Giáo án Công nghệ 9 Lắp đặt mạng điện trong nhà Chân trời chủ đề 4: Thiết bị, vật liệu, dụng cụ dùng cho lắp đặt mạng điện trong nhà

Giáo án chủ đề 4: Thiết bị, vật liệu, dụng cụ dùng cho lắp đặt mạng điện trong nhà sách Công nghệ 9 - Trải nghiệm nghề nghiệp - Lắp đặt mạng điện trong nhà chân trời sáng tạo. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Công nghệ 9 chân trời sáng tạo. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án công nghệ 9 - Lắp đặt mạng điện trong nhà chân trời sáng tạo

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án Công nghệ 9 Lắp đặt mạng điện trong nhà chân trời sáng tạo đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐỀ 4: VẬT LIỆU, THIẾT BỊ VÀ DỤNG CỤ DÙNG CHO LẮP ĐẶT MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Lựa chọn được thiết bị, dụng cụ, vật liệu phù hợp cho mạng điện trong nhà.

2. Năng lực

Năng lực chung: 

  • Năng lực tự chủ tự học: Biết chủ động học tập, tìm hiểu 

  • Năng lực giao tiếp hợp tác: Khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hoặc theo nhóm, tích cực giao tiếp để giải quyết các nhiệm vụ trong quá trình tìm hiểu về giải quyết các nhiệm vụ học tập trong quá trình tìm hiểu và vận dụng tiêu chuẩn vào lắp đặt mạng điện trong nhà.

  • Năng lực giải quyết vấn đề: Lựa chọn được thiết bị, dụng cụ, vật liệu phù hợp cho mạng điện trong nhà.

Năng lực công nghệ

  • Năng lực nhận thức công nghệ: 

+ Biết được một số thuật ngữ về tên gọi các vật liệu và thiết bị dùng trong lắp đặt mạng điện trong nhà.

+ Mô tả được các bản vẽ sơ đồ nguyên lí, sơ đồ lắp đặt và cách kết nối các thiết bị, đồ dùng điện trong các sơ đồ mạch điện.

+ Lựa chọn được thiết bị, dụng cụ, vật liệu phù hợp cho mạng điện trong nhà.

+ Bước nhận xét, đánh giá các vật liệu được sử dụng lắp đặt mạng điện trong nhà.

3. Phẩm chất

  • Chủ động học tập, tích cực giao tiếp và hợp tác để giải quyết các nhiệm vụ học tập trong quá trình tìm hiểu và vận dụng tiêu chuẩn vào lắp đặt mạng điện trong nhà.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:

1. Đối với giáo viên:

  • SGK, SGV Công nghệ 9 - Trải nghiệm nghề nghiệp Mô đun lắp đặt mạng điện trong nhà.

  • Hình vẽ và tranh ảnh trong SGK.

  • Máy chiếu, máy tính, màn hình hiển thị, hoặc ti vi.

2. Đối với học sinh:

  • SGK Công nghệ 9 - Trải nghiệm nghề nghiệp Mô đun lắp đặt mạng điện trong nhà.

  • HS cả lớp: Tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: HS trình bày được một số vật liệu (dẫn điện và cách điện), thiết bị điện dùng cho lắp đặt mạng điện trong nhà (Hình 4.1 SGK). Thu hút HS chú ý chủ đề bài học.

b. Nội dung: HS quan sát hình 4.1 sgk và trả lời câu hỏi mục khởi động (trang 18 sgk) dưới tiêu đề bài học.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời và ghi chép của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV chiếu hình ảnh vật liệu và thiết bị điện (hình 4.1) cho HS quan sát.

- GV dẫn dắt và đặt câu hỏi: Quan sát Hình 4.1, em hãy kể tên các thiết bị, vật liệu, dụng cụ điện trong hình.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng hiểu biết, kinh nghiệm của bản thân, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi.

- GV yêu cầu HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Gợi ý trả lời:

Các thiết bị, vật liệu ,dụng cụ điện có trong hình là:

- Kìm.

- Tua vít.

- Băng tan.

- Bóng đèn.

- Aptomat.

- Dây điện.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt vào bài học mới Bài 4: Vật liệu, thiết bị và dụng cụ dùng cho lắp đặt mạng điện trong nhà. 

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Hoạt động 1: Tìm hiểu thiết bị dùng cho lắp đặt mạng điện trong nhà

a. Mục tiêu: HS nhận biết được tầm quan trọng của việc lựa chọn về thiết bị đóng cắt và thiết bị lấy điện dùng cho mạng điện trong nhà.

b. Nội dung: HS biết được phải chọn dòng điện định mức cho thiết bị điện trong nhà theo các tiêu chí nhất định; HS nhận biết và lựa chọn được các thiết bị điện dùng cho mạng điện trong nhà.

c. Sản phẩm học tập: Ghi chép của HS về tầm quan trọng của chọn dòng điện định mức cho thiết bị điện trong nhà; ghi chép của HS về các thiết bị điện dùng cho mạng điện trong nhà.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV chia lớp thành 3 nhóm, yêu càu các nhóm thảo luận thực hiện các nhiệm vụ

+ Nhóm 1: Tìm hiểu về các tiêu chí lựa chọn aptomat

+ Nhóm 2: Tìm hiểu về các tiêu chí lựa chọn công tắc

+ Nhóm 3: Tìm hiểu về các tiêu chí lựa chọn ổ cắm điện.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK, thảo luận và thực hiện nhiệm vụ.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS đại diện nhóm trình bày đáp án.

