Đề thi giữa kì 2 Công nghệ 12 Điện - Điện tử Kết nối tri thức (Đề số 3)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Công nghệ 12 - Công nghệ Điện - Điện tử kết nối tri thức Giữa kì 2 Đề số 3. Cấu trúc đề thi số 3 giữa kì 2 môn Công nghệ 12 kết nối này bao gồm: trắc nghiệm nhiều phương án, câu hỏi Đ/S, hướng dẫn chấm điểm, bảng năng lực - cấp độ tư duy, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án Công nghệ 12 Điện - điện tử kết nối tri thức
SỞ GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THPT………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2
CÔNG NGHỆ ĐIỆN – ĐIỆN TỬ 12 – KẾT NỐI TRI THỨC
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 50 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
✂
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
PHẦN I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án đúng.
Câu 1. Công dụng của điện trở:
A. Hạn chế hoặc điều chỉnh dòng điện và phân chia điện áp trong các mạch điện, điện tử
B. Ngăn dòng điện một chiều và cho dòng điện xoay chiều đi qua
C. Dẫn dòng điện một chiều, cản trở dòng điện cao tần
D. Đo điện năng tiêu thụ
Câu 2. Kí hiệu của điện trở quang là:
A.
B.
C.
D.
Câu 3. Thông số kỹ thuật nào sau đây đặc trưng cho tụ điện?
A. Cảm kháng
B. Độ tự cảm
C. Điện dung
D. Điện cảm
Câu 4. Khi phân cực ngược UAK có giá trị như thế nào?
A. UAK < 0
B. UAK > 0
C. UAK = 0
D. UAK 0
Câu 5. Công dụng của mạch tích hợp IC
A. Cho dòng điện đi qua theo một chiều nhất định
B. Thực hiện các chức năng như khuếch đại tín hiệu, chuyển mạch điện tử với hai trạng thái đóng và mở
C. Thực hiện chức năng như: khuếch đại, tạo dao động, bộ nhớ máy tính, vi xử lí
D. Hạn chế hoặc điêu chỉnh dòng điện và phân chia điện áp trong các mạch điện, điện tử
Câu 6. IC gồm các khối có khả năng xử lí và làm việc với các tín hiệu tương tự và tín hiệu số thuộc nhóm IC nào?
A. IC số
B. IC tương tự
C. IC kết hợp tương tự và số
D. IC công suất
Câu 7. Mục đích của việc thực hành: mạch phát hiện dòng điện xoay chiều trong dây dẫn:
A. Lắp ráp và khảo sát hoạt động của mạch điện phát hiện dòng điện xoay chiều trong dây dẫn
B. Lắp ráp và khảo sát hoạt động của mạch điện phát hiện dòng điện một chiều trong dân dẫn
C. Tìm hiểu chức năng của mạch điện phát hiện dòng điện xoay chiều trong dây dẫn
D. Lắp ráp, điều chỉnh dòng điện và phân chia điện áp của mạch điện phát hiện dòng điện xoay chiều trong dây dẫn
Câu 8. Bước đầu tiên trong quy trình thực hành: mạch phát hiện dòng điện xoay chiều trong dây dẫn:
A. Lắp ráp các link kiện lên mạch thử theo sơ đồ nguyên lí của mạch
B. Chuẩn bị mạch thử và các link kiện cần thiết
C. Thử nghiệm bật. Tắt công tắc cho phép dòng điện xoay chiều chạy qua một dây dẫn
D. Ghi kết quả vào mẫu báo cáo thực hành
Câu 9. Vật liệu nào sau đây không phải là link kiện cần thiết để thực hành lắp mạch phát hiện dòng điện xoay chiều trong dây dẫn?
A. Điện trở 1kW
B. Nguồn một chiều 12V
C. Bo mạch thử
D. Đồng hồ vạn năng
Câu 10. Tín hiệu tuần hoàn thông thường có dạng
A. hình sin
B. Đường thằng song song với trục hoành
C. đường parabol
D. đường thẳng đi qua trục tọa độ
Câu 11. Tín hiệu tương tự là:
A. Tín hiệu có biên độ biến đổi liên tục theo thời gian
B. Tín hiệu có biên độ không biến đổi theo thời gian
C. Tín hiệu có tần số biến đổi liên tục theo thời gian
D. Tín hiệu có tần số không biến đổi theo thời gian
Câu 12. Có mấy loại tín hiệu tương tự
A. 2 loại
B. 3 loại
C. 4 loại
D. 5 loại
Câu 13. Mạch điện tử tương tự không được xây dựng từ linh kiện điện tử nào dưới đây?
