Giáo án chuyên đề Hoá học 12 kết nối Bài 8: Liên kết và cấu tạo của phức chất

Giáo án giảng dạy theo sách Chuyên đề học tập Hoá học 12 bộ sách Kết nối tri thức Bài 8: Liên kết và cấu tạo của phức chất. Bộ giáo án giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghề nghiệp cho các em sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng. Mời quý thầy cô tham khảo bài soạn.

Xem: => Giáo án hoá học 12 kết nối tri thức

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Hoá học 12 kết nối tri thức đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 8: LIÊN KẾT VÀ CẤU TẠO CỦA PHỨC CHẤT

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức 

  • Sự hình thành liên kết trong phức chất theo thuyết liên kết hóa trị áp dụng cho phức chất tứ diện và phức chất bát diện.
  • Dạng hình học của một số phức chất đơn giản.
  • Một số loại đồng phân cơ bản của phức chất: đồng phân cis-, trans-, đồng phân ion hóa, đồng phân liên kết. 

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu về thuyết liên kết hóa trị mô tả sự hình thành liên kết trong phức chất tứ diện và bát diện, cách biểu diễn dạng hình học, cách viết một số loại đồng phân cơ bản của phức chất. 
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt các vấn đề về phức chất; Hoạt động nhóm và cặp đôi một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo. 
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập.

Năng lực hóa học: 

  • Năng lực nhận thức hóa học: Trình bày được thuyết liên kết hóa trị mô tả sự hình thành liên kết trong phức chất tứ diện và bát diện; Biểu diễn được dạng hình học của một số phức chất đơn giản, viết được một số loại đồng phân cơ bản của phức chất. 
  • Năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học: Thu thập thông tin về các phức chất trong tự nhiên và trong cuộc sống, tìm hiểu về cấu tạo, dạng hình học của chúng. 
  • Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng các kiến thức cơ bản về phức chất để giải thích được một số vấn đề trong cuộc sống. 

3. Phẩm chất

  • Yêu quý thiên nhiên và sử dụng hợp lí các sản phẩm chứa phức chất.
  • Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập hóa học.   

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC 

1. Đối với giáo viên

  • CĐHT, SGV. 
  • Máy tính, máy chiếu.

2. Đối với học sinh

  • CĐHT, vở ghi. 

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU

a. Mục tiêu: Huy động được vốn hiểu biết, kĩ năng có sẵn của HS  để chuẩn bị cho bài học mới.

b. Nội dung: GV nêu vấn đề, HS trả lời câu hỏi mở đầu. 

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS cho câu hỏi mở đầu.

d. Tổ chức thực hiện: 

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV nêu câu hỏi: Trong phức chất [MLn], các phối tử L sắp xếp xung quanh nguyên tử trung tâm M tạo ra các dạng hình học khác nhau. Vậy, sự hình thành liên kết trong phức chất tứ diện và phức chất bát diện được giải thích như thế nào theo thuyết liên kết hoá trị?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS lắng nghe câu hỏi, suy nghĩ, thảo luận trả lời câu hỏi. 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV không xét tính đúng sai trả lời của HS, sau khi học xong bài học sẽ chữa lại kết quả.

- GV dẫn vào bài học: Để có câu trả lời chính xác cho câu hỏi trên cũng như biểu diễn được dạng hình học của một số phức chất đơn giản, viết được một số loại đồng phân cơ bản của phức chất, ta đi vào bài học ngày hôm nay Bài 8: Liên kết và cấu tạo của phức chất

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Thuyết liên kết hóa trị

a. Mục tiêu: Trình bày được sự hình thành liên kết trong phức chất theo thuyết liên kết hóa trị áp dụng cho phức chất tứ diện và phức chất bát diện. 

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc CĐHT để trả lời câu hỏi của GV. 

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về thuyết liên kết hóa trị; đáp án câu hỏi 1, 2 CĐHT trang 41. 

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV giới thiệu về liên kết hóa trị. GV yêu cầu HS cá nhân đọc thông tin trong CĐHT trang 40 và trình bày các luận điểm cơ bản.

- GV: Trong chuyên đề học tập Hóa học 10, em đã biết về sự lai hóa sp3 để giải thích dạng hình học của phân tử methane:

Tech12h

Sự lai hóa sp3 tạo ra 4 orbital tương đương nhau, hướng về bốn đỉnh của tứ diện đều, dẫn đến phân tử methane có dạng tứ diện đều.

- GV yêu cầu HS: Vẽ dạng hình học tứ diện đều của phân tử methane. 

- GV: Tương tự, trong phức chất, nếu nguyên tử trung tâm lai hóa sp3 thì dạng hình học của phức chất là hình tứ diện.

- GV yêu cầu HS: 

+ Từ dạng hình học của phân tử methane, vẽ dạng hình học tứ diện của ion phức chất [Zn(NH3)4]2+ bằng cách thay thế C Tech12h Zn2+, H Tech12h NH3

+ Tham khảo Bảng 8.1 (CĐHT, trang 40) cho biết 2 trạng thái lai hóa ứng với dạng hình học bát diện và viết vào bảng sau:

Dạng hình học

Bát diện

Trạng thái lai hóa  

- GV cho HS thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi 1, 2 trong CĐHT trang 41:

1. Xác định nguyên tử trung tâm và kiểu lai hóa của nó trong phức chất [Zn(NH3)4]2+ (có dạng hình học tứ diện) và phức chất [CoF6]3-

2. Phức chất [CoCl2(en)2]+ có cấu tạo như sau:

Tech12h

a. Chỉ ra các phối tử trong phức chất trên và dung lượng phối trí của chúng.

b. Chỉ ra nguyên tử trung tâm trong phức chất trên và số phối trí của nó. 

c. Nguyên tử trung tâm trong phức chất trên đã nhận cặp electron từ nguyên tử nào của các phối tử?

d. Nêu dạng hình học của phức chất trên. 

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS nghiên cứu thông tin trong CĐHT và trả lời câu hỏi của GV. 

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết. 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 2 – 3 HS vẽ dạng hình học tứ diện của phân tử methane , ion phức chất [Zn(NH3)4]2+  và nêu trạng thái lai hóa ứng với dạng hình học bát diện: 

Tech12h

phân tử methane

Tech12h

ion phức chất [Zn(NH3)4]2+

2 trạng thái lai hóa ứng với dạng hình học bát diện:

Dạng hình học

Bát diện

Trạng thái lai hóa

sp3d2

d2sp3

- GV mời đại diện 2 nhóm trình bày kết quả thực hiện câu hỏi 1, 2 CĐHT trang 41:

1. Nguyên tử trung tâm trong phức chất [Zn(NH3)4]2+ và [CoF6]3- là Zn2+ và Co3+ và kiểu lai hóa tương ứng là sp3 và sp3d2hoặc d2sp3.

2. 

Tech12h

a. Phối tử trong phức chất là: en và Cl-; dung lượng phối trí tương ứng là 2 và 1.

b. Nguyên tử trung tâm trong phức chất là Co3+, số phối trí của nó là 6.

c. Nguyên tử trung tâm trong phức chất đã nhận cặp electron từ nguyên tử Cl- của phối tử Cl- và N của phối tử en.

d. Phức chất có dạng hình học bát diện. 

- Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). 

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức về thuyết liên kết hóa trị. 

- GV chuyển sang nội dung mới.

I. Liên kết trong phức chất

 Thuyết liên kết hóa trị giải thích sự hình thành liên kết hóa học giữa nguyên tử trung tâm M và phối tử L trong phức chất dựa trên các luận điểm cơ bản:

- Liên kết hóa học giữa M và L trong phức chất là liên kết cho – nhận. Phối tử cho cặp electron chưa liên kết vào orbital lai hóa trống của nguyên tử trung tâm.

- Kiểu lai hóa của các orbital của nguyên tử trung tâm quyết định dạng hình học của phức chất. 

Hoạt động 2: Sự hình thành liên kết trong phức chất tứ diện 

a. Mục tiêu: Trình bày được sự hình thành liên kết trong phức chất tứ diện. 

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc CĐHT để trả lời câu hỏi của GV. 

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về sự hình thành liên kết trong phức chất tứ diện; đáp án câu hỏi 3 CĐHT trang 42.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc CĐHT trang 41 và trả lời câu hỏi: 

 Theo thuyết liên kết hóa trị, liên kết trong phức chất có dạng hình học tứ diện được hình thành từ đâu?

- GV yêu cầu HS hoạt động cặp đôi phân tích ví dụ về sự hình thành phức chất [Zn(NH3)4]2+.

- GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi 3 CĐHT trang 42:

3. Biết phức chất [NiCl4]2- có dạng hình học tứ diện.

a. Xác định nguyên tử trung tâm và số phối trí của nguyên tử trung tâm.

b. Trình bày sự hình thành liên kết trong phức chất [NiCl4]2- theo thuyết liên kết hóa trị, biết Ni có Z = 28. 

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS nghiên cứu thông tin trong SGK để tìm câu trả lời.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 HS trả lời câu hỏi của GV (DKSP). 

