấu trúc đề thi số 2 giữa kì 1 môn Công nghệ 12 kết nối này bao gồm: trắc nghiệm nhiều phương án, câu hỏi Đ/S, hướng dẫn chấm điểm, bảng năng lực - cấp độ tư duy, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án Công nghệ 12 Điện - điện tử kết nối tri thức
SỞ GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THPT………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
CÔNG NGHỆ ĐIỆN – ĐIỆN TỬ 12 – KẾT NỐI TRI THỨC
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 50 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
PHẦN I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án đúng.
Câu 1: Kĩ thuật điện là ngành
A. kĩ thuật. B. chế tạo. C. gia công. D. tái chế.
Câu 2. Mục tiêu của sản xuất điện là
A. tạo ra điện từ việc chuyển đổi các dạng năng lượng khác nhau thành năng lượng điện.
B. đưa điện từ nguồn (nhà máy điện) tới nơi tiêu thụ thông qua lưới điện.
C. nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, sử dụng các thiết bị điện và các bộ điều khiển để biến đổi điện năng thành các dạng năng lượng khác phục vụ sản xuất và đời sống.
D. nghiên cứu, chế tạo các loại vật liệu composite thích hợp để làm dây dẫn điện.
Câu 3. Phát triển sản xuất điện năng từ nguồn năng lượng tái tạo nhằm
A. quản trị tối ưu việc truyền dẫn, phân phối, sử dụng điện năng; phát triển các hệ thống dự trữ năng lượng điện.
B. giảm phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, giảm phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực sản xuất điện.
C. tạo các thiết bị điện có hiệu suất cao hơn, tiết kiệm năng lượng hơn và thân thiện với môi trường.
D. tăng khả năng quản lí, giám sát sản xuất; tăng năng suất, giảm chi phí.
Câu 4. Sản phẩm của công việc thiết kế là
A. các bản vẽ sơ đồ mạch điện
B. các tài liệu kĩ thuật mô tả hệ thống điện
C. các bản vẽ sơ đồ mạch điện và các tài liệu kĩ thuật mô tả hệ thống điện
D. các bản vẽ sơ đồ mạch điện hoặc các tài liệu kĩ thuật mô tả hệ thống điện.
Câu 5. Nhiệm vụ của kĩ sư điện
A. nghiên cứu, tư vấn và thiết kế hệ thống điện, thiết bị điện
B. hỗ trợ nghiên cứu và phát triển các các thiết bị điện
C. thiết kế hệ thống điện và mạch điện có độ phức tạp thấp
D. lắp đặt hệ thống điện cho các hộ gia đình
Câu 6. Vai trò của kĩ thuật điện là
A. cung cấp hệ thống điện, thiết bị điện cho các ngành kinh tế, công nghiệp, mĩ thuật, nông nghiệp
B. cung cấp hệ thống điện, thiết bị điện cho các ngành kinh tế, công nghiệp, cơ sở hạ tầng và cuộc sống hàng ngày của chúng ta
C. cung cấp hệ thống điện, thiết bị điện cho cuộc sống hàng ngày của chúng ta
D. cung cấp hệ thống điện, thiết bị điện cho các ngành thuộc lĩnh vực kinh tế, chính trị
Câu 7. Dòng điện xoay chiều ba pha là
A. hệ thống ba dòng điện xoay chiều có cùng tần số, cùng biên độ và có góc pha lệch nhau 120o giữa các pha.
B. hệ thống ba dòng điện xoay chiều có cùng tần số, khác biên độ và có góc pha lệch nhau 120o giữa các pha.
C. hệ thống ba dòng điện xoay chiều có cùng tần số, cùng biên độ và có góc pha lệch nhau 60o giữa các pha.
D. hệ thống ba dòng điện xoay chiều có cùng tần số, khác biên độ và có góc pha lệch nhau 60o giữa các pha.
Câu 8. Dòng điện xoay chiều một pha là
A. dòng điện biến thiên tuần hoàn theo dạng hình sin
B. dòng điện có đồ thị là đường thẳng đi qua gốc tọa độ
C. dòng điện có đồ thị là đường thẳng song song với trục tung
D. dòng điện có đồ thị là đường thẳng song song với trục hoành
Câu 9. Quan sát hình sau và cho biết, tải ba pha được nối theo cách nào?
A. nối hình sao
B. nối hình tam giác
C. nối hình sao có dây trung tính
D. Không xác định
Câu 10. Hệ thống điện quốc gia có thành phần nào sau đây?
