Giáo án KHTN 9 kết nối bài 22: Giới thiệu về hợp chất hữu cơ
Giáo án bài 22: Giới thiệu về hợp chất hữu cơ sách Khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Hoá học 9 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án hoá học 9 kết nối tri thức
Xem video về mẫu Giáo án KHTN 9 kết nối bài 22: Giới thiệu về hợp chất hữu cơ
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án hoá học 9 kết nối tri thức đủ cả năm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHƯƠNG VII: GIỚI THIỆU VỀ CHẤT HỮU CƠ.
HYDROCARBON VÀ NGUỒN NHIÊN LIỆU
BÀI 22. GIỚI THIỆU VỀ HỢP CHẤT HỮU CƠ
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Nêu được khái niệm hợp chất hữu cơ, hóa học hữu cơ.
Nêu được khái niệm công thức phân tử, công thức cấu tạo và ý nghĩa của nó; đặc điểm cấu tạo hợp chất hữu cơ.
Phân biệt được chất vô cơ hay hữu cơ theo công thức phân tử.
Trình bày được sự phân loại sơ bộ hợp chất hữu cơ gồm hydrocarbon và dẫn xuất của hydrocarbon.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Chủ động giao tiếp trong nhóm, trình bày rõ ý tưởng cá nhân và hỗ trợ nhau hoàn thành nhiệm vụ chung, tự tin và biết kiểm soát cảm xúc, thái độ khi nói trước nhiều người.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thu thập và làm rõ thông tin có liên quan đến vấn đề; phân tích để xây dựng được các ý tưởng phù hợp.
Năng lực đặc thù:
Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Nhận ra, giải thích được vấn đề thực tiễn dựa trên kiến thức khoa học tự nhiên.
Năng lực tìm hiểu tự nhiên:
Sử dụng được ngôn ngữ, hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng để biểu đạt quá trình tìm hiểu vấn đề và kết quả tìm kiếm.
Viết được báo cáo sau quá trình tìm hiểu.
Năng lực nhận thức khoa học tự nhiên:
Nêu được khái niệm hợp chất hữu cơ, hóa học hữu cơ.
Nêu được khái niệm công thức phân tử, công thức cấu tạo và ý nghĩa của nó; đặc điểm cấu tạo hợp chất hữu cơ.
Phân biệt được chất vô cơ hay hữu cơ theo công thức phân tử.
Trình bày được sự phân loại sơ bộ hợp chất hữu cơ gồm hydrocarbon và dẫn xuất của hydrocarbon.
3. Phẩm chất
Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
Cẩn trọng, trung thực và thực hiện các yêu cầu trong bài học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
Tài liệu: SGK, SGV Khoa học Tự nhiên 9, các hình ảnh có liên quan đến hợp chất hữu cơ.
Thiết bị dạy học: Máy tính, máy chiếu.
2. Đối với học sinh
Tài liệu: SGK Khoa học Tự nhiên 9
Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: HS có hứng thú học tập, nhu cầu tìm hiểu; dùng những kiến thức, kĩ năng cần thiết để thực hiện yêu cầu, khám phá kiến thức mới.
b. Nội dung: Quan sát hình ảnh GV cung cấp và thực hiện yêu cầu theo hướng dẫn của GV.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về loại hợp chất trong hình; bước đầu xác định được các loại hợp chất này không phải là chất vô cơ.
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS quan sát các hình ảnh sau:
- GV nêu câu hỏi: Em hãy cho biết ứng dụng của vật liệu, các chất trong hình.
- GV nêu vấn đề: Theo em, các chất tạo nên vải, vitamin C và giấm ăn có phải là hợp chất vô cơ không? Vì sao?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc cá nhân, quan sát hình và suy nghĩ trả lời câu hỏi của GV.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi:
* Ứng dụng của vật liệu, chất trong hình:
+ Vải dùng để may quần áo.
+ Vitamin C dùng trong lĩnh vực dược phẩm.
+ Giấm ăn dùng trong lĩnh vực thực phẩm.
* Các chất trên không phải là hợp chất vô cơ vì chúng có công thức cấu tạo khác với các loại hợp chất vô cơ em đã học.
- Các HS khác lắng nghe để nhận xét câu trả lời của bạn mình.
