Giáo án điện tử Sinh học 11 kết nối Bài 15: Cảm ứng ở thực vật
Bài giảng điện tử Sinh học 11 kết nối tri thức. Giáo án powerpoint Bài 15: Cảm ứng ở thực vật. Giáo án thiết kế theo phong cách hiện đại, nội dung đầy đủ, đẹp mắt, tạo hứng thú học tập cho học sinh. Thầy, cô giáo có thể tham khảo.
Xem: => Giáo án sinh học 11 kết nối tri thức
Click vào ảnh dưới đây để xem 1 phần giáo án rõ nét
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án điện tử sinh học 11 kết nối tri thức
CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BÀI HỌC HÔM NAY!
KHỞI ĐỘNG
Thực vật đứng yên hay vận động? Chúng mở rộng không gian sống, tìm kiếm dinh dưỡng và hướng đến các điều kiện sinh thái thích hợp bằng cách nào?
BÀI 15. CẢM ỨNG Ở THỰC VẬT
NỘI DUNG BÀI HỌC
Khái niệm, vai trò và đặc điểm của cảm ứng ở thực vật
Các hình thức cảm ứng và cơ chế cảm ứng ở thực vật
Ứng dụng cảm ứng ở thực vật
- KHÁI NIỆM, VAI TRÒ VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CẢM ỨNG Ở THỰC VẬT
NHÓM 1
CÂY MỌC VỀ HƯỚNG ÁNH SÁNG
Tác nhân: ánh sáng
Bộ phận đáp ứng kích thích: thân
Vai trò: Cây lấy ánh sáng để quang hợp → đảm bảo các hoạt động sống diễn ra thuận lợi.
NHÓM 2
CÂY TRINH NỮ CỤP LÁ KHI BỊ VA CHẠM
Tác nhân: sự tiếp xúc
Bộ phận đáp ứng kích thích: lá
Vai trò: bảo vệ
NHÓM 3
TUA CUỐN CÂY MƯỚP LEO GIÀN
Tác nhân: giàn tiếp xúc
Bộ phận đáp ứng kích thích: tua cuốn
Vai trò: cây vươn lên thu nhận ánh sáng cho quá trình quang hợp
NHÓM 4
CÂY GỌNG VÓ BẮT MỒI
Tác nhân: con mồi
Bộ phận đáp ứng kích thích: lá
Vai trò: bắt và tiêu hóa con mồi để lấy dinh dưỡng
Trình bày khái niệm, vai trò và đặc điểm của cảm ứng ở thực vật.
Khái niệm
Là sự tiếp nhận và trả lời của thực vật đối với các kích thích từ môi trường.
Vai trò
Thực vật thích nghi với điều kiện sống thường xuyên thay đổi của môi trường, đảm bảo cho cây sinh trưởng và phát triển bình thường.
Đặc điểm
- Diễn ra chậm và khó nhận biết.
- Chủ yếu liên quan đến sự thay đổi hàm lượng hormone hoặc sức trương nước của các tế bào.
Lấy một số ví dụ về cảm ứng ở thực vật thể hiện vai trò tận dụng nguồn sống trong điều kiện môi trường bất lợi.
(1) Trong điều kiện thiếu ánh sáng như khi cây trồng cạnh các tòa nhà cao tầng, thân cây sẽ uốn cong ra phía ngoài (ngược hướng với tòa nhà).
(2) Cây trồng cạnh bờ ao, bờ sông… rễ cây mọc hướng về phía nguồn nước.
KẾT LUẬN
- Cảm ứng ở thực vật là sự tiếp nhận và trả lời của thực vật đối với các kích thích từ môi trường, đảm bảo cho thực vật thích ứng với điều kiện sống thường xuyên thay đổi.
- Cảm ứng ở thực vật thường diễn ra chậm, khó nhận biết bằng mắt thường, chủ yếu liên quan đến sự thay đổi hàm lượng hormone hay sự thay đổi sức trương nước của các tế bào.
- CÁC HÌNH THỨC CẢM ỨNG VÀ CƠ CHẾ CẢM ỨNG Ở THỰC VẬT
THẢO LUẬN NHÓM
Lập bảng phân biệt các hình thức hướng động ở thực vật về tác nhân gây ra vận động đặc điểm và vai trò của mỗi hình thức.
Kẻ và hoàn thành bảng vẽ các hình thức ứng động ở thực vật vào vở theo mẫu (câu hỏi 2 hộp Dừng lại và suy ngẫm trang 95).
ĐÁP ÁN THẢO LUẬN 1
Kiểu hướng động | Tác nhân | Đặc điểm | Vai trò |
Hướng sáng | Ánh sáng | Thân: hướng sáng dương. Rễ: hướng sáng âm. | Quang hợp thuận lợi. |
Hướng trọng lực | Trọng lực | Thân: hướng trọng lực âm Rễ: hướng trọng lực dương | Giữ vững cây trên giá thể. |
Hướng hóa | Các loại hóa chất: phân bón, kim loại nặng… | Rễ: sinh trưởng hướng về có chất dinh dưỡng, tránh xa hóa chất độc | Giúp cây tìm kiếm nguồn dinh dưỡng. |
Hướng nước | Nước | Rễ cây sinh trưởng mạnh về phía nguồn nước. | Giúp cây tìm kiếm nguồn nước. |
Hướng tiếp xúc | Giá thể tiếp xúc | Tua cuốn vươn thẳng đến khi tiếp xúc với giá thể thì quấn quanh giá thể. | Giúp cây leo bám vào giá thể để vươn lên cao thu nhận được nhiều ánh sáng. |
ĐÁP ÁN THẢO LUẬN 2
Kiểu ứng động | Khái niệm | Nguyên nhân | Cơ chế | Ví dụ |
Ứng động sinh trưởng | Là những vận động xuất hiện do tốc độ sinh trưởng và phân chia tế bào không đều ở các cơ quan, bộ phận đáp ứng, dưới tác động của các tác nhân kích thích không định hướng trong môi trường. | Nhiệt độ, ánh sáng (thường mang tính chu kì). | Sự thay đổi tương quan hàm lượng hormone hay sự phân bố lại hormone trong cơ quan, bộ phận đáp ứng. | Vận động nở hoa ở cây bồ công anh |
Ứng động không sinh trưởng | Là những vận động thuận nghịch do sự biến đổi sức trương nước của cơ quan, bộ phận đáp ứng hoặc do xuất hiện sự lan truyền của kích thích trong các tế bào, mô chuyên hóa dưới tác dung của các tác nhân cơ học, hóa học. | Kích thích cơ học, hóa học. | Sự biến đổi sức trương nước của cơ quan, bộ phận chuyên hóa hay do sự lan truyền của kích thích. | - Phản ứng cụp lá của cây trinh nữ. - Vận động bắt mồi của cây gọng vó. |
Tìm hiểu thông tin mục II.2 SGK và giải thích các phản ứng vận động của thực vật trong các hình thức hướng động và ứng động.
Cơ chế hướng động
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- ...
Có thể chọn nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 700k/năm
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 7 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án điện tử sinh học 11 kết nối tri thức
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC
GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC
GIÁO ÁN DẠY THÊM 11 KẾT NỐI TRI THỨC
CÁCH ĐẶT MUA:
Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây