Đề thi giữa kì 2 Công nghệ 12 Điện - Điện tử Kết nối tri thức (Đề số 1)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Công nghệ 12 - Công nghệ Điện - Điện tử kết nối tri thức Giữa kì 2 Đề số 1. Cấu trúc đề thi số 1 giữa kì 2 môn Công nghệ 12 kết nối này bao gồm: trắc nghiệm nhiều phương án, câu hỏi Đ/S, hướng dẫn chấm điểm, bảng năng lực - cấp độ tư duy, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án Công nghệ 12 Điện - điện tử kết nối tri thức
SỞ GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THPT………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2
CÔNG NGHỆ ĐIỆN – ĐIỆN TỬ 12 – KẾT NỐI TRI THỨC
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 50 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
✂
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
PHẦN I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án đúng.
Câu 1. Công dụng của cuộn cảm:
A. Hạn chế hoặc điều chỉnh dòng điện
B. Ngăn dòng điện một chiều và cho dòng điện xoay chiều đi qua
C. Dẫn dòng điện một chiều, cản trở dòng điện cao tần
D. Phân chia điện áp trong các mạch điện, điện tử
Câu 2. Kí hiệu của điện trở nhiệt là:
A.
B.
C.
D.
Câu 3. Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Điện trở dùng hạn chế hoặc điều chỉnh dòng điện và phân chia điện áp trong mạch điện
B. Tụ điện có tác dụng ngăn cản dòng điện 1 chiều và cho dòng điện xoay chiều đi qua
C. Cuộn cảm thường dùng để dẫn dòng điện một chiều, chặn dòng điện cao tần
D. Điện áp định mức của tụ là trị số điện áp đặt vào hai cực tụ điện để nó hoạt động bình thường
Câu 4. Diode dẫn hoàn toàn khi nào?
A. UAK > 0
B. UAK < 0
C. UAK > UF
D. UAK < UF
Câu 5. Dòng điện định mức của diode là:
A. Trị số dòng điện lớn nhất cho phép chạy qua diode mà vẫn đảm bảo an toàn
B. Trị số điện áp lớn nhất cho phép đặt lên hai cực của diode mà vẫn đảm bảo an toàn
C. Trị số dòng điện tối thiểu chạy qua diode
D. Trị số điện áp tối thiểu đặt lên hai cực của diode
Câu 6. Công dụng nào sau đây không phải của diode:
A. Cho dòng điện đi qua theo một chiều nhất định
B. Sử dụng để biến đổi dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều
C. Sử dụng để thực hiện các chức năng như khuếch đại tín hiệu, chuyển mạch điện tử ở hai trạng thái đóng và mở
D. Sử dụng để ổn áp
Câu 7. Mục đích của việc thực hành: mạch phát hiện dòng điện xoay chiều trong dây dẫn:
A. Lắp ráp và khảo sát hoạt động của mạch điện phát hiện dòng điện xoay chiều trong dây dẫn
B. Lắp ráp và khảo sát hoạt động của mạch điện phát hiện dòng điện một chiều trong dân dẫn
C. Tìm hiểu chức năng của mạch điện phát hiện dòng điện xoay chiều trong dây dẫn
D. Lắp ráp, điều chỉnh dòng điện và phân chia điện áp của mạch điện phát hiện dòng điện xoay chiều trong dây dẫn
Câu 8. Bước đầu tiên trong quy trình thực hành: mạch phát hiện dòng điện xoay chiều trong dây dẫn:
A. Lắp ráp các link kiện lên mạch thử theo sơ đồ nguyên lí của mạch
B. Chuẩn bị mạch thử và các link kiện cần thiết
C. Thử nghiệm bật. Tắt công tắc cho phép dòng điện xoay chiều chạy qua một dây dẫn
D. Ghi kết quả vào mẫu báo cáo thực hành
Câu 9. Vật liệu nào sau đây không phải là link kiện cần thiết để thực hành lắp mạch phát hiện dòng điện xoay chiều trong dây dẫn?