- GV khuyến khích HS có thể có nhiều ý kiến khác nhau trong quá trình thực hiện bài tập.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, dẫn dắt HS vào bài học: Các hợp chất có trong hình đóng được gọi là hợp chất hữu cơ, có vai trò thiết yếu cho sự sống và phát triển. Số lượng của chúng lớn hơn nhiều so với số lượng hợp chất vô cơ và được ứng dụng trong hầu hết các lĩnh vực phục vụ đời sống con người. Vậy hợp chất hữu cơ là gì? Chúng có gì đặc biệt về cấu tạo so với chất vô cơ? Có những loại chất hữu cơ nào? Để trả lời cho các câu hỏi đó, chúng ta cùng vào bài học ngày hôm nay Bài 22 – Giới thiệu về hợp chất hữu cơ.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Khái niệm hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ
a. Mục tiêu: HS xây dựng được khái niệm hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ.
b. Nội dung: HS quan sát hình, đọc các thông tin trong SGK trang 103 – 104 và thực hiện yêu cầu ở mục hoạt động và mục câu hỏi và bài tập.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về đặc điểm chung về thành phần nguyên tố của phân tử hợp chất hữu cơ; khái niệm hóa học hữu cơ; chỉ ra được hợp chất hữu cơ dựa vào đặc điểm của công thức cấu tạo.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS quan sát Hình 22.1 SGK trang 103. - GV yêu cầu HS suy nghĩ, trả lời mục Hoạt động SGK trang 103: Quan sát công thức của các hợp chất hữu cơ phổ biến trong Hình 22.1 và cho biết đặc điểm chung về thành phần nguyên tố của các phân tử hợp chất hữu cơ là gì. - GV cung cấp cho HS khái niệm về hóa học hữu cơ. - GV giải thích sơ lược sự ra đời thuật ngữ hữu cư và chỉ ra sự khác biệt giữa sự hiểu biết cũ và mới về hợp chất hữu cơ: Năm 1806, nhà hóa học Jacob Berzelius (Thụy Điển) đưa ra thuật ngữ “hóa học hữu cơ” khi nghiên cứu các hợp chất có nguồn gốc sinh vật. Tại thời điểm đó, các nhà khoa học cho rằng các hợp chất hữu cơ chỉ được hình thành trong cơ thể sinh vật nhờ “lực sống”. Năm 1828, nhà hóa học người Đức Friedrich Wӧhler tổng hợp thành công chất hữu cơ urea từ chất vô cơ thì thuật ngữ “hóa học hữu cơ” bắt đầu được hiểu như hiện nay. - GV tổ chức cho HS vận dụng kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi mục Câu hỏi và bài tập (SGK trang 104): Cho các hợp chất: C6H6, H2SO4, C6H12O6, H2CO3, CaCO3, KNO3, C2H4, NaOH, Al2O3, CH3Cl, CH3OH. Hãy sắp xếp các hợp trên thành hai nhóm: nhóm 1 gồm các hợp chất hữu cơ và nhóm 2 gồm các hợp chất vô cơ. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát hình, đọc thông tin trong SGK, suy nghĩ để trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. * Trả lời câu hỏi Hoạt động: Các chất này đều chứa nguyên tố carbon. * Trả lời Câu hỏi và bài tập: + Nhóm 1: C6H6, C6H12O6, C2H4, CH3Cl, CH3OH. + Nhóm 2: H2SO4, H2CO3, CaCO3, KNO3, NaOH, Al2O3. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá câu trả lời của HS, đưa ra kết luận về khái niệm hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ. - GV chuyển sang nội dung mới. | I. Khái niệm hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ - Hợp chất hữu cơ: là hợp chất của carbon, trừ carbon monoxide, carbon dioxide, các muối carbonate,… - Một số hợp chất hữu cơ có trong thực phẩm: - Hóa học hữu cơ: ngành khoa học chuyên nghiên cứu về các hợp chất hữu cơ, là một chuyên ngành của ngành Hóa học.
|
Hoạt động 2. Công thức phân tử và công thức cấu tạo
a. Mục tiêu: HS phân biệt được công thức phân tử và công thức cấu tạo; nêu được tầm quan trọng của công thức cấu tạo trong hóa học hữu cơ; viết được công thức cấu tạo đầy đủ và thu gọn.