A. Điện trở
B. Cầu dao
C. Tụ điện
D. Cuộn cảm
Câu 14. Một IC khuếch đại có thể có bao nhiêu thuật toán
A. Chỉ có duy nhất một thuật toán
B. Có 2 thuật toán
C. Có 3 thuật toán
D. Có một hoặc nhiều thuật toán
Câu 15. Hệ số khuếch đại của mạch khuếch đại đảo phụ thuộc vào:
A. Chu kì và tần số của tín hiệu đưa vào.
B. Độ lớn của điện áp vào.
C. Trị số của các điện trở R1 và R2
D. Độ lớn của điện áp ra.
Câu 16. Quan sát hình sau và cho biết đây là sơ đồ của mạch nào?
A. Sơ đồ mạch khuếch đại đảo
B. Sơ đồ mạch khuếch đại không đảo
C. Sơ đồ mạch cộng đảo
D. Sơ đồ mạch cộng không đảo
Câu 17. Dạng tín hiệu lối vào và lối ra trong hình sau thuộc mạch nào?
A. Khuếch đại đảo
B. Khuếch đại không đảo
C. Cộng đảo
D. Cộng không đảo
Câu 18. So sánh đảo với điện áp Uvào tại lối vào đảo được so sánh với điện áp ngưỡng Ungưỡng tại lối vào không đảo theo công thức:
A. Uvào > Ungưỡng thì
B. Uvào < Ungưỡng thì
C. Uvào > Ungưỡng thì
D. Uvào < - Ungưỡng thì
Câu 19. Chuẩn bị mạch thử và các link kiện cần thiết thuộc bước mấy trong quy trình thực hành: mạch khuếch đại đảo?
A. Bước 1
B. Bước 2
C. Bước 3
D. Bước 4
Câu 20. Nội dung nào sau đây không phải là nội dung để kiểm tra, đánh giá hoạt động của mạch điện trong quy trình thực hành: mạch khuếch đại đảo?
A. Cấp điện áp một chiều (pin) Uvào tới chân 2 của LM741
B. Đo điện áp Ura tại chân 6 của LM741
C. Thực hành đo lần hai đối với mỗi thực nghiệm
D. Cấp điện áp xoay chiều Uvào tới chân 2 của LM741
Câu 21. Dựa vào quy ước mã màu cho điện trở, hãy đọc giá trị của một điện trở có giá trị 56x109 Ω ±10%. Vạch màu tương ứng theo thứ tự là.
A. xanh lục, xanh lam, trắng, ngân nhũ
B. xanh lục, xanh lam, tím, kim nhũ
C. xanh lam, xanh lục, tím, ngân nhũ
D. xanh lam, xanh lục, trắng, kim nhũ
Câu 22. Vi mạch tổ hợp IC ra đời mang lại lợi ích gì cho cuộc sống?
A. Giúp cuộc sống của con người tiện ích và hiện đại hơn với các thiết bị thông minh như khóa cửa điện tử, khóa cửa thông minh,…
B. Giúp con người có thể dễ dàng liên lạc với nhau cùng sự ra đời của vi xử lí trong máy tính.
C. Giúp giảm kích thước của mạch điện và tăng độ chính xác làm các thiết bị điện trở nên nhỏ gọn hơn.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 23. Mạch không đảo ở hình dưới đây có
Điện áp Ura bằng bao nhiêu nếu Uvào1 = 1V, Uvào 2 = 5V
A Ura = 10V
B. Ura =6V
C. Ura = 8V
D. Ura = 15V
Câu 24. Mạch khuếch đại đảo ở Hình dưới đây có ,
. Hệ số khuếch đại của mạch là:
A.
B.
C.
D.
PHẦN II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1: Giá trị của điện trở thường được biểu diễn bằng mã màu trên điện trở. Đối với điện trở 4 vạch màu, cách đọc giá trị điện trở như sau:
a) Vạch màu thứ nhất chỉ chữ số thứ nhất của giá trị điện tở
b) Vạch màu thứ hai chỉ hệ số nhân theo lũy thừa của 10
c) Vạch màu thứ ba chỉ chữ số thứ ba của giá trị điện trở
d) Vạch mày thứ tư chỉ giá trị sai số của điện trở
Câu 2: Diode được sử dụng trong các mạch chỉnh lưu, mạch ghim điện áp, mạch ổn áp,... Chức năng của diode là chỉ cho dòng điện đi theo một chiều từ anode tới cathode. Thông số kĩ thuật của diode bao gồm điện áp ngược lớn nhất cho phép (V) và dòng điện định mức (A). Một diode có thông số kĩ thuật là 1 200 V/16 A. Ý nghĩa của thông số này là gì?
A. 1 200 V là trị số điện áp ngược lớn nhất cho phép đặt lên hai cực của diode mà vẫn đảm bảo an toàn, diode không bị đánh thủng.
B. 1 200 V là trị số điện áp ngược lớn nhất cho phép dòng điện đi ngược chiều từ cathode đến anode.
C. 16 A là trị số dòng điện ngược lớn nhất cho phép chạy qua diode mà vẫn đảm bảo an toàn, diode không bị đánh thủng.
D. 16 A là trị số dòng điện lớn nhất cho phép chạy qua diode mà vẫn đảm bảo an toàn, diode không bị đánh thủng.
Câu 3. Mạch điều chế giúp tách tín hiệu cần truyền ra khỏi sóng mang khi sóng điều chế truyền đến nơi thu. Tùy vào từng phương pháp điều chế khác nhau thì sẽ có các mạch giải điều chế khác nhau. Hình bên là một mạch giải điều chế biên độ sử dụng diode và có các đặc điểm như sau:
a) Mạch giải điều chế có chức năng ghép tín hiệu cần truyền với sóng mang để truyền tín hiệu đi xa
b) diode D trong mạch giải điều chế giúp chỉnh lưu nửa chu kì dương của tín hiệu UAM
c) tụ C và điện trở R trong mạch giải điều chế tạo thành bộ lọc để loại bỏ các thành phần tần số cao.
d) Tín hiệu đầu ra của mạch giải điều chế (Um) được khuếch đại so với tín hiệu đầu vào (UAM)
Câu 4. Khuếch đại thuật toán có thể được sử dụng cho nhiều mạch điện tử với các ứng dụng khác nhau. Hình dưới đây là dạng tín hiệu vào ra của một mạch điện tử sử dụng khuếch đại thuật toán. Dưới đây là một số nhận định về dạng tín hiệu này.
a) Hình (a) là dạng tín hiệu vào ra của mạch khuếch đại không đảo
b) Hình (b) là dnajg tín hiệu vào ra của mạch trừ
c) Tín hiệu ra được khuếch đại so với tín hiệu vào
d) Dạng sóng của tín hiệu ra bị thay đổi so với dạng sóng của tín hiệu vào
TRƯỜNG THPT ........
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)
MÔN: CÔNG NGHỆ ĐIỆN – ĐIỆN TỬ 12 – KẾT NỐI TRI THỨC
TRƯỜNG THPT .........
BẢNG NĂNG LỰC VÀ CẤP ĐỘ TƯ DUY
MÔN: CÔNG NGHỆ ĐIỆN – ĐIỆN TỬ 12 – KẾT NỐI TRI THỨC
Thành phần năng lực | Cấp độ tư duy | |||||
PHẦN 1 | PHẦN 2 | |||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | |
Nhận thức công nghệ | 12 | 5 | 1 | 4 | 4 | |
Giao tiếp công nghệ | 1 | |||||
Sử dụng công nghệ | 1 | |||||
Đánh giá công nghệ | 1 | 3 | 6 | |||
Thiết kế kĩ thuật | 2 | |||||
TỔNG | 12 | 8 | 4 | 4 | 4 | 8 |
TRƯỜNG THPT .........