A. Nguồn điện, các lưới điện, các thiết bị điện
B. Các lưới điện, các thiết bị điện, các hộ tiêu thụ điện
C. Các hộ tiêu thụ điện, các lưới điện, các thiết bị điện
D. Nguồn điện, các lưới điện, các hộ tiêu thụ điện
Câu 11. Tải tiêu thụ là
A. tập hợp các thiết bị và phần mềm để giám sát và điều khiển lưới điện
B. các thiết bị tiêu thụ điện, biến điện năng thành các dạng năng lượng khác
C. thiết bị điều phối và đảm bảo an toàn hệ thống truyền tải điện
D. các nhà máy điện có công suất phát điện khác nhau, phương pháp sản xuất điện khác nhau như thủy điện, nhiệt điện,... đấu nối vào lưới điện thông qua trạm biến áp
Câu 12. Vai trò của lưới điện
A. tạo ra điện năng cung cấp cho hệ thống điện quốc gia.
B. kết nối, truyền tải và phân phối điện năng từ nguồn đến nơi tiêu thụ trong phạm vi toàn quốc.
C. chuyển đổi cấp điện áp từ điện áp thấp lên điện áp cao.
D. biến điện năng thành dạng năng lượng khác.
Câu 13. Nguồn năng lượng tái tạo được sử dụng để sản xuất điện năng là
A. than đá.
B. dầu mỏ.
C. sóng biển.
D. khí tự nhiên.
Câu 14. Trong nhà máy nhiệt điện, tác nhân trực tiếp làm quay tuabin là
A. nhiên liệu.
B. nước.
C. hơi nước.
D. quạt gió.
Câu 15. Ở nhà máy thủy điện
A. nhiệt năng biến thành cơ năng, rồi thành điện năng.
B. thế năng chuyển hóa thành động năng, rồi thành điện năng.
C. quang năng biến thành điện năng.
D. hóa năng biến thành điện năng.
Câu 16. Mạng điện sản xuất quy mô nhỏ cấp điện cho tải tiêu thụ khoảng
A. vài chục kW đến vài trăm kW.
B. vài trăm kW đến vài nghìn kW.
C. vài nghìn kW đến vài trăm nghìn kW.
D. vài trăm nghìn kW đến vài triệu Kw.
Câu 17. Tải của mạng điện sản xuất quy mô nhỏ là:
A. các loại động cơ điện, các thiết bị điện, các dụng cụ sửa chữa điện.
B. các thiết bị điện, các dụng cụ sửa chữa điện, các thiết bị chiếu sáng.
C. các thiết bị chiếu sáng, các loại động cơ điện, các dụng cụ sửa chữa điện.
D. các loại động cơ điện, các thiết bị điện, các thiết bị chiếu sáng.
Câu 18. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Tủ phân phối nhận điện từ trạm biến áp để phân chia tới các tủ động lực, tủ chiếu sáng của các phân xưởng.
B. Tủ động lực nhận điện từ tủ phân phối cung cấp cho tủ chiếu sáng.
C. Tủ chiếu sáng nhận điện từ tủ phân phối cung cấp cho mạch chiếu sáng của các phân xưởng.
D. Trạm biến áp cấp điện cho cơ sở sản xuất.
Câu 19. Cấp điện áp nào thường được sử dụng trong mạng điện hạ áp ở Việt Nam?
A. 500V.
B. 100V.
C. 220V.
D. 320V.
Câu 20. Công suất của lưới điện tùy thuộc vào đâu?
A. Sự chuyển động của mô men xung quanh động cơ.
B. Điện áp định mức khi sản xuất năng lượng tiêu thụ.
C. Sự chống tải và đóng hoặc cắt nguồn điện từ lưới hạ áp.
D. Công suất của máy biến áp cấp điện cho khu vực.
Câu 21. Vị trí làm việc của nhóm công việc thiết kế điện là gì?
A. Kĩ sư nghiên cứu, tư vấn và thiết kế hệ thống điện, thiết bị điện
B. Kĩ sư sản xuất và thợ sản xuất, chế tạo thiết bị điện
C. Kĩ sư thi công điện và kĩ thuật viên lắp đặt điện
D. Kĩ sư chỉ đạo, tổ chức vận hành hệ thống điện và kĩ thuật viên vận hành hệ thống điện
Câu 22. Quan sát sơ đồ mạch điện ba pha sau đây và cho biết mạch điện ba pha được nối theo kiểu gì?