b. Nội dung: HS quan sát hình ảnh về công thức phân tử và công thức cấu tạo của hợp chất hữu cơ, đọc thông tin trong SGK trang 104 – 105 và trả lời các câu hỏi trong phiếu bài tập.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về cách xác định công thức phân tử và công thức cấu tạo; nêu được tầm quan trọng của công thức cấu tạo trong hóa học hữu cơ; viết được công thức cấu tạo đầy đủ và thu gọn.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||
Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành 4 nhóm. - GV yêu cầu các nhóm đọc thông tin trong SGK, thảo luận để hoàn thành câu hỏi trong Phiếu bài tập và câu hỏi mục Hoạt động trong SGK trang 105 (trong Phiếu bài tập). - GV cung cấp thêm cho HS kiến thức về liên kết cộng hóa trị trong phân tử hợp chất hữu cơ. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin trong bài để thực hiện yêu cầu của GV. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết); ghi lại những HS tích cực, những HS chưa tích cực để điều chỉnh. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 2 - 3 HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có) (Đính kèm bên dưới hoạt động). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá câu trả lời của HS, đưa ra kết luận về mục đích sử dụng của công thức phân tử và công thức cấu tạo. - GV chuyển sang nội dung mới. | II. Công thức phân tử và công thức cấu tạo
- Mục đích nghiên cứu công thức cấu tạo: hiểu rõ mối liên hệ giữa cấu tạo và tính chất của hợp chất hữu cơ. - Trong công thức cấu tạo: + Liên kết đơn ( – ): liên kết cộng hóa trị giữa hai nguyên tử bằng một cặp electron dùng chung. Ví dụ: Trong C2H6, liên kết giữa các nguyên tử đều là liên kết đơn. + Liên kết đôi ( = ): liên kết cộng hóa trị giữa hai nguyên tử bằng hai cặp electron dùng chung. Ví dụ: Trong C2H4 có một liên kết đôi C=C. - Cách viết công thức cấu tạo dạng thu gọn: viết gộp nguyên tử hydrogen vào nguyên tử liên kết với nó thành từng cụm. |
PHIẾU BÀI TẬP CÔNG THỨC PHÂN TỬ VÀ CÔNG THỨC CẤU TẠO Họ và tên: Lớp: Câu 1: Bảng sau cho biết công thức phân tử và công thức thu gọn của hợp chất hữu cơ có tên gọi là ethane. Theo em, công thức nào cho biết trật tự, cách thức liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử? ….…………………………………………………………………………………………….… Câu 2: Trong phân tử ethane, hydrogen và carbon có thể liên kết với những nguyên tử nào? ….…………………………………………………………………………………………….……… Câu 3: Loại công thức nào dùng để biết thành phần nguyên tố, số lượng nguyên tử của mỗi nguyên tố trong phân tử? Từ đó, hãy cho biết thành phần nguyên tố, số lượng nguyên tử có trong ethane. ….…………………………………………………………………………………………….…… Câu 4: Vì sao cần phải quan tâm đến công thức cấu tạo của hợp chất hữu cơ? ….…………………………………………………………………………………………….…… Câu 5: Quan sát hai loại công thức cấu tạo sau, chỉ ra cách viết công thức cấu tạo dạng thu gọn từ công thức cấu tạo dạng đầy đủ. ….…………………………………………………………………………………………….…… Câu 6: Quan sát Hình 22.2.
1. Em hãy cho biết trong các công thức từ (1) đến (6), công thức nào là công thức phân tử và công thức nào là công thức cấu tạo? 2. Hãy viết các công thức cấu tạo đầy đủ ở Hình 22.2 dưới dạng thu gọn. 3. So sánh công thức phân tử của: a) hợp chất (2) và (3). b) hợp chất (5) và (6). Em có kết luận gì về công thức phân tử và công thức cấu tạo của các hợp chất được so sánh? ….…………………………………………………………………………………………….…… |
-----------------------------------
------------------- Còn tiếp -------------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Khi đặt nhận được những gì?
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: 15 - 20 phiếu
- Ít nhất 5 đề thi theo mẫu mới. Có đủ: ma trận, thang điểm, đáp án...
- Giáo án đồng bộ word + PPT: Đủ kì I
- Sau đó, sẽ được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Phí giáo:
- Giáo án word: 350k/học kì - 400k/cả năm
- Giáo án powepoint: 450k/học kì - 500k/cả năm
- Trọn bộ word + PPT: 700k/học kì - 800k/cả năm
=> Chỉ gửi 350k. Tải giáo án về dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 15 ngày sau mới gửi số phí còn lại
Cách đặt:
- Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Xem toàn bộ: Giáo án hoá học 9 kết nối tri thức đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 9 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án toán 9 kết nối tri thức
Giáo án đại số 9 kết nối tri thức
Giáo án hình học 9 kết nối tri thức
Giáo án khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức
Giáo án hoá học 9 kết nối tri thức
Giáo án vật lí 9 kết nối tri thức
Giáo án sinh học 9 kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Lắp đặt mạch điện trong nhà kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm kết nối tri thức
Giáo án lịch sử và địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án lịch sử 9 kết nối tri thức
Giáo án địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án công dân 9 kết nối tri thức
Giáo án tin học 9 kết nối tri thức
Giáo án mĩ thuật 9 kết nối tri thức
Giáo án âm nhạc 9 kết nối tri thức
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 kết nối tri thức
Giáo án thể dục 9 kết nối tri thức
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 9 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án powerpoint ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint toán 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint đại số 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hình học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Sinh học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hoá học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint vật lí 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Lắp đặt mạch điện trong nhà kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm kết nối tri thức
Giáo án powerpoint lịch sử và địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint lịch sử 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint công dân 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint tin học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint mĩ thuật 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint âm nhạc 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 kết nối tri thức
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 9 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án dạy thêm ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án dạy thêm toán 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint toán 9 kết nối tri thức