BẢNG MA TRẬN KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)
MÔN: CÔNG NGHỆ ĐIỆN – ĐIỆN TỬ 12 – KẾT NỐI TRI THỨC
Nội dung | Cấp độ | Năng lực | Số ý/câu | Câu hỏi | ||||||
Nhận thức công nghệ | Giao tiếp công nghệ | Sử dụng công nghệ | Đánh giá công nghệ | Thiết kế kĩ thuật | TN nhiều đáp án (số ý) | TN đúng sai (số ý) | TN nhiều đáp án (số ý) | TN đúng sai (số ý) | ||
CHƯƠNG VI. LINH KIỆN ĐIỆN TỬ | ||||||||||
Bài 15. Điện trở, tụ điện và cuộn cảm | Nhận biết | - Nêu được công dụng của điện trở - Nhận biết được kí hiệu của điện trở quang | 2 | 4 | C1 C2 | C1a C1b C1c C1d | ||||
Thông hiểu | - Nhận biết được điện dung là thông số kĩ thuật đặc trưng của tụ điện | 1 | C3 | |||||||
Vận dụng | - Dựa vào quy ước mã màu, đọc được trị số đúng của điện trở | 1 | C21 | |||||||
Bài 16. Diode, transitor và mạch tích hợp IC | Nhận biết | - Nhận biết được giá trị khi phân cực ngược UAK - Nêu được công dụng của mạch tích hợp IC | 2 | 4 | C4 C5 | C2a C2b C2c C2d | ||||
Thông hiểu | - Nhận biết được IC gồm các khối có khả năng xử lí và làm việc với các tín hiệu tương tự và tín hiệu số thuộc nhóm IC kết hợp tương tự và số | 1 | C6 | |||||||
Vận dụng | Xác định được ích gì cho cuộc sống của vi mạch tổ hợp IC | 1 | C22 | |||||||
Bài 17. Thực hành: Mạch phát hiện dòng điện xoay chiều trong dây dẫn | Nhận biết | - Nhận biết được mục đích của việc thực hành: mạch phát hiện dòng điện xoay chiều trong dây dẫn - Nêu được bước đầu tiên trong quy trình thực hành: mạch phát hiện dòng điện xoay chiều trong dây dẫn | 2 | C7 C8 | ||||||
Thông hiểu | Xác định được vật liệu không phải là link kiện cần thiết để thực hành lắp mạch phát hiện dòng điện xoay chiều trong dây dẫn | 1 | C9 | |||||||
CHƯƠNG VII. ĐIỆN TỬ TƯƠNG TỰ | ||||||||||
Bài 18. Giới thiệu về điện tử tương tự | Nhận biết | - Nhận biết được tín hiệu tuần hoàn thường có dạng hình sin - Nêu được khái niệm về tín hiệu tương tự - Nêu được các loại tín hiệu tương tự | 3 | C10 C11 C12 | ||||||
Thông hiểu | - Xác định được mạch điện tử tương tự không được xây dựng từ linh kiện điện tử nào | 1 | C13 | |||||||
Vận dụng | - Xác định được phát biểu đúng/ sai khi nói về đặc điểm của mạch giải điều chế biên độ sử dụng diode | 4 | C3a C3b C3c C3d | |||||||
Bài 19. Mạch khuếch đại thuật toán | Nhận biết | - Nhận biết được một IC khuếch đại có thể có nhiều thuật toán - Nhận biết được hệ số khuếch đại của mạch khuếch đại đảo phụ thuộc vào trị số của các điện trở R1 và R2 | 2 | C14 C15 | ||||||
Thông hiểu | - Nhận biết được sơ đồ mạch cộng đảo - Xác định được dạng tín hiệu lối vào và lối ra trong đồ thị thuộc mạch nào. - So sánh . Uvào và Ungưỡng | 3 | C16 C17 C18 | |||||||
Vận dụng | - Xác định được hệ số và điện áp của mạch khuếch đại | 2 | 4 | C23 C24 | C4a C4b C4c C4d | |||||
Bài 20. Thực hành: Mạch khuếch đại đảo | Nhận biết | - Nhận biết được các bước trong quy trình thực hành mạch khuếch đại đảo | 1 | C19 | ||||||
Thông hiểu | - Xác định được nội dung không phải là nội dung để kiểm tra, đánh giá hoạt động của mạch điện trong quy trình thực hành: mạch khuếch đại đảo | 1 | C20 |