A. Nguồn nối hình sao (Y), tải hình tam giác ().
B. Nối hình sao (Y) không dây trung tính.
C. Nối hình sao (Y) có dây trung tính OO’.
D. Nối hình tam giác ().
Câu 23. Quan sát sơ đồ một hệ thống điện quốc gia sau
Trạm tăng áp có trong sơ đồ là
A. Từ 22kV lên 220kV và từ 22kV lên 110kV.
B. Từ 0,4 kV lên 22kV và từ 22kV lên 110kV.
C. Từ 0,4kV lên 110kV và từ 22kV lên 110kV.
D. Từ 0,4 kV lên 22kV và từ 22kV lên 110kV.
Câu 24. Một tải ba pha gồm ba điện trở R = 10Ω, nối hình tam giác, đấu vào nguồn điện ba pha có Ud = 380V. Tính điện áp pha?
A. Up = 380V.
B. Up = 658,2V.
C. Up = 219,4V.
D. Up = 220V.
PHẦN II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1.Nhận định nào sau đây đúng khi nói về các phương pháp sản xuất điện năng từ năng lượng gió
a. Năng lượng của gió được chuyển hóa thành điện năng nhờ turbine gió.
b. Tốc độ quay rất chậm của cánh turbine sẽ được tăng cao nhờ máy biến áp và quay máy phát để phát điện.
c. Hạn chế của phương pháp sản xuất điện năng từ năng lượng gió là công suất phát không ổn định do phụ thuộc vào tốc độ gió.
d. Nhà máy điện gió có thể được xây dựng ở nhiều khu vực khác nhau nên chi phí xây dựng nhà máy và đường truyền tải không gây nhiều tốn kém.
Câu 2. Nhận định nào sau đây đúng khi nói về đặc điểm của mạng điện hạ áp dùng trong sinh hoạt:
a. Mạng điện hạ áp dùng trong sinh hoạt là mạng điện ba pha bốn dây có điện áp 380/110V cung cấp điện cho một khu dân cư hay các tòa nhà chung cư cao tầng.
b. Mạng điện hạ áp dùng trong sinh hoạt thông thường được cấp bằng một máy biến áp từ lưới điện phân phối 500kV hoặc 220kV.
c. Tải điện sinh hoạt thường phân bố rải rác, có những tải điện ở xa máy biến áp, đặc biệt ở vùng nông thôn, miền núi, hải đảo.
d. Tải điện sinh hoạt thường được chia làm hai loại: tải điện sinh hoạt cộng đồng và tải điện sinh hoạt gia đình.
Câu 3. Động cơ điện xoay chiều ba pha có kí hiệu Y/Δ – 380/220 V; 12,5/15,5 A. Động cơ sử dụng điện lưới có điện áp dây là 220 V.
a) Các pha của động cơ phải nối hình tam giác; dòng điện dây Id = 12,5 A và dòng điện pha Ip = 15,5 A.
b) Các pha của động cơ phải nối hình sao; dòng điện dây Id = 12,5 A và dòng điện Ip = 15,5 A.
c) Với kí hiệu Y/Δ – 380/220 V thì các pha (cuộn dây) của động cơ chỉ được nối hình sao khi điện lưới có điện áp dây là 380 V.
d) Kí hiệu 12,5/15,5 A để chỉ giá trị của dòng điện pha và dòng điện dây tương ứng của động cơ khi các pha của động cơ nối hình sao.
Câu 4. Trên nhãn gắn ở vỏ của động cơ điện xoay chiều ba pha có ghi: Y/Δ – 380/220 V – 12,4/8,3 A. Ý nghĩa các thông số đó là:
a) nếu nguồn ba pha có Ud = 220 V thì phải đấu dây của động cơ kiểu tam giác và dòng điện vào động cơ là 8,3 A.
b) nếu nguồn ba pha có Ud = 220 V thì phải đấu dây của động cơ kiểu tam giác và dòng điện vào động cơ là 12,4 A.
c) nếu nguồn ba pha có Ud = 380 V thì phải đấu dây của động cơ hình sao và dòng điện vào động cơ là 8,3 A.
d) nếu nguồn ba pha có Ud = 380 V thì phải đấu dây của động cơ hình sao và dòng điện vào động cơ là 12,8 A.
TRƯỜNG THPT ........
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)
MÔN: CÔNG NGHỆ ĐIỆN – ĐIỆN TỬ 12 – KẾT NỐI TRI THỨC
……………………….
TRƯỜNG THPT .........
BẢNG NĂNG LỰC VÀ CẤP ĐỘ TƯ DUY
MÔN: CÔNG NGHỆ ĐIỆN – ĐIỆN TỬ 12 – KẾT NỐI TRI THỨC
Thành phần năng lực | Cấp độ tư duy | |||||
PHẦN 1 | PHẦN 2 | |||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | |
Nhận thức công nghệ | 12 | 5 | 1 | 4 | 4 | |
Giao tiếp công nghệ | 1 | 3 | 6 | |||
Sử dụng công nghệ | 1 | |||||
Đánh giá công nghệ | 1 | |||||
Thiết kế kĩ thuật | 2 | |||||
TỔNG | 12 | 8 | 4 | 4 | 4 | 8 |
TRƯỜNG THPT .........
BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)
MÔN: CÔNG NGHỆ ĐIỆN – ĐIỆN TỬ 12 – KẾT NỐI TRI THỨC
Nội dung | Cấp độ | Năng lực | Số ý/câu | Câu hỏi | ||||||
Nhận thức công nghệ | Giao tiếp công nghệ | Sử dụng công nghệ | Đánh giá công nghệ | Thiết kế kĩ thuật | TN nhiều đáp án (số ý) | TN đúng sai (số ý) | TN nhiều đáp án (số ý) | TN đúng sai (số ý) | ||
CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ KĨ THUẬT ĐIỆN | ||||||||||
Bài 1. Giới thiệu tổng quan về kĩ thuật điện | Nhận biết | - Nêu được vị trí, vai trò và triển vọng phát triển của kĩ thuật điện trong sản xuất và đời sống. | 2 | C1 C2 | ||||||
Thông hiểu | - Xác định được vai trò của kĩ thuật điện. | 1 | C3 | |||||||
Vận dụng | ||||||||||
Bài 2. Ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật điện | Nhận biết | - Nhận biết được đặc điểm của một số ngành nghề thuộc lĩnh vực kĩ thuật điện. | 2 | C4 C5 | ||||||
Thông hiểu | - Xác định được tính chất của ngành nghề thuộc lĩnh vực kĩ thuật điện. | 1 | C6 | |||||||
Vận dụng | - Vận dụng được kiến thức về ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật để nhận diện đặc điểm vị trí việc làm. | 1 | C21 | |||||||
CHƯƠNG II. HỆ THỐNG ĐIỆN QUỐC GIA | ||||||||||
Bài 3. Mạch điện xoay chiều ba pha | Nhận biết | - Nhận biết được nguyên lí tạo ra dòng điện xoay chiều ba pha. | 2 | C7 C8 | ||||||
Thông hiểu | - Nhận biết được cách nối nguồn, tải ba pha. | 1 | C9 | |||||||
Vận dụng | - Xác định được thông số hiệu dụng của mạch điện ba pha đối xứng. | - Xác định được cách nối nguồn, tải ba pha. | 2 | 8 | C22 C24 | C3a C3b C3c C3d C4a C4b C4c C4d | ||||
Bài 4. Hệ thống điện quốc gia | Nhận biết | - Nhận biết được cấu trúc chung của hệ thống điện quốc gia. - Nhận biết được vai trò của các thành phần trong hệ thống điện quốc gia. | 2 | C10 C11 | ||||||
Thông hiểu | - Xác định được các thành phần trong hệ thống điện quốc gia. | 1 | C12 | |||||||
Vận dụng | - Vận dụng được kiến thức về cấu trúc chung của hệ thống điện để giải thích một sơ đồ cụ thể. | 1 | C23 | |||||||
Bài 5. Sản xuất điện năng | Nhận biết | - Nhận biết được khái niệm sản xuất điện năng. - Nhận biết được ưu, nhược điểm của phương pháp sản xuất điện năng (nhiệt điện). | 1 | 4 | C13 | C1a C1b C1c C1d | ||||
Thông hiểu | - Xác định được ưu điểm và hạn chế của các phương pháp sản xuất điện năng. | - Xác định được phương pháp sản xuất điện năng. | 2 | C14 C15 | ||||||
Vận dụng | ||||||||||
Bài 6. Mạng điện sản xuất quy mô nhỏ | Nhận biết | - Nhận biết được thiết bị và vai trò của chúng trong mạng điện sản xuất quy mô nhỏ. | 2 | C16 C17 | ||||||
Thông hiểu | - Xác định được các đặc điểm của mạng điện sản xuất quy mô nhỏ. | 1 | C18 | |||||||
Vận dụng | ||||||||||
Bài 7. Mạng điện hạ áp dùng trong sinh hoạt | Nhận biết | - Nhận biết được các thông số kĩ thuật của mạng điện hạ áp dùng trong sinh hoạt. | 1 | C19 | ||||||
Thông hiểu | - Xác định được mạng điện hạ áp dùng trong sinh hoạt. - Xác định được các thông số kĩ thuật của mạng điện hạ áp dùng trong sinh hoạt. | 1 | 4 | C20 | C2a C2b C2c C2d | |||||
Vận dụng |