+ DKDP

-  Các nhóm khác theo dõi và bổ sung. 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và kết luận.

- GV chuyển sang hoạt động 2.

  1. Thiết bị dùng cho lắp  đặt mạng điện trong nhà

1.1 Aptomat (CB)

* Theo thông số kĩ thuật.

- Điện áp định mức ghi trên vỏ CB phải lớn hơn điện áp nguồn.

- Cường độ dòng điện định mức ghi trên vỏ CB phải lớn hơn hoặc bằng tổ cường độ dòng điện định mức của các tải tiêu thụ điện lắp trong mạng điện trong nhà.

* Theo kiểu dáng

- CB dạng khối 1 pha 2 cực

- CB dạng tép 1 pha 1 cực

- CB dạng tép 1 pha 2 cực

* Mục đích sử dụng

- CB bảo vệ quá tải, ngắn mạch.

- CB bảo vệ quá tải, ngắn mạch, dòng điện rò.

1.2 Công tắc

* Theo thông số kĩ thuật.

- Điện áp định mức ghi trên vỏ CT phải lớn hơn điện áp nguồn.

- Cường độ dòng điện định mức của thiết bị mà CT điều khiển phải nhỏ hơn cường độ dòng điện định mức ghi trên vỏ công tắc.

* Theo tính chất công trình nhà và thiết kế

- Công tắc nổi

- Công tắc âm tường

* Theo chức năng điều khiển mạch điện

- Công tắc 2 cực

- Công tắc 3 cực.

1.3 Ổ cắm điện

* Theo thông số kĩ thuật

- Điện áp định mức ghi trên OC phải lớn hơn hoặc bằng điện áp nguồn.

- Cường độ dòng điện định mức ghi trên vỏ ổ cắm điện phải lớn hơn hoặc bằng tổng cường độ dòng điện định mức của các thiết bị cắm vào ổ cắm điện.

* Theo tính chất công trình nhà và thiết kế

- Ổ cắm điện nổi

- Ổ cắm điện âm tường

* Theo đồ dùng điện trong gia đình

- Ổ cắm điện 2 chấu

- Ổ cắm điện 3 chấu.

2. Hoạt động 2: Tìm hiểu về vật liệu dùng cho lắp đặt mạng điện trong nhà

a. Mục tiêu: HS nhận biết được tầm quan trọng của việc lựa chọn về vật liệu dẫn điện và vật liệu cách điện dùng cho mạng điện trong nhà.

b. Nội dung: HS biết được phải chọn vật liệu điện dùng cho mạng điện trong nhà theo các tiêu chí nhất định; HS nhận biết và phân loại được vật liệu dẫn điện, vật liệu cách điện dùng cho mạng điện trong nhà.

c. Sản phẩm học tập: Ghi chép của HS về tầm quan trọng của lựa chọn vật liệu cho mạng điện trong nhà; ghi chép của HS về các loại dây dẫn và vật liệu cách điện thường được dùng cho mạng điện trong nhà.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

*Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu tiêu chí lựa chọn vật liệu, lựa chọn dây dẫn điện.

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi trả lời câu hỏi hộp khám phá mục 2.1 sgk trang 23.

  1. Mạng điện trong nhà thường được sử dụng những loại dây dẫn điện nào?

2. Dây dẫn điện sử dụng cho mạng điện trong nhà được lựa chọn theo các tiêu chí nào?

GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi, nêu các vật liệu khác được sử dụng trong lắp đặt mạng điện và trả lời câu hỏi khám phá mục 2.2 sgk trang 24.

Dựa vào sơ đồ mạch điện nào để xác định số lượng dây dẫn điện luồn trong nẹp hoặc ống nhựa? 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS trả lời câu hỏi

*Trả lời hộp chức năng Khám phá (SGK .mục 2.2)

Để xác định số lượng dây dẫn điện luồn trong nẹp hoặc ống nhựa, người ta căn cứ vào sơ đồ lắp đặt.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và kết luận.

- GV chuyển sang nhiệm vụ 2

  1. Vật liệu dùng cho lắp đặt mạng điện trong nhà

    1. Dây dẫn điện

Lựa chọn theo tiêu chí có khả năng chịu cường độ dòng điện định mức lớn hơn hoặc bằng cường độ dòng điện định mức của tải tiêu thụ điện.