A. Điện trở 1kW
B. Nguồn một chiều 12V
C. Bo mạch thử
D. Đồng hồ vạn năng
Câu 10. Tín hiệu tương tự là:
A. Tín hiệu có biên độ biến đổi liên tục theo thời gian
B. Tín hiệu có biên độ không biến đổi theo thời gian
C. Tín hiệu có tần số biến đổi liên tục theo thời gian
D. Tín hiệu có tần số không biến đổi theo thời gian
Câu 11. Mạch khuếch đại biên độ có phần từ khuếch đại là:
A. diode
B. cuộn cảm
C. transistor
D. tụ điện
Câu 12. Có mấy loại tín hiệu tương tự
A. 2 loại
B. 3 loại
C. 4 loại
D. 5 loại
Câu 13. Đồ thị nào sau đây biểu diễn tín hiệu điện áp tương tự?
A.
B.
C.
D.
Câu 14. Khuếch đại thuật toán là:
A. Mạch tích hợp có một lối vào, hai lối ra và hệ số khuếch đại lớn
B. Mạch tích hợp có hai lối vào, một lối ra và hệ số khuếch đại lớn
C. Mạch tích hợp có ba lối vào, một lối ra và hệ số khuếch đại lớn
D. Mạch tích hợp có hai lối vào, hai lối ra và hệ số khuếch đại lớn
Câu 15. Công thức xác định hệ số khuếch đại của mạch khuếch đại không đảo là:
A.
B.
C.
D.
Câu 16. Khuếch đại thuật toán thực hiện khuếch đại sự chênh lệch giữa điện áp …(1)….. và ……(2)….. sau đó kết quả đưa tới …(3)……..
A. (1) Lối vào không đảo, (2) lối ra, (3) lối vào đảo
B. (1) lối vào đảo, (2) không đảo; (3) lối ra
C. (1) lối ra, (2) lối vào đảo, (3) lối vào không đảo
D. (1) lối ra, (2) lối vào không đảo, (3) lối vào đảo
Câu 17. Đâu không phải là ứng dụng của khuếch đại thuật toán:
A. Khuếch đại đảo
B. Khuếch đại nghịch
C. Cộng đảo
D. Cộng không đảo
Câu 18. Dạng tín hiệu lối vào và lối ra trong hình sau thuộc mạch nào?
A. Khuếch đại đảo
B. Khuếch đại không đảo
C. Cộng đảo
D. Cộng không đảo
Câu 19. Lắp ráp link kiện lên mạch thử thuộc bước mấy trong quy trình thực hành: mạch khuếch đại đảo?
A. Bước 1
B. Bước 2
C. Bước 3
D. Bước 4
Câu 20. Nội dung nào sau đây không phải là nội dung để kiểm tra, đánh giá hoạt động của mạch điện trong quy trình thực hành: mạch khuếch đại đảo?
A. Cấp điện áp một chiều (pin) Uvào tới chân 2 của LM741
B. Đo điện áp Ura tại chân 6 của LM741
C. Thực hành đo lần hai đối với mỗi thực nghiệm
D. Cấp điện áp xoay chiều Uvào tới chân 2 của LM741
Câu 21. Dựa vào quy ước mã màu cho điện trở, hãy đọc giá trị của một điện trở có các vòng màu theo thứ tự: nâu, xám, vàng, xanh lục. Trị số đúng của điện trở là.
![](/sites/default/files/ck5/2025-01/10/image_43f8681ad00.png)
A. 18 x104 Ω ±0,5%.
B. 18 x104 Ω ±1%
C. 18 x103 Ω ±0,5%.
D. 18 x103 Ω ±1%.
Câu 22. Đâu là loại linh kiện thường được sử dụng trong các đèn LED quảng cáo?
A. Điôt ổn áp.
B. Điốt chỉnh lưu.
C. Điốt thu quang.
D. Điốt phát quang.
Câu 23. Mạch khuếch đại đảo ở Hình dưới đây có ,
. Hệ số khuếch đại của mạch là:
A.
B.
C.
D.
Câu 24. Mạch trừ ở hình dưới đây có
. Điện áp Ura bằng bao nhiêu nếu Uvào1 = 1V, Uvào 2 = 5V
A Ura = 10V
B. Ura =15V
C. Ura = 20V
D. Ura = 25V
PHẦN II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1: Tụ điện dùng để ngăn dòng điện một chiều và cho dòng điện xoay chiều đi qua. Tụ điện khi mắc phối hợp với cuộn cảm sẽ tạo thành mạch cộng hưởng. Nhận xét đúng khi nói về thông số kĩ thuật của tụ điện là:
a) Điện áp định mức của tụ điện là điện áp cần thiết đặt lên hai cực cảu tụ điện
b) Điện áp định mức của tụ điện là trị số điện áp lớn nhất cho phép đặt lên hai cực của tụ điện
c) Dung kháng của tụ điện là đại lượng vật lí đặc trương cho sự cản trở của tụ điện đối với dòng điện chạy qua nó.
d) Dung kháng của tụ điện cho biết khả năng tích lũy năng lượng diện trường của tụ điện khi có điện áp thuận đặt lên hai cực của nó
Câu 2: Transistor lưỡng cực có hai loại là NPN và PNP. Chiều mũi tên kí hiệu trên các transistor chỉ chiều dòng điện chạy qua transistor. Dựa vào chiều mũi tên trên kí hiệu, có thể phân biệt transistor bằng cách như sau:
a) Loại NPN: chiều mũi tên từ B đến E
b) Loại NPN: chiều mũi tên đi từ E đến B
c) Loại PNP: chiều mũi tên đi từ E đến B
d) Loại PNP: chiều mũi tên đi từ B đến C
Câu 3. Mạch khuếch đại tín hiệu là mạch điện tử làm tăng biên độ tín hiệu mà không làm thay đổi dạng tín hiệu. Hình bên là các tín hiệu vào và ra của mạch khuếch đại. Như vậy, U1 và U2 có mối quan hệ:
![](/sites/default/files/ck5/2025-01/10/image_dba4f0356e0.png)
a) U1 là tín hiệu đầu ra, U2 là tín hiệu đầu vào của mạch khuếch đại.
b) U1 là tín hiệu đầu vào, U2 là tín hiệu đầu ra của mạch khuếch đại.
c) U2 được khuếch đại và giữ nguyên dạng tín hiệu so với U1
d) U2 được khuếch đại nhưng bị méo dạng tín hiệu so với U1
Câu 4. Mạch so sánh sử dụng khuếch đại thuật toán để so sánh điện áp vào (Uvào) với một giá trị điện áp ngưỡng (Un). Các điện áp Uvào và Un có thể được đưa tới các đầu vòa đảo hoặc không đảo. Hình dưới đây là sơ đồ của một mạch so sánh sử dụng khuếch đại thuật toán với nguồn cấp . Khi đó, mối quan hệ giữa Ura , Uvào như sau:
![](/sites/default/files/ck5/2025-01/10/image_040fa8bb420.png)
a) Ura = Uvào+ 9 nếu Uvào < Un
b) Ura = – 9 nếu Uvào < Un
c) Ura = + 9 nếu Uvào > Un
d) Ura = Uvào – 9 nếu Uvào > Un
TRƯỜNG THPT ........
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)
MÔN: CÔNG NGHỆ ĐIỆN – ĐIỆN TỬ 12 – KẾT NỐI TRI THỨC
.........................
TRƯỜNG THPT .........
BẢNG NĂNG LỰC VÀ CẤP ĐỘ TƯ DUY
MÔN: CÔNG NGHỆ ĐIỆN – ĐIỆN TỬ 12 – KẾT NỐI TRI THỨC
Thành phần năng lực | Cấp độ tư duy | |||||
PHẦN 1 | PHẦN 2 | |||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | |
Nhận thức công nghệ | 12 | 5 | 1 | 4 | 4 | |
Giao tiếp công nghệ | 1 | |||||
Sử dụng công nghệ | 1 | |||||
Đánh giá công nghệ | 1 | 3 | 6 | |||
Thiết kế kĩ thuật | 2 | |||||
TỔNG | 12 | 8 | 4 | 4 | 4 | 8 |
TRƯỜNG THPT .........