- GV mời đại diện 1 nhóm trình bày ví dụ về sự hình thành phức chất [Zn(NH3)4]2+ 

Sự hình thành liên kết trong phức chất tứ diện:

Tech12h

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời câu hỏi 3 CĐHT trang 42:

a. Nguyên tử trung tâm trong phức chất [NiCl4]2- là Ni2+, nó có số phối trí là 4.

b. Sự hình thành liên kết trong phức chất theo thuyết liên kết hóa trị:

Nguyên tử trung tâm Ni2+ có cấu hình electron: [Ar]3d8.

Để tạo ra dạng hình học tứ diện, nguyên tử trung tâm Ni2+ lai hóa sp3, bốn phối tử Cl- cho cặp electron chưa liên kết vào bốn orbital lai hóa sp3 trống của Ni2+ tạo thành bốn liên kết Tech12h.

Sự hình thành bốn liên kết Tech12h này có thể được biểu diễn như sau:

Tech12h

- Các HS khác lắng nghe để nhận xét, bổ sung. 

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV nhận xét, chuẩn kiến thức về sự hình thành liên kết trong phức chất tứ diện.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Sự hình thành liên kết trong phức chất tứ diện

 Theo thuyết liên kết hóa trị, liên kết trong phức chất có dạng hình học tứ diện (còn được gọi là phức chất tứ diện) được hình thành từ sự cho cặp electron chưa liên kết của phối tử vào các orbital lai hóa sp3 trống của nguyên tử trung tâm. 

Hoạt động 3: Sự hình thành liên kết trong phức chất bát diện 

a. Mục tiêu: Trình bày được sự hình thành liên kết trong phức chất bát diện. 

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc CĐHT để trả lời câu hỏi của GV. 

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về sự hình thành liên kết trong phức chất bát diện; đáp án câu hỏi 4, 5 CĐHT trang 43.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc CĐHT trang 42 và trả lời câu hỏi: 

 Theo thuyết liên kết hóa trị, liên kết trong phức chất có dạng hình học bát diện được hình thành từ đâu?

- GV yêu cầu HS hoạt động cặp đôi phân tích ví dụ về sự hình thành phức chất [CoF6]3- và [Cr(H2O)6]3+.

- GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi 4, 5 CĐHT trang 43:

4. Dự đoán dạng hình học của phức chất [Ti(H2O)6]3+ và kiểu lai hóa của nguyên tử trung tâm trong phức chất, biết Ti có Z = 22.

5. Mô tả sự hình thành phức chất [FeF6]3- theo thuyết liên kết hóa trị. Biết Fe có Z = 26. 

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS nghiên cứu thông tin trong SGK để tìm câu trả lời.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 HS trả lời câu hỏi của GV (DKSP). 

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trình bày ví dụ về sự hình thành phức chất [CoF6]3- và [Cr(H2O)6]3+:  

Sự hình thành liên kết trong phức chất bát diện: 

Tech12h

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời câu hỏi 4, 5 CĐHT trang 43:

4. Vì phức chất [Ti(H2O)6]3+ thuộc dạng [ML6] nên có dạng hình học bát diện. 

Nguyên tử trung tâm Ti3+ có cấu hình electron: [Ar]3d1 do vậy kiểu lai hóa của nguyên tử trung tâm là d2sp3.

Tech12h

5. Mô tả sự hình thành phức chất [FeF6]3- theo thuyết liên kết hóa trị.

Nguyên tử trung tâm Fe3+ có cấu hình electron: [Ar]3d5.

Để tạo ra dạng hình học bát diện, nguyên tử trung tâm Fe3+ lai hóa sp3d2, sáu phối tử F- cho cặp electron chưa liên kết vào sáu orbital lai hóa sp3d2 trống của Fe3+ tạo thành sáu liên kết Tech12h.

Sự hình thành 6 liên kết Tech12h này có thể được biểu diễn như sau:

Tech12h

- Các HS khác lắng nghe để nhận xét, bổ sung. 

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV nhận xét, chuẩn kiến thức về sự hình thành liên kết trong phức chất bát diện.

- GV chuyển sang nội dung mới.

2. Sự hình thành liên kết trong phức chất bát diện

 Theo thuyết liên kết hóa trị, liên kết trong phức chất có dạng hình học bát diện (còn được gọi là phức chất bát diện) được hình thành từ sự cho cặp electron chưa liên kết của phối tử đến các orbital lai hóa d2sp3 hoặc sp3d2 trống của nguyên tử trung tâm. 

Hoạt động 4: Biểu diễn dạng hình học của phức chất

a. Mục tiêu: Biểu diễn được dạng hình học của một số phức chất đơn giản. 

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc CĐHT để trả lời câu hỏi của GV. 

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về dạng hình học của phức chất tứ diện và bát diện; đáp án cho hoạt động trong CĐHT trang 43. 

d. Tổ chức hoạt động:

 

--------------- Còn tiếp ---------------

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (350k)
  • Giáo án Powerpoint (400k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (200k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
  • .....

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 900k

=> Chỉ gửi 500k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách tải hoặc nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Hoá học 12 kết nối tri thức đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án toán 12 kết nối tri thức
Giáo án đại số 12 kết nối tri thức
Giáo án hình học 12 kết nối tri thức

Giáo án vật lí 12 kết nối tri thức
Giáo án hoá học 12 kết nối tri thức
Giáo án sinh học 12 kết nối tri thức

Giáo án ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án lịch sử 12 kết nối tri thức
Giáo án địa lí 12 kết nối tri thức
Giáo án kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức

Giáo án Công nghệ Điện - điện tử 12 kết nối tri thức
Giáo án Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức

Giáo án thể dục 12 bóng rổ kết nối tri thức
Giáo án thể dục 12 cầu lông kết nối tri thức
Giáo án thể dục 12 bóng chuyền kết nối tri thức

Giáo án mĩ thuật 12 kết nối tri thức
Giáo án âm nhạc 12 kết nối tri thức
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 kết nối tri thức

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án Powerpoint Toán 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint hình học 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint đại số 12 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint vật lí 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint địa lí 12 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint lịch sử 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint địa lí 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức

Giáo án Powerpoint Mĩ thuật 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức

Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Điện - điện tử kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 kết nối tri thức

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án chuyên đề toán 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề vật lí 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề hoá học 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề sinh học 12 kết nối tri thức

Giáo án chuyên đề ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề lịch sử 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề địa lí 12 kết nối tri thứ
Giáo án chuyên đề kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức

Giáo án chuyên đề Công nghệ 12 Công nghệ điện - điện tử kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

 

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án dạy thêm toán 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 kết nối tri thức

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ HOÁ HỌC 12 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 1. CƠ CHẾ PHẢN ỨNG TRONG HOÁ HỌC HỮU CƠ

Giáo án chuyên đề Hoá học 12 kết nối Bài 1: Đại cương về cơ chế phản ứng
Giáo án chuyên đề Hoá học 12 kết nối Bài 2: Cơ chế phản ứng thế
Giáo án chuyên đề Hoá học 12 kết nối Bài 3: Cơ chế phản ứng cộng

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 2. TRẢI NGHIỆM, THỰC HÀNH HOÁ HỌC VÔ CƠ

Giáo án chuyên đề Hoá học 12 kết nối Bài 4: Tái chế kim loại
Giáo án chuyên đề Hoá học 12 kết nối Bài 5: Công nghiệp silicate
Giáo án chuyên đề Hoá học 12 kết nối Bài 6: Xử lí nước sinh hoạt

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHỨC CHẤT

Giáo án chuyên đề Hoá học 12 kết nối Bài 7: Một số vấn đề cơ bản về phức chất
Giáo án chuyên đề Hoá học 12 kết nối Bài 8: Liên kết và cấu tạo của phức chất
Giáo án chuyên đề Hoá học 12 kết nối Bài 9: Vai trò và ứng dụng của phức chất

II. GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ HOÁ HỌC 12 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ 1. CƠ CHẾ PHẢN ỨNG TRONG HOÁ HỌC HỮU CƠ

Giáo án điện tử chuyên đề hóa học 12 kết nối bài 1: Đại cương về cơ chế phản ứng
Giáo án điện tử chuyên đề hóa học 12 kết nối bài 2: Cơ chế phản ứng thế
Giáo án điện tử chuyên đề hóa học 12 kết nối bài 3: Cơ chế phản ứng cộng

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ 2. TRẢI NGHIỆM, THỰC HÀNH HOÁ HỌC VÔ CƠ

Giáo án điện tử chuyên đề Hoá học 12 kết nối Bài 4: Tái chế kim loại
Giáo án điện tử chuyên đề Hoá học 12 kết nối Bài 5: Công nghiệp silicate
Giáo án điện tử chuyên đề Hoá học 12 kết nối Bài 6: Xử lí nước sinh hoạt

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ 3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHỨC CHẤT

Giáo án điện tử chuyên đề Hoá học 12 kết nối Bài 7: Một số vấn đề cơ bản về phức chất
Giáo án điện tử chuyên đề Hoá học 12 kết nối Bài 8: Liên kết và cấu tạo của phức chất
Giáo án điện tử chuyên đề Hoá học 12 kết nối Bài 9: Vai trò và ứng dụng của phức chất

Chat hỗ trợ
Chat ngay