Bảng đính dưới HĐ2

2.2 Vật liệu khác

- Bảng điện nhựa: dùng để chứa dây điện và cố định tuyến công tắc,ổ cắm điện.

- Nẹp hoặc ống nhựa: dùng để chứa dây dẫn điện và cố định tuyến dây của mạng điện trong nhà.

- Băng keo điện: dùng để bọc cách điện cho mối nối dây.

- Đinh vít và tắc kê nhựa:  dùng để cố định bẳng điện, thiết bị điện,… trên tường.

 

TT

Loại dây dẫn điện (đơn vị tiết diện mm2)

Cường độ dòng điện định mức (A)

1

Dây điện đơn CV 1,5

20

2

Dây điện đơn CV 2,5

27

3

Dây điện đơn CV 4,0

37

4

Dây điện đơn VC 1,5

23

5

Dây điện đơn VC 2,5

30

6

Dây điện đơn VC 4,0

42

7

Dây điện đôi VCmd 2 × 0,75

10

8

Dây điện đôi VCmd 2 × 1,0

11

9

Dây điện đôi VCmd 2 × 0,75

15

10

Dây điện đôi VCmd 2 × 0,75

20

11

Dây điện đôi VCmd 2 × 0,75

27

12

Dây điện đôi VCmd 2 × 0,75

36

3. Hoạt động 3: Tìm hiểu dụng cụ lắp đặt mạng điện trong nhà 

a. Mục tiêu: HS nhận biết được tầm quan trọng của việc lựa chọn về đụng cụ điện dùng cho mạng điện trong nhà.

b. Nội dung: HS biết được phải chọn lựa được dụng cụ điện dùng cho mạng điện trong nhà theo các tiêu chí nhất định; HS nhận biết và phân loại dụng cụ đo điện và dụng cụ lắp đặt mạng điện trong nhà.

c. Sản phẩm học tập: Ghi chép của HS về tầm quan trọng của việc lựa chọn về đụng cụ điện dùng cho mạng điện trong nhà; ghi chép của HS về các dụng cụ đo điện và dụng cụ lắp đặt mạng điện trong nhà.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 3 nhóm, các nhóm thảo luận trả lời các nhiệm vụ sau:

+ Nhóm 1: Nêu các tiêu chí lựa chọn máy cầm tay cho lắp đặt mạng điện trong nhà: máy khoan điện, máy cắt tường và trả lời câu hỏi khám phá mục 3.1 sgk trang 24.

Quan sát hình 4.4 và cho biết trong lắp đặt mạng điện trong nhà, máy khoan điện và máy cắt thường được dùng trong những trường hợp nào?

- Nhóm 2: Nêu các tiêu chí lựa chọn dụng cụ cầm tay cho lắp đặt mạng điện trong nhà: máy khoan điện, máy cắt tường và trả lời câu hỏi khám phá mục 3.2 sgk trang 25.

Các dụng cụ cầm tay trong hình 4.5 được sử dụng vào những trường hợp nào trong lắp đặt mạng điện trong nhà?

- Nhóm 3: Nêu các tiêu chí lựa chọn dụng cụ cầm tay cho lắp đặt mạng điện trong nhà: máy khoan điện, máy cắt tường và trả lời câu hỏi khám phá mục 3.3 sgk trang 25.

Quan sát hình 4.6 và cho biết VOM, ampe kìm và bút thử điện được sử dụng vào những trường hợp nào trong lắp đặt mạng điện trong nhà?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 

…………..

III. Lựa chọn dụng cụ

3.1 Máy cầm tay

- Máy khoan điện:  

+ Nguồn điện cung cấp loại xoay chiều 220V

+ Pin sạc

+ Công suất máy khoan

+ Loại mũ khoan: khoan tường và khoan kim loại.

+ Kích thước mũi khoan

- Máy cắt tường:  

+ Công suất máy

+ Lưỡi cắt

3.2 Dụng cụ cầm tay

- Kìm: kìm vạn năng, kìm cắt, kìm tuốt dây,…

- Tua vít: 4 cạnh, 2 cạnh

- Cưa sắt

- Búa sắt

3.3 dụng cụ đo và kiểm tra

- Thước: thước cuộn, thước cặp, panme,…

- VOM: Số, kim,..

- Ampe kìm: kim, số

- Bút thử điện: số , đèn

…………………..

…………………………………

……………..Còn tiếp……………….

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (350k)
  • Giáo án Powerpoint (400k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (200k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
  • .....
  • Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 900k

=> Chỉ gửi 500k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách tải hoặc nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án Công nghệ 9 Lắp đặt mạng điện trong nhà chân trời sáng tạo đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD CÔNG NGHỆ 9 - LẮP ĐẶT MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

II. GIÁO ÁN POWERPOINT CÔNG NGHỆ 9 - LẮP ĐẶT MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Chat hỗ trợ
Chat ngay