BẢNG MA TRẬN KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)
MÔN: CÔNG NGHỆ ĐIỆN – ĐIỆN TỬ 12 – KẾT NỐI TRI THỨC
Nội dung | Cấp độ | Năng lực | Số ý/câu | Câu hỏi | ||||||
Nhận thức công nghệ | Giao tiếp công nghệ | Sử dụng công nghệ | Đánh giá công nghệ | Thiết kế kĩ thuật | TN nhiều đáp án (số ý) | TN đúng sai (số ý) | TN nhiều đáp án (số ý) | TN đúng sai (số ý) | ||
CHƯƠNG VI. LINH KIỆN ĐIỆN TỬ | ||||||||||
Bài 15. Điện trở, tụ điện và cuộn cảm | Nhận biết | - Nêu được công dụng của cuộn cảm - Nhận biết được kí hiệu của điện trở nhiệt | 2 | 4 | C1 C2 | C1a C1b C1c C1d | ||||
Thông hiểu | - Xác định được phát biểu sai khi nói về điện trở, tụ điện, cuộn cảm | 1 | C3 | |||||||
Vận dụng | - Dựa vào quy ước mã màu, đọc được trị số đúng của điện trở | 1 | C21 | |||||||
Bài 16. Diode, transitor và mạch tích hợp IC | Nhận biết | - Nhận biết được điều kiện để Diode dẫn hoàn toàn - Nêu được khái niệm về dòng điện định mức của diode | 2 | 4 | C4 C5 | C2a C2b C2c C2d | ||||
Thông hiểu | - Xác định được đáp án sai khi nói về công dụng của diode | 1 | C6 | |||||||
Vận dụng | Xác định được loại link kiện thường được sử dụng trong các đèn LED quảng cáo | . | 1 | C22 | ||||||
Bài 17. Thực hành: Mạch phát hiện dòng điện xoay chiều trong dây dẫn | Nhận biết | - Nhận biết được mục đích của việc thực hành: mạch phát hiện dòng điện xoay chiều trong dây dẫn - Nêu được bước đầu tiên trong quy trình thực hành: mạch phát hiện dòng điện xoay chiều trong dây dẫn | 2 | C7 C8 | ||||||
Thông hiểu | Xác định được vật liệu không phải là link kiện cần thiết để thực hành lắp mạch phát hiện dòng điện xoay chiều trong dây dẫn | 1 | C9 | |||||||
CHƯƠNG VII. ĐIỆN TỬ TƯƠNG TỰ | ||||||||||
Bài 18. Giới thiệu về điện tử tương tự | Nhận biết | - Nêu được khái niệm về tín hiệu tương tự - Nhận biết được phần tử khuếch đại của mạch khuếch đại biên độ - Nhận biết được có 2 loại tín hiệu tương tự | 3 | C10 C11 C12 | ||||||
Thông hiểu | - Xác định được đồ thị biểu diễn tín hiệu điện áp tương tự | 1 | C13 | |||||||
Vận dụng | - Xác định được mối quan hệ giữa U1 và U2 của các tín hiệu vào và ra của mạch khuếch đại | 4 | C3a C3b C3c C3d | |||||||
Bài 19. Mạch khuếch đại thuật toán | Nhận biết | - Nêu được khái niệm về khuếch đại thuật toán - Nêu được công thức xác định hệ số khuếch đại của mạch khuếch đại không đảo | 2 | C14 C15 | ||||||
Thông hiểu | - Hoàn thành những từ còn thiếu khi nói về khuếch đại thuật toán - Xác định được dạng tín hiệu lối vào và lối ra trong đồ thị thuộc mạch nào. | - Xác định được đâu không phải là ứng dụng của khuếch đại thuật toán | 3 | C16 C17 C18 | ||||||
Vận dụng | - Xác định được hệ số và điện áp của mạch khuếch đại | - Xác định được mối quan hệ giữa Ura , Uvào | 2 | 4 | C23 C24 | C4a C4b C4c C4d | ||||
Bài 20. Thực hành: Mạch khuếch đại đảo | Nhận biết | - Nhận biết được các bước trong quy trình thực hành mạch khuếch đại đảo | 1 | C19 | ||||||
Thông hiểu | - Xác định được nội dung không phải là nội dung để kiểm tra, đánh giá hoạt động của mạch điện trong quy trình thực hành: mạch khuếch đại đảo | 1 